Với những phân tích và đánh giá ở trên, luận án có những kết luận và đã xác định được phạm vi nghiên cứu của luận án
- Thủy tinh lỏng dính kết các hạt cát (trong khuôn và ruột) có thể được đóng rắn bằng cách làm thay đổi pH hoặc bằng sự khử nước vật lý hoặc bằng sự kết hợp của cả 2 cơ chế trên và sản phẩm cuối cùng sau đóng rắn đều là gel silisic.
- Mô đun của thủy tinh lỏng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới khả năng hút ẩm của hỗn hợp làm khuôn sử dụng chất dính thủy tinh lỏng. Mô đun của thủy tinh lỏng càng cao thì khả năng hút ẩm của hỗn hợp khuôn càng giảm.
- Hỗn hợp khuôn sử dụng chất dính thủy tinh lỏng đạt độ bền cao nhất khi nung ở khoảng nhiệt độ từ 800 – 1000oC. Nếu nhiệt độ nung cao hơn 1000o
C thì quá trình chuyển biến cristobalít từ thạch anh có trong chất dính và vật liệu chịu lửa sẽ làm giảm độ bền của khuôn.
- Sự chuyển biến thù hình của thạch anh ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng khuôn khối đúc, chuyển biến thù hình ở thạch anh kéo theo sự thay đổi thể tích của nó. Khi sự giãn nở này vượt quá giới hạn cho phép thì nó sẽ gây ra nứt khuôn và làm giảm độ bền của khuôn khối. Sự có mặt của ziếc côn trong hỗn hợp sẽ làm giảm ảnh hưởng do sự giãn nở nhiệt của thạch anh gây ra.
- Gel silic mất nước dễ nứt làm giảm bền cho hỗn hợp khuôn gốm, khi có mặt của nước mật mía với thành phần chính là saccharose có cấu trúc mạch thẳng sẽ làm giảm khả năng nứt ở gel silic.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu xác định cơ chế hình thành độ bền của thủy tinh lỏng mô đun cao bằng thực nghiệm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mô đun thủy tinh lỏng và nhiệt độ nung tới các tính chất của khuôn gốm. Mỗi loại mô đun của thủy tinh lỏng (3; 3,5; 4; 4,5; 5) tương ứng với 4 nhiệt độ nung khác nhau (850, 900, 950, 1000o
C).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ trọng thủy tinh lỏng và tỷ lệ pha trộn bột chịu lửa ZrSiO4/SiO2 tới các tính chất của khuôn gốm. Trong nghiên cứu này, tỷ trọng của thủy tinh lỏng thay đổi từ 1,27 – 1,38 g/cm3. Mỗi tỷ trọng tương ứng với 5 tỷ lệ pha trộn bột chịu lửa khác nhau ZrSiO4/SiO2 = 30/70 ; 40/60; 50/50; 60/40; 70/30.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất dính thủy tinh lỏng tới tính chất của khuôn gốm. Hàm lượng chất dính thay đổi trong khoảng từ 23 – 27%.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng nước mật mía tới các tính chất của khuôn gốm sử dụng chất dính thủy tinh lỏng. Hàm lượng mật mía thay đổi từ 1 – 9% khối lượng chất dính.
- Nghiên cứu xác định hệ số giãn nở nhiệt của mẫu khuôn gốm sử dụng thành phần bột chịu lửa khác nhau (ZrSiO4/SiO2 = 30/70; 60/40 và 70/30).
- Nghiên cứu xác định hệ số khuếch tán nhiệt độ và độ dẫn nhiệt của mẫu khuôn gốm. - Đúc thử nghiệm.
CHƢƠNG 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU