I. Cơ sở hoàn thiện chung:
1. Sử dụng tài khoản 009:
Cần có sự hướng dẫn đầy đủ và thống nhất về việc sử dụng tài khoản 009 để giúp doanh nghiệp xác định được chính xác nguồn vốn khấu hao cơ bản để có kế hoạch xây dựng, mua sắm TSCĐ,để phân tích tình hình sử dụng vốn và cơ cấu vốn trong doanh nghiệp.
Phần giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã thanh lý hoặc nhượng bán nếu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải ghi đơn Nợ tài khoản 009, việc khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ cũng chỉ ghi đơn Nợ tài khoản 009 của những TSCĐ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Khi hạch toán TSCĐ chuyển thành công cụ lao động thì phần ghi giảm giá trị còn lại phải ghi đơn Nợ tài khoản 009 nếu TSCĐ đó thuộc nguồn vốn chủ sở hữu như trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
2.hạch toán tài sản chuyển thành công cụ dung cụ:
Rêng đối với phần này thì, do bộ tài chính đã có những quy định cụ thể trong việc chuyển tài sản thành cộng cụ dụng cụ chính vì vậy phần còn lại thực hiện như thế nào ?.. có đúng quy chế hay không là tùy thuộc vào năng lực của đội ngũ kế toán trong từng doanh nghiệp chính vì thế hơn lúc nào hết các doanh nghiệp phải quan tâm trực tiếp đến việc đào tạo đội ngũ kế toán tốt để có thể đảm bảo được tình hình và nhu càu đòi hỏi của công việc trong hiện tại cũng như trong tương lai đặc biệt là trong tình hình hiện nay khi mà xu thế hội nhập quếc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ như hiện nay
Kết luận
Có thể nói qua những phân tích ở trên chúng ta đã có cái nhìn tổng thể về chế độ kế toán khấu hao TSCĐ nước ta hiện nay, thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán khấu hao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đã thấy được một số bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện chế độ khấu hao TSCĐ tại các doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, vì các chuẩn mực kế toán được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở nguyên tắc khách quan mà việc tính khấu hao lại mang tính chủ quan. Do đó để có một chế độ kế toán khấu hao TSCĐ thống nhất và phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, từng yêu cầu của nhà quản lý doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý của nhà nước là một điều hết sức khó. Nhưng nó cũng không có nghĩa là sẽ không làm được. Qua trên ta thấy, để làm được điều này chúng ta nên thực hiện kịp thời và nhanh chóng các biện pháp khắc phục theo các hướng đã nêu ra ở trên. Tuy đó chỉ là những ý kiến chủ quan và chưa đầy đủ do hạn chế về trình độ và kinh nghiệm thực tế, nhưng em hi vọng nó cũng có ích cho việc xây dựng và hoàn thiện công tác kế toán khấu hao TSCĐ tại các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Nghiêm Văn Lợi đã hướng dẫn để em có thể hiểu sâu hơn về đề tài và hoàn thành đề án này.
Hà Nội Ngày 30 Tháng 06 Năm 2003
Tài liệu tham khảo
1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – NXB Tài chính, Hà Nội, 2002 2. Giáo trình Kế toán quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002
3. Cẩm nang nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán trưởng DN. 4. Tạp chí kinh tế và phát triển
5. Tạp chí kế toán 6. Tạp chí tài chính
Mục lục
Tên đề mục Trang
Lời nói đầu 1
Phần nội dung 2
Phần 1.Lý luận chung về TSCĐ trong DN 2
I.k/n ,đặc điểm ,vai trò ,của TSCĐ 2
II. Phân loại TSCĐ 2
III.Xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ 3
Phần 2. Khấu Hao TSCĐ trong Doanh nghiệp 6
I.Hao Mòn và Khấu Hao 6
II. ý nghĩa của tính Khấu Hao 6
III.Phương pháp tính Khấu Hao 7
A.Quốc Tế 7
B.Việt Nam 8
IV.Những quy định về quản lý và tính Khấu Hao 11 V.Phương pháp hạch toán Khấu Hao TSCĐ 11
1.Tài khoản sử dụng 11
2.Phương pháp hạch toán 12
3.Hình thức ghi sổ kế toán 14
Phần 3. Những bất cập và phương hướng hoàn thiện trong cách tính và kế toán khấu hao TSCĐ
17
A. Những Bất cập 17
* Tính Khấu hao 17
* Kế toán Khấu Hao 20
B. Phương hướng hoàn thiện 21
* Tính Khấu Hao 21
* Kế toán Khấu Hao 23
Phần kết luận 25