Mặc dù có tỷ trọng công nghiệp lớn song Vĩnh Phúc vẫn là tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển, phần lớn dân số của tỉnh tham gia sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các khu vực nông thôn như các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch...và hiện nay môi trường ở các khu vực này ngày càng
46
bị ô nhiễm nặng nề với nguyên nhân chính là do chất thải từ hoạt động chăn nuôi và trồng trọt ngày càng tăng mà không được thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường.
a) Nước thải từ hoạt động trồng trọt
Nước thải trồng trọt phát sinh chủ yếu từ lượng nước tưới hồi quy. Nước tưới nông nghiệp cho chảy tràn tự nhiên và sau đó tập trung về hệ thống sông suối. Lượng nước hồi quy này là rất lớn và kéo theo một lượng lớn các chất ô nhiễm từ hoạt động bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…Việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng năng suất cây trồng, tuy nhiên nếu không được sử dụng một cách hợp lý sẽ để lại hậu quả xấu cho môi trường.
Hiện nay, tập quán sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người dân, nên dẫn tới việc sử dụng sai liều lượng (thường có liệu lượng cao hơn rất nhiều), sử dụng sai chủng loại gây nên sự dư thừa, sự phản tác dụng và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường. Lượng phân bón bị rửa trôi, lượng dư thuốc bảo vệ thực vật là rất độc hại với sinh vật thủy sinh và đặc biệt HCBVTV rất bền vững trong môi trường. Bên cạnh đó, sự quản lý của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, nên xảy ra nhiều trường hợp cố tình lạm dụng để nâng cao năng suất vì mục đích kinh tế. Ước tính, toàn tỉnh sử dụng hơn 70.000 tấn/năm phân bón hóa học các loại, trong đó phân ure khoảng 25.000 tấn; phân lân và NPK hơn 35.000 tấn; phân kali hơn 10.000 tấn. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trung bình là 3 kg/ha/năm trong đó thuốc trừ sâu chiếm 68,33%, thuốc trừ bệnh 15,5%, thuốc trừ cỏ là 11,7% và lượng này sẽ còn tăng trong tương lai.
b) Nước thải từ hoạt động chăn nuôi
Bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi đang trở nên quan trọng hơn. Những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh đang có những bước tăng trưởng khá và có cơ cấu dịch chuyển tích cực: đàn trâu giảm, đàn bò, đàn lợn có xu hướng tăng và đàn gia cầm thì giảm nhẹ. Hoạt động chăn nuôi đặc biệt tập trung ở khu vực nông thôn,
47
có tới 67% nông dân tham gia chăn nuôi, tuy nhiên quy mô chăn nuôi phổ biến chỉ là chăn nuôi nhỏ lẻ và hộ gia đình.
Song song với quá trình phát triển chăn nuôi, các vấn đề ô nhiễm môi trường cũng nảy sinh. Hoạt động chăn nuôi thải ra môi trường một lượng lớn chất thải như: phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa, nước cọ rửa chuồng trại, tắm rửa cho vật nuôi. Chất thải từ hoạt động chăn nuôi có đặc thù là chứa rất nhiều chất hữu cơ và có hàm lượng BOD5 và COD cũng như chất rắn lơ lửng (TSS) cao. Chất thải là thức ăn, trong đó có cả phụ gia, cũng có thể chứa chất gây ô nhiễm, đặc biệt do hàm lượng chất hữu cơ của chúng.
Hiện nay, nguồn thải này ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa có biện pháp thu gom và xử lý hợp lý nên đã và đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn ở khu vực nông thôn, tiềm ẩn nguy cơ gây ra dịch bệnh cho người và vật nuôi. Còn lại đa phần thải trực tiếp vào các thuỷ vực (sông, suối, ao, hồ...) thông qua hệ thống cống rãnh tạm bợ... Tuy vậy, việc kiểm soát các nguồn ô nhiễm này là rất khó khăn do qui mô nhỏ lẻ và phân tán theo hộ gia đình.
Chất lượng môi trường nước mặt ở khu vực thành phố, thị xã đang bị ô nhiễm hữu cơ ở mức cao hơn các khu vực khác, cụ thể tập trung chủ yếu ở thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Một mặt do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, mức sống người dân ở đây thường cao hơn, mặt khác khu đô thị còn là nơi thu hút một lượng lớn lao động từ nơi khác đến, gây quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các hệ thống thoát nước tại Vĩnh Yên và Phúc Yên đều đã cũ, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp không được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi được thải vào Đầm Vạc và sông Cà Lồ.
3.2.4. Nguồn gây ô nhiễm nƣớc mặt ở một số thủy vực chính
a) Đối với lưu vực sông Phan
Sông Phan có lưu vực rất rộng khoảng 800km2, chiếm hơn 60% diện tích cả tỉnh. Sông bắt nguồn từ sườn Nam dãy núi Tam Đảo chảy theo hướng Nam qua địa phận 24 xã thuộc các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên. Do chảy qua địa phận nhiều huyện nên sông Phan hàng ngày phải tiếp nhận 1 lượng lớn nước thải và rác thải từ khu dân cư, KCN, làng nghề. Một số KCN lớn mà sông
48
Phan chảy qua như: KCN Tam Dương I, II, KCN Khai Quang, KCN Bình Xuyên…các KCN này hầu hết đã đi vào hoạt động nhưng chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Ngoài ra sông Phan còn tiếp nhận nước thải ở 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Đây là địa bàn 2 huyện có nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi phát triển nhất ở tỉnh Vĩnh Phúc như: Làng nghề Thổ Tang là nghề chuyên chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm; Làng nghề Tề Lỗ nổi tiếng với nghề “ Mổ xe và độ xe” hoạt động của làng nghề đã làm nảy sinh các doanh nghiệp thu gom và tái chế Ácquy chì. Cứ thu gom được 600 tấn Ácquy thì thu được 300 tấn chì. Các doanh nghiệp này đều đang vi phạm quy định về thu gom và tài chế Ácquy chì; Làng nghề thu mua và tái chế nhựa phế thải ở thôn Đồng Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc theo thống kê mỗi tháng làng nghề này tái chế từ 15.000 đến 20.000 tấn nhựa phế thải do đó lượng nước thải nguy hại thải ra môi trường rất lớn.
b) Đối với lưu vực sông Cà Lồ
Sông Cà Lồ chảy qua địa phận 5 huyện, 1 thị xã. Nhân dân hai bên bờ sông thường xuyên đổ rác thải sinh hoạt và nước thải xuống sông, ngoài ra còn có nước thải và rác thải của các làng nghề, nhà máy, xí nghiệp dọc hai bên bờ sông. Điển hình một số nguồn gây ô nhiễm sông Cà Lồ như sau:
- Ở xã Thổ Tang mỗi ngày có cả chục mét khối rác thải rắn và hàng chục mét khối nước thải sinh hoạt từ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm và phân gia súc được đổ xuống sông. Xã đã quy hoạch 6 bãi rác lộ thiên ngay trên bờ sông tuy nhiên những bãi rác này đều không hợp vệ sinh khi mưa xuống sẽ kéo theo rác thải trôi xuống sông.
- Ở xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên người dân đã tự ý khoanh vùng từng đoạn sông để nuôi cá hoạt động chăn nuôi này đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt trên sông.
- Ở xã Yên Lập, huyện Yên Lạc có làng nghề chuyên buôn bán tre gỗ, dân ngăn sông để ngâm tre gỗ, nước phân hủy vỏ cây, nhựa cây làm đen đặc cả một đoạn sông.
49
Ngoài ra, còn có hơn 10 doanh nghiệp công nghiệp hoạt động dọc 2 bên bờ sông điển hình chỉ có 3 doanh nghiệp có hệ thống xử lý nước thải. Còn lại là xả thải tự do vào sông. Điển hình gây ô nhiễm là nhà máy dệt len Latian. Nhà máy ông thép Việt – Đức.
3.3. Dự báo diễn biến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt theo thời gian
Nhìn chung, các thuỷ vực nước mặt trên địa bàn tỉnh đều đang bị ô nhiễm, đặc biệt là các thuỷ vực nước mặt thuộc khu vực đô thị, khu công nghiệp và một số thuỷ vực thuộc khu vực nông thôn- làng nghề. Môi trường nước mặt bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, amoni, chất rắn lơ lửng, Coliform... Mức độ ô nhiễm của các thuỷ vực nước mặt ở khu vực đô thị thường cao hơn hẳn so với các thuỷ vực ở khu vực sản xuất công nghiệp, nông thôn và làng nghề.
Nguyên nhân là do các thuỷ vực này phải tiếp nhận các loại nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định như nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước thải khu vực làng nghề và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong khu dân cư, nước thải các trung tâm y tế, bệnh viện và nước thải từ các khu, cụm công nghiệp... Ngoài ra, các thuỷ vực này còn phải tiếp nhận các loại chất thải rắn như: Rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn xây dựng... đây cũng là nguyên nhân chính đang tác động mạnh đến môi trường nước mặt. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt ngày càng tăng cao làm cho chất lượng nước ngày càng bị suy giảm.
Diễn biến chất lượng môi trường nước mặt của một số thuỷ vực chính trong 8 năm gần đây như sau :
50
* Đầm Vạc:
Đồ thị 3.9: Diễn biến một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc mặt tại Đầm Vạc
Qua đồ thị 3.9 cho thấy diễn biến nồng độ một số chất ô nhiễm đặc trưng trong môi trường nước mặt Đầm Vạc rất rõ:
- Đối với chỉ tiêu BOD: Từ năm 2002 – 2003 nồng độ BOD5 vượt TCCP ở mức thấp, nhưng đến năm 2004 vượt TCCP 1,5 lần và năm 2006 vượt TCCP từ 1,6 – 1,9 lần, năm 2007 vượt TCCP từ 1,6 - 5,2 lần (tăng khoảng 30mg/l), năm 2008 vượt TCCP từ 2,3 đến 2,67 lần, năm 2009 vượt TCCP 2,47 lần mức độ ô nhiễm có chiều hướng giảm rõ rệt ở các năm 2009 và 2010 tuy nhiên vẫn cao hơn mức TCCP.
- Đối với chỉ tiêu COD từ năm 2002 – 2004 vượt TCCP khoảng từ 1,2 – 1,4 lần và năm 2006 vượt TCCP từ 1,7 – 1,8 lần đến năm 2007, COD vượt TCCP từ 2 đến 5,2 lần, nồng độ tăng khoảng 25mg/l. Năm 2008 vượt TCCP 2,11 đến 2,67 lần, nồng độ ô nhiễm giảm so với năm 2007. Năm 2009 nồng độ ô nhiễm CODgiảm so với năm 2008 là 5,84 mg/l. Năm 2010 nồng độ ô nhiễm có chiều hướng giảm so với năm 2009 là 12,14 mg/l tuy nhiên vẫn ở mức cao hơn TCCP.
51
* Sông Phan:
Đồ thị 3.10: Diễn biến một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc mặt ở Sông Phan tại Tề Lỗ - Yên Lạc
Chất lượng nước sông Phan đã bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Chỉ tiêu BOD5 năm 2004 vượt TCCP 1,2 lần, năm 2006 vượt từ 1,7 – 2 lần, năm 2007 vựơt từ 1,9 – 2,3 (nồng độ tăng khoảng 10mg/l so với năm 2006). Năm 2008, vượt TCCP 1,7 đến 2,3 lần, mức độ tăng không đáng kể so với năm 2007. Năm 2009, 2010 mức độ ô nhhiễm đã giảm đi so với năm 2008, tuy mức giảm vẫn còn nhỏ nhưng đã có sự cuyển biến tích cực.
Chỉ tiêu COD cũng tương tự như chỉ tiêu BOD5. Năm 2002 – 2004 vượt TCCP từ 1,01 – 1,14 lần, năm 2006 vượt TCCP từ 1,8 – 2,04 lần. Năm 2007 mức độ ô nhiễm COD tăng lên rất cao và vượt TCCP từ 3,2 - 3,5 lần (nồng độ COD đã tăng 25 mg/l so với năm 2006). Năm 2008, vượt TCCP 2,69 đến 3,1, nồng độ tuy có giảm nhưng so cới các thuỷ vực khác vẫn còn tương đối cao và so với năm 2007 mức độ ô nhiễm đang có xu hướng giảm. Năm 2009, 2010 mức độ ô nhiễm COD vượt TCCP 1,72 lần, đã giảm đáng kể so với năm 2008.
52
Như vậy, qua kết quả đánh giá diễn biến và biểu đồ trên cho thấy: Các thông số ô nhiễm chủ yếu như BOD, COD trên lưu vực sông Phan biến động và tăng mạnh trong giai đoạn năm 2002 đến 2007 và giữ ở mức cao năm 2007 đến 2008 và đã giảm mạnh trong năm 2009 và 2010.
* Sông Cà Lồ:
Đồ thị 3.11: Diễn biến một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc mặt Sông Cà Lồ
Năm 2004 nồng độ BOD5 chỉ vượt TCCP so với mức A khoảng 1,12 lần, đến năm 2006 vượt so với mức A từ 1,4 – 1,7 lần và năm 2007 mức độ ô nhiễm vẫn tiếp tục tăng nhanh, thậm chí đã vượt so với mức B từ 1,2 - 2,5 lần . Năm 2008, vượt TCCP từ 1,25 đến 2,0 lần. Năm 2009 và 2010 nồng độ BOD5 đã giảm so với năm 2008. Bên cạnh đó chỉ tiêu COD cũng tương tự, từ năm 2002 – 2004 mới chỉ vượt so với mức A từ 1,02 – 1,04, năm 2006 vượt từ 1,1 – 1,77 lần so với mức A. Năm 2007, nồng độ COD trong nước tăng rất mạnh và đã vượt so với mức B từ 1,1 – 1,5 lần (tăng khoảng 64mg/l so với năm 2006). Năm 2008, vượt TCCP 1,5 đến 1,7 lần. Năm 2009 vượt TCCP 1,65 lần, đã giảm nhẹ so với năm 2008, năm 2010 thì giảm mạnh tuy nhiên vẫn cao hơn mức TCCP. Nhìn chung, các thông số ô nhiễm trên lưu vực sông Cà Lồ (vị trí cầu Lò Cang) tăng nhẹ trong giai đoạn 2002-
53
2006 và tăng đột biến trong năm 2006, 2007 và năm 2008- 2010 đã có dấu hiệu giảm.
* Hồ Đại Lải:
Đồ thị 3.12: Diễn biến một số chỉ tiêu môi trƣờng nƣớc mặt Hồ Đại Lải
Trong những năm qua nồng độ các chỉ tiêu này liên tục tăng và diễn biến xấu. Cụ thể là: từ năm 2002 – 2004 nồng độ BOD5 dao động từ 11 – 12 mg/l, năm 2006 dao động từ 13,5 – 15,5 mg/l và năm 2007 dao động từ 18,67 – 20,8, còn nồng độ COD tăng khoảng 7mg/l. Năm 2008, nồng độ các thông số ô nhiễm tiếp tục tăng nhẹ. Đến năm 2009 nồng độ BOD5 và COD của nước Hồ Đại Lải lại tiếp tục tăng tương đối nhanh so với năm 2008. COD vượt TCCP 1,91 lần, BOD5 vượt TCCP 1,04 lần. Năm 2009 nồng độ BOD và COD tăng đột biến đến năm 2010 thì có chiều hướng giảm nồng độ COD đã giảm dưới mức TCCP. Như vậy, nước hồ Đại Lải đã có dấu hiệu ô nhiễm và ngày càng diễn biến phức tạp. Hồ Đại Lải có vai trò quan trọng đối với khu du lịch sinh thái Đại Lải, tạo cảnh quan thiên nhiên, khu vui chơi nghỉ mát và điều dưỡng, vì vậy cần thiết phải có những biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn sự ô nhiễm ô trường nước hồ Đại Lải.
54
3.4. Kết quả đánh giá công tác QLMT và giải pháp PTBV nguồn tài nguyên nƣớc mặt tại tỉnh Vĩnh Phúc
3.4.1. Tình hình công tác QLMT
a) Về tổ chức QLMT
Công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước được kiện toàn và tăng cường. Năm 2003, ở cấp tỉnh khi chuyển chức năng tham mưu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường về Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ có 04 cán bộ (03 cán bộ trong biên chế và 01 cán bộ hợp đồng); ở cấp huyện, cấp xã chưa hình thành phòng chuyên môn hoặc có cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước về môi trường. Đến nay, về cơ bản hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở đã được kiện toàn:
- Ở cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường với 03 đơn vị trực thuộc, đó là: Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường và Quỹ Bảo vệ môi trường.
- Ở cấp huyện đã thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, các phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã bố trí được cán bộ có chuyên môn về môi trường.
- Ở cấp xã đã bố trí cán bộ địa chính, cán bộ y tế hoặc cán bộ văn hoá làm kiêm nhiệm công tác bảo vệ môi trường. Hầu hết các xã chưa hợp đồng được cán bộ