Cty sản xuất lụa tơ tằm Vikotex 4.50 3.053 6

Một phần của tài liệu Chuyển giá và quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 71)

Tổng cộng 10.750 7.986 143.706

Nguồn: Cục thuế tỉnh Lâm Đồng

Qua số liệu trên nhận thấy, (nếu tạm tính tỷ giá USD/VND là 1 USD = 20.000 VND), thì số lỗ lũy kế đến 31/12/2010 của 32 doanh nghiệp trên là 1.870,1 tỷ đồng, bằng 54,4% tổng vốn đầu tư (1.870,1 tỷ/3.437,2 tỷ); trong đó: lĩnh vực trồng, chế biến chè: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 của 15 doanh nghiệp là 1.017,2 tỷ đồng, bằng 50,5 % tổng vốn đầu tư (1.017,2 tỷ/2.014 tỷ); lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau hoa: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 của 15 doanh nghiệp là 709,1 tỷ đồng, bằng 58,7% tổng vốn đầu tư (709,1 tỷ/1.208,2 tỷ); lĩnh vực gia công may mặc: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 của 02 doanh nghiệp là 143,7 tỷ đồng, bằng 66,8% tổng vốn đầu tư (143,7 tỷ/215 tỷ). Đặc biệt có 9 doanh nghiệp có số lỗ lũy kế đến 31/1/2010 bằng hoặc vượt vốn đầu tư, là:

- Công ty TNHH Triệu Minh: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 142,8 tỷ, bằng 113,3% tổng vốn đầu tư (142,8 tỷ/126 tỷ);

- Công ty TNHH TFB Việt Nam: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 203,1 tỷ, bằng 109,2% tổng vốn đầu tư (203,1 tỷ/186 tỷ);

- Công ty TNHH Trường Thái Việt Nam: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 131,2 tỷ, bằng 107,5% tổng vốn đầu tư (131,2 tỷ/122 tỷ);

- Công ty TNHH Tri Sum: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 97,2 tỷ, bằng 113,4% tổng vốn đầu tư (97,2,2 tỷ/94 tỷ);

- Công ty TNHH hạt giống rau Lâm Đài: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 106,7 tỷ, bằng 114,8% tổng vốn đầu tư (106,7 tỷ/93 tỷ);

- Công ty TNHH Apollo Việt Nam: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 111,3 tỷ, bằng 113,5% tổng vốn đầu tư (111,3 tỷ/98 tỷ);

- Công ty TNHH Thụy Hồng Quốc tế: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 147,4 tỷ, bằng 120,6% tổng vốn đầu tư (147,4 tỷ/122,2 tỷ);

- Công ty TNHH Nova: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 71,7 tỷ, bằng 124,1% tổng vốn đầu tư (71,7 tỷ/57,8 tỷ);

- Công ty TNHH Chánh Vượng: lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là: 58,2 tỷ, bằng 99,8% tổng vốn đầu tư (58,2 tỷ/58,3 tỷ).

Qua số liệu trên, nhận thấy: các doanh nghiệp FDI thường xuyên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp lỗ gần hết vốn đầu tư, thậm chí có doanh nghiệp số lỗ vượt hơn vốn đầu tư, ngoài ra còn các khoản phải trả rất lớn... Như vậy, xét về khả năng tài chính không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh, nhưng thực tế các doanh nghiệp này vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và còn thuê thêm đất để đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh, mua sắm thêm tài sản cá nhân…

Cũng theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thể hiện các nguồn vốn bổ sung có nhiều dấu hiệu nghi vấn: các khoản người mua trả trước tiền hàng, cho vay của nhà nhập khẩu không tính lãi, không giới hạn thời gian trả - đây chính là khoản tài chính để các doanh nghiệp này tiếp tục hoạt động được bình thường.

Do đặc thù của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Lâm Đồng nên sản phẩm gần như xuất khẩu 100% về công ty mẹ (chủ đầu tư của doanh nghiệp FDI Việt Nam ở nước ngoài).

Từ thực tế nêu trên, qua phân tích nhận định các doanh nghiệp FDI đã thực hiện hành vi chuyển giá nhằm mục đích trốn thuế, như sau:

Đối với thiết bị, vật tư nhập khẩu: giá trị lớn nhưng chỉ nhập khẩu từ chính công ty mẹ hoặc khách hàng do công ty mẹ chỉ định;

Đối với hoạt động gia công hàng hóa: thực hiện theo hợp đồng với công ty mẹ ở nước ngoài: công ty mẹ chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng, chi phí vận tải và bảo hiểm quốc tế; đồng thời bao tiêu toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp tại Việt Nam theo giá do công ty mẹ chỉ định;

Đối với doanh thu xuất khẩu: phần lớn chỉ bán cho chính công ty mẹ hoặc cho khách hàng có mối quan hệ liên kết với công ty mẹ. Giá bán, đặc biệt là giá xuất khẩu, thấp hơn giá thành, dẫn đến nghịch lý: doanh thu phát sinh càng lớn thì doanh nghiệp càng lỗ nhiều;

Để đối phó với tình trạng lỗ liên tục, một số doanh nghiệp thay vì điều chỉnh giá bán (giá xuất khẩu) đúng với thực tế thì lại hạch toán không đầy đủ chi phí, như: giảm giá nguyên vật liệu đầu vào, không hạch toán đầy đủ chi phí tiền lương tiền công, bỏ ngoài sổ sách một số khoản chi phí... để cắt giảm giá thành sản phẩm nhằm mục đích giảm bớt lỗ hoặc kết quả kinh doanh có lãi (nhưng không đáng kể), dẫn đến cùng trong một kỳ kế toán nhưng giá thành cùng loại sản phẩm lại có sự khác biệt khá lớn giữa các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp FDI kê khai mẫu GCN-01/QLT ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 24/04/2010 của Bộ Tài chính về thông tin giao dịch liên kết nhưng chỉ mang tính đối phó và không phản ánh đúng với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh.

Qua nghiên cứu, phân tích các báo cáo tài chính thì nguyên nhân chính dẫn đến việc kê khai lỗ triền miên của các doanh nghiệp FDI là:

- Đối với các doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất chế biến chè và lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau hoa: Giá bán xuất khẩu chỉ bằng 13% đến 71% so với giá bán nội tiêu của các đơn vị có sản phẩm cùng chủng loại bán nội tiêu; và chỉ bằng 55% đến 66% giá thành sản xuất, chính vì vậy mới có nghịch lý: doanh nghiệp phát sinh doanh thu càng lớn thì kết quả kinh doanh lỗ càng nhiều.

- Đối với các doanh nghiệp gia công hàng hóa thì doanh thu thuần (chi phí gia công) chỉ bằng 90 – 92% giá thành (giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp), vì vậy nên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên lỗ.

Mặc dù số lỗ lũy kế của các doanh nghiệp này rất lớn, thậm chí một số doanh nghiệp lỗ lũy kế cao hơn vốn đầu tư và vốn chủ sở hữu trên sổ sách kế toán.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn tiếp tục duy trì sản xuất và mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Để hợp thức hóa nguồn tài chính tiếp tục kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụng các thủ đoạn:

- Họp hội đồng thành viên để điều chỉnh tăng vốn đầu tư;

- Ứng trước tiền hàng của bên nhập khẩu (là nhà đầu tư hay cũng chính là công ty mẹ);

- Vay vốn của người nhập khẩu, nhà đầu tư/công ty mẹ ở nước ngoài không tính lãi, không xác định thời hạn trả và trả vốn vay bằng hàng hóa;

- Chuyển tiền từ nhà đầu tư/Công ty mẹ vào tài khoản cá nhân là thành viên trong công ty đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; sau đó các cá nhân dùng khoản tiền này cho doanh nghiệp FDI tại Việt nam vay để hợp thức thức hóa hoạt động của doanh nghiệp;

Thực chất đây là những hành vi chuyển giá nhằm mục đích tối thiểu nghĩa vụ thuế TNDN của các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

2.3- Công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

2.3.1- Khái quát về Cục thuế tỉnh Lâm Đồng

Cục Thuế Lâm Đồng được thành lập theo Quyết định số 314/QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị là Chi cục thuế Công thương nghiệp Lâm Đồng, Phòng Thuế nông nghiệp và Phòng Thu quốc doanh - Quản lý tài chính doanh nghiệp (thuộc Sở Tài chính Vật giá Lâm Đồng).

Cục Thuế Lâm Đồng là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Quyết đinh số 108/2010/QĐ – BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế, Cục thuế Lâm Đồng gồm 656 cán bộ công chức; trong đó Văn phòng Cục gồm 138 cán bộ công chức được tổ chức thành 13 Phòng và 518 cán bộ công chức làm việc tại 12 Chi cục thuế thành phố, huyện trực thuộc.

Theo phân cấp quản lý, Văn phòng Cục thuế thực hiện quản lý thu thuế của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và có quy mô kinh doanh lớn. Các Chi cục thuế thực hiện quản lý thu của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và các hộ cá thể.

Bảng 2.2: Sơ đồ tổ chức Cục thuế Lâm Đồng Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng Khối Văn phòng Cục Khối Chi cục thuế Phòng Kiểm tra 1 Phòng Thanh tra Phòng Kiểm tra 2

Phòng Kê khai & kế toán thuế Phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Phòng Tổng hợp dự toán Phòng Quản lý Nợ & Cưỡng chế thuế Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân Chi Cục thuế Đức Trọng Chi Cục thuế TP Bảo Lộc Chi Cục thuế TP Đà Lạt Phòng Kiểm tra Nội bộ Phòng Tin học Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Hành chính Quản trị Chi Cục thuế Bảo Lâm Chi Cục thuế Lâm Hà Chi Cục thuế Di Linh Chi Cục thuế Đahuoai Chi Cục thuế Cát Tiên Chi Cục thuế Đam Rông Chi Cục thuế Đơn Dương Chi Cục thuế Đạ Teh Chi Cục thuế Lạc Dương Phòng Quản lý các khoản thu từ đất

Nguồn: Cục thuế tỉnh Lâm Đồng

Tính đến năm 2011, Lâm Đồng là một trong hơn 10 tỉnh trên cả nước có số thu ngân sách nhà nước đạt trên 3.000 tỷ một năm (năm 2012 kế hoạch giao 4.600 tỷ, năm 2013 dự kiến giao 5.550 tỷ). Trong những năm gần đây, Cục thuế Lâm Đồng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách được giao, tốc độ tăng trung bình vào khoảng 21%/năm.

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả thu ngân sách nhà nước từ năm 2008 - 2011 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dự toán Thực hiện % TH so với dự toán Dự toán Thực hiện % TH so với dự toán Dự toán Thực hiện % TH so với dự toán Dự toán Thực hiện % TH so với dự toán Tổng thu 1.540 1.758 114,2% 1.718 2.148 125,0% 1.859 2.450 131,8% 2.194 3.029 138,1% Trong đó: + DNNN trung ương 107 209 195,3% 184 270 146,7% 190 270 142,1% 288 341 118,4% + DNNN địa phương 108 97 89,8% 110 115 104,5% 110 141 128,2% 135 131 97,0% + DN có vốn ĐTNN 37 28 75,7% 29 35 120,7% 30 41 136,7% 48 103 214,6%

+ DN ngoài quốc doanh 720 702 97,5% 840 598 71,2% 780 772 99,0% 870 1.086 124,8%

+ Khác 568 722 127,1% 555 1.130 203,6% 749 1.226 163,7% 853 1.368 160,4%

Nguồn: Cục thuế tỉnh Lâm Đồng

2.3.2- Công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Đứng trước thực trạng kinh doanh thua lỗ triền miên của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn, năm 2011 Cục thuế Lâm Đồng đã triển khai Đề án chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI thuộc các ngành nghề: trồng, chế biến chè; sản xuất kinh doanh rau hoa và gia công sản phẩm may mặc. Trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm, Cục thuế sẽ tổng kết đánh giá và triển khai nhân rộng đối với tất cả các ngành nghề thuộc lĩnh vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Để triển khai thực hiện thành công Đề án, Cục thuế đã triển khai các bước công việc sau: đối với doanh nghiệp mới đầu tư, ngay năm đầu và năm

thứ hai đã phát sinh lỗ hoặc có phát sinh hoàn thuế phải tập trung giám sát, kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp giải trình nguyên nhân lỗ, xem xét kỹ về hoàn thuế đối với các doanh nghiệp này. Tương tự, với các doanh nghiệp lỗ nhiều năm và lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu cần phải rà soát lại một cách toàn diện, chuẩn bị thu thập thông tin, xây dựng phương án để thanh tra tòan diện đối với doanh nghiệp.

2.3.2.1- Công tác chuẩn bị:

a- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện:

Thực hiện công tác khảo sát, tổng hợp và phân tích.

- Thống kê các doanh nghiệp FDI thuộc các ngành nghề trồng, chế biến chè, sản xuất kinh doanh rau hoa và gia công sản phẩm may mặc trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chọn một số doanh nghiệp để khảo sát giá thành sản xuất, thị trường tiêu thụ, giá bán nội tiêu, giá xuất khẩu...

- Phân tích, đối chiếu giữa các đơn vị trên cùng địa bàn, ngành nghề, quy mô kinh doanh...

Tổ chức tập huấn kỹ năng thanh tra, kiểm tra về chống chuyển giá cho các cán bộ tham gia Đề án.

b- Thu thập thông tin, tạo dư luận xã hội:

- Thu thập thông tin thông qua các kênh:

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

+ Thông tin của cán bộ, công nhân viên đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp;

+ Thông tin của những tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế (mua – bán) với các doanh nghiệp FDI;

+ Các thông tin, tài liệu của các cơ quan có liên quan như: Chi cục Hải quan, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan an toàn thực phẩm, cơ quan đăng ký chất lượng hàng hóa...

+ Hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp; hồ sơ thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp.

- Tạo dư luận xã hội:

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đưa các tin, bài để tạo dư luận xã hội và ý kiến của các tổ chức cá nhân về việc bất bình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn; tạo sự đồng thuận trong cộng đồng các doanh nghiệp để tạo được tiếng nói chung, cùng đồng hành với ngành thuế;

+ Tranh thủ sự ủng hộ, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, đặc biệt là chỉ đạo của UBND tỉnh;

+ Phối hợp với Sở Tài chính điều tra, khảo sát giá thị trường của một số hàng hóa chủ yếu trên địa bàn, trên cơ sở đó Sở Tài chính ban hành thông báo giá thị trường một số mặt hàng chủ yếu trên địa bàn trong từng thời kỳ, để tham khảo xác định giá giao dịch thị trường, làm căn cứ ấn định giá mua, giá bán đối với các trường hợp kê khai không trung thực;

+ Thường xuyên đưa tin về tiến độ và kết quả thực hiện của các đoàn thanh tra, kiểm tra về chống chuyển giá;

+ Các báo, đài của tỉnh thường xuyên đưa tin, bài về giá cả thị trường một số mặt hàng chính, thiết yếu trên địa bàn (do Sở Tài chính cung cấp) để mọi người dân, doanh nghiệp tham khảo khi mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời phản ánh tuyên dương những cá nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, phê phán những cá nhân, cơ sở kinh doanh cố tình không thực hiện đúng các quy định;

c- Tổ chức tuyên truyền, đối thoại:

Tham mưu UBND tỉnh chủ trì đối thoại tập trung với tất cả các doanh nghiệp FDI nói rõ chủ trương ưu đãi của tỉnh đối với các nhà đầu tư cũng như trách nhiệm của nhà đầu tư khi tới đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam.

Đồng thời ngành thuế tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các doanh nghiệp theo phương pháp tập trung, từng nhóm hoặc riêng lẻ với các doanh nghiệp. Kết hợp giữa đối thoại với đấu tranh và vận động tuyên truyền... yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách pháp luật thuế; nêu những

Một phần của tài liệu Chuyển giá và quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)