Hình thành các giải pháp từ ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020_luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (Trang 61)

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai, chúng ta đã thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở này, tác giả xây dựng ma trận SWOT để từ đó xây dựng các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

Bảng 3.1: Ma trận SWOT của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

Ma trận kết hợp (SWOT)

Các cơ hội (O)

1. Kinh tế-chính trị-xã hội ổn định. 2. Số lượng doanh nghiệp lớn.

3. Số hộ nông dân có thu nhập cao rất lớn.

4. Thị trường tiềm năng lớn

5. Sự phát triển ngày càng mạnh của thị trường tài chính.

6. Hệ thống luật pháp Việt Nam ngày càng hoàn thiện

7. Quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực.

8. Sự phát triển của các ngành phụ trợ. 9. Sự phát triển khoa học công nghệ

Các thách thức (T)

1. Thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. 2. Cạnh tranh trong ngành tăng

3. Cạnh tranh giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác.

4. Sự ảnh hưởng của thị trường tài chính-tiền tệ thế giới.

5. Sự phát triển của khoa học và công nghệ (gây áp lực cải tiến công nghệ)

Các điểm mạnh (S)

1. Thương hiệu có uy tín 2. Năng lực tài chính tốt

3. Chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt 4. Vị trí, cơ sở vật chất tiện nghi 5. Năng lực quản lý, tầm nhìn Ban lãnh đạo.

6. Nguồn nhân lực có kinh nghiệm lâu năm

7. Mạng lưới chi nhánh rộng 8. Cơ cấu tổ chức

9. Hệ thống CNTT hiện đại 10. Năng suất lao động khá

Kết hợp S-O:

1. S1, S2, S3, S5, S7 + O1, O2, O3, O4:

Giải pháp giữ vững và gia tăng thị phần.

2. S1, S2, S8 + O4, O5, O7

Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Kết hợp S-T:

1. S1, S3, S4, S5, S6 + T2, T3, T5

Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm

2. S3, S5, S7, S8 + T1, T2, T3

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Các điểm yếu (W) 1. Mức độ đa dạng sản phẩm dịch vụ còn thấp. 2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực còn rất hạn chế.

3. Công tác đào tạo huấn luyện còn yếu.

4. Khả năng cạnh tranh về giá còn yếu (dịch vụ huy động vốn).

5. Năng lực quản trị rủi ro còn yếu 6. Hoạt động marketing còn yếu 7. Hệ thống thông tin nội bộ còn yếu 8. Hoạt động nghiên cứu phát triển chưa được chú trọng

Kết hợp W-O:

1. W2, W3, W5, W7 + O7, O8, O9 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

3. W1, W6 + O4, O7, O8, O9

Giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển

Kết hợp W-T:

1. W2, W4, W5, + T3, T4, T5

Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

2. W5, W6, W8 + T2, T3, T4, T5

Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ

Phân tích ma trận SWOT của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai, ta thấy có 4 nhóm giải pháp, với tổng cộng 8 giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012 đến 2020, cụ thể các giải pháp được liệt kê như sau:

Nhóm giải pháp điểm mạnh-cơ hội (S-O)

- Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức. - Giải pháp giữ vững và gia tăng thị phần.

Nhóm giải pháp điểm yếu-cơ hội (W-O)

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu phát triển.

Nhóm giải pháp điểm mạnh-nguy cơ (S-T)

- Giải pháp khác biệt hóa sản phẩm.

- Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

Nhóm giải pháp điểm yếu-nguy cơ (W-T)

- Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro. - Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020_luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)