Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020_luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (Trang 59)

Bảng 2.15: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội 0,09 4 0,36 2 Số lượng doanh nghiệp hoạt động ở Đồng Nai

khá lớn

0,08 3 0,24

3 Thị trường tiềm năng lớn 0,09 3 0,27

4 Số hộ nông dân có thu nhập cao rất lớn 0,07 2 0,14 5 Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn

thiện

0,08 3 0,24

6 Việt Nam hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực

0,08 4 0,32

7 Sự phát triển của các ngành phụ trợ 0,07 2 0,14 8 Mức độ cạnh tranh trong ngành NH ngày càng

gia tăng

0,08 3 0,24

9 Cạnh tranh giữa ngành NH và các định chế tài chính khác

0,06 2 0,12

10 Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao 0,08 3 0,24 11 Thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế 0,06 2 0,12 12 Sự ảnh hưởng ngày càng mạnh của TT tài chính

TT thế giới

0,08 2 0,16

13 Sự phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật và công nghệ

0,08 3 0,24

Tổng cộng: 1 2,83

(Nguồn: Khảo sát, xử lý và tổng hợp của tác giả)

Nhận xét: Với tổng số điểm 2,83- NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai đã lợi dụng được các cơ hội và ngăn chặn nguy cơ của môi trường bên ngoài ở mức Khá.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.

Tác giả đã trình bày lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai trong các năm 2009, 2010, 2011. Phân tích những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

Qua bảng ma trận các yếu tố bên trong cho thấy các yếu tố: thương hiệu có uy tín, năng lực tài chính, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp trong toàn tỉnh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, khả năng quản lý và tầm nhìn của Ban lãnh đạo… là những điểm rất mạnh của chi nhánh tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chi nhánh và các yếu tố như: chính sách phát triển nguồn nhân lực, hệ thống thông tin nội bộ, hoạt động nghiên cứu phát triển, công tác đào tạo huấn luyện…là những điểm còn yếu của chi nhánh.

Qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, cho thấy các yếu tố: Sự ổn định về kinh tế-chính trị-xã hội, thị trường tiềm năng lớn, số lượng doanh nghiệp hoạt động ở Đồng Nai khá lớn, số hộ nông dân có thu nhập cao rất lớn, mức độ cạnh tranh trong ngành NH ngày càng tăng…là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

Tác giả và các chuyên gia cũng đã xây dựng được ma trận hình ảnh cạnh tranh của chi nhánh, xác định được vị trí của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai trong bảng xếp hạng so với các đối thủ cạnh tranh, xác định được mặt mạnh như là: uy tín thương hiệu, năng lực tài chính, mạng lưới hoạt động rộng, lòng trung thành của khách hàng, thị phần lớn …là những lợi thế của chi nhánh so với những đối thủ cạnh tranh và chính những yếu tố này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh, và mặt yếu của chi nhánh so với đối thủ cạnh tranh như là: sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động tín dụng còn yếu, hoạt động marketing còn yếu, hệ thống thông tin nội bộ còn yếu…chi nhánh cần phải hoàn thiện các yếu tố này để nâng cao năng lực cạnh tranh.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020_luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)