I. Cơ sở hoàn thiện chung:
2. Nên đưa giá trị thu hồi vào công thức xác định mức khấu hao.
Như đã phân tích ở trên, thiết nghĩ ta cũng nên đưa giá trị thu hồi vào công thức tính toán xác định và trích khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên việc ước tính giá trị thu hồi như thế nào cho hợp lý lại là vấn đề cần nghiên cứu kỹ và cần có sự chỉ đạo hướng dẫn của các cơ quan chức năng Nhà nước. Nếu chỉ tiêu giá trị thu hồi được đưa vào công thức thì công thức xác định mức khấu hao sẽ là:
=
Số lượng cũng như tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn sử dụng được trong các doanh nghiệp ngày càng cao điều đó chứng tỏ phương pháp khấu hao đang được áp dụng và việc tổ chức công tác kế toán để xác định mức khấu hao là chưa phù hợp. Nhiệm vụ của các nhà quản trị là làm sao cho thời gian sử dụng TSCĐ ước tính để trích khấu hao càng sát với thời gian sử dụng thực tế càng tốt. Trong tương lai nếu giải pháp trên được áp dụng thì nó sẽ góp phần giảm thiểu số lượng TSCĐ có giá trị còn lại bằng không ở trong các doanh nghiệp.
Với những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá mà vẫn còn đang sử dụng để quản lý và khai thác có hiệu quả tốt, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nội dung sau:
• Tổ chức kiểm kê đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã khấu hao hết. Nếu tài sản còn sử dụng tốt thì phải tăng cường quản lý hiện vật, tăng công suất sử dụng, sớm có kế hoạch thay thế.
• Nhượng bán, thanh lý những tài sản đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng kém để tránh nguy cơ mất an toàn lao động (do chúng không đảm bảo chất lượng), mất cơ hội đầu tư trang thiết bị có công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến.
• Trong báo cáo thuyết minh tài chính hàng năm phải đưa nội dung phản ánh thực trạng về mặt kỹ thuật, công nghệ, tính năng tác dụng của những TSCĐ đã khấu hao hết nguyên giá hiện có tại doanh nghiệp, phân tích đánh giá hiệu quả của việc tiếp tục sử dụng hay không sử dụng những tài sản này để có quyết định kịp thời.
3.Về giá trị phải khấu hao và thời gian sử dụng của TSCĐ:
Giá trị khấu hao của TSCĐ phải được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho đơn vị. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cần quan tâm tới các nhân tố sau:
• Mức độ sử dụng ước tính của đơn vị đối với TSCĐ thông qua công suất hoặc sản lượng ước tính.
• Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản như: số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của đơn vị đối với tàI sản và việc bảo quản tài sản trong những thời kỳ không sử dụng tài sản.
• Hao mòn vô hình phát sinh trong việc thay đổi hay cải tiến dây chuyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra.
• Gới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hợp đồng của những tài sản thuê.
Phương pháp khấu hao do đơn vị áp dụng phải nhất quán trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản thì đơn vị mới được thay đổi phương pháp khấu
hao. Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao cần được xem xét lại ít nhất là cuối mỗi năm tài chính.
Nhìn chung để có thể hoàn thiện được hệ thống chuẩn mực kế toán thì các cơ quan chức năng cần có sự thường xuyên kiểm tra, giám sát và hướng dẫn một cách