Nguồn thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại tỉnh vĩnh phúc nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 51)

Nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người. Vĩnh Phúc hiện có 7 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã đều là nơi tập trung dân cư đông đúc, trong khi đó cơ sở hạ tầng phát triển không theo kịp. Dân số tăng cùng

44

với mức sống được nâng cao đã tăng lượng chất thải ra môi trường. Mặt khác, nhu cầu về nhà ở không được đáp ứng sẽ làm nảy sinh các khu nhà tạm mất vệ sinh, làm nảy sinh tình trạng ô nhiễm.

Hệ thống cấp nước và thoát nước còn rất đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Hiện nay, nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn thành phố, thị xã được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm như Đầm Vạc (Thành phố Vĩnh Yên), Đầm Diệu (Thị xã Phúc Yên)...

Tuy nhiên, tại các khu vực có các hoạt động du lịch phát triển, bên cạnh lượng thải từ chính từ người dân, còn một lượng thải lớn từ các hoạt động dịch vụ đi kèm. Nước thải đổ trực tiếp ra sông, suối làm ô nhiễm nặng nguồn nước mặt, rác thải xả bừa bãi, không được thu gom hàng ngày, gây mất vệ sinh tới môi trường xung quanh. Chất lượng nước tại sông hồ gần với các khu du lịch có thể bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các khách sạn và các cơ sở du lịch nếu không thiết lập các hệ thống xử lý nước thải thích hợp. Trong khi đó, hầu hết Ban quản lý khu du lịch, khu danh thắng vẫn chưa quan tâm đến công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại tỉnh vĩnh phúc nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 51)