000USD X 25% = 25 000USD

Một phần của tài liệu Chuyển giá và quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 37)

Nghĩa vụ thuế công ty của công ty S tăng lên là: 100 000 USD X 15% = 15 000 USD

Nghĩa vụ thuế tính chung của công ty P và công ty S giảm đi là: 25 000 USD - 15 000USD = 10 000 USD

1.3- Công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá

1.3.1- Vai trò của công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá

Như chúng ta đã phân tích, động cơ của hành vi chuyển giá không gì khác chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể của các tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia. Do vậy, vai trò của cơ quan thuế trong việc kiểm soát hoạt động chuyển giá là nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế; trên cơ sở đó chống thất thu cho ngân sách sách nhà nước.

1.3.2- Nội dung của công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá

1.3.2.1- Xác định giá thị trường của sản phẩm trong giao dịch liên kết

Để có thể đi đến kết luận một doanh nghiệp nào đó thực hiện chuyển giá với các bên liên kết, trước hết cần phải có “chuẩn” để làm cơ sở so sánh. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay cơ quan thuế các nước trên thế giới đều thống nhất sử dụng khái niệm “giá giao dịch thị trường khách quan”. Giá giao dịch thị trường khách quan (giá thị trường) được hiểu là giá giao dịch giữa các doanh nghiệp độc lập thực hiện trong điều kiện thương mại và tài chính hoàn toàn tuân thủ theo qui luật cung cầu của thị trường tự do. Xuất phát của việc sử dụng giá giao dịch thị trường khách quan để so sánh với giá giao dịch giữa các bên liên kết là dựa trên giả thiết rằng các giao dịch thực hiện giữa các bên liên kết không chịu tác động trực tiếp của qui luật cung cầu thị trường. Nói một cách khác, giá giao dịch giữa các doanh nghiệp trong một tập đoàn, công ty

(các bên liên kết) đã được bảo hộ như một thị trường nội bộ mà quyền lợi giữa các bên được điều chỉnh cho phù hợp với lợi ích của cả tập đoàn.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 20/04/2010 của Bộ Tài chính, “Giá thị trường” là giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao dịch kinh doanh trên thị trường giữa các bên không có quan hệ liên kết (các bên độc lập), hay nói cách khác giao dịch độc lập là giao dịch kinh doanh giữa các bên không có quan hệ liên kết.

1.3.2.2- Nguyên tắc so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập

Việc so sánh tính tương đương giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập phải tuân thủ theo các nguyên tắc phân tích, so sánh sau đây:

a- Nguyên tắc thứ nhất (quy định tại tiết 1.1 Khoản 1, Điều 4 Thông tư

66/2010/TT-BTC): So sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập được hiểu là việc so sánh giữa giao dịch liên kết với giao dịch độc lập hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp thực hiện giao dịch liên kết với doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế.

b- Nguyên tắc thứ hai (quy định tại tiết 1.2 Khoản 1, Điều 4 Thông tư

66/2010/TT-BTC): Giao dịch độc lập được chọn để so sánh là giao dịch được lựa chọn từ các giao dịch độc lập có tính chất và bối cảnh giao dịch (được gọi chung là điều kiện giao dịch) tương đương với giao dịch liên kết. Khi đó, giá sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh là căn cứ để xác định giá sản phẩm trong giao dịch liên kết theo các phương pháp xác định giá được quy định tại Điều 5 Phần B Thông tư 66/2010/TT-BTC.

c- Nguyên tắc thứ ba (quy định tại tiết 1.3 Điểm 1, Điều 4 Thông tư số

điều kiện giao dịch giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được chọn để so sánh không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau nhưng phải đảm bảo tính tương đương, không có các khác biệt gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Nếu điều kiện giao dịch của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập có khác biệt trọng yếu, doanh nghiệp phải phản ánh các khác biệt trọng yếu này theo giá trị tiền tệ làm cơ sở điều chỉnh, loại trừ khác biệt trọng yếu. Việc xác định tính tương đương khi so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập, và loại trừ khác biệt được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Phần B Thông tư 66/2010/TT-BTC.

d - Nguyên tắc thứ tư (quy định tại tiết 1.4 Điểm 1. Điều 4 Thông tư

66/2010/TT-BTC): Việc so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được thực hiện trên cơ sở từng giao dịch về từng loại sản phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp các giao dịch không thể tách biệt hoặc việc tách biệt từng giao dịch theo từng loại sản phẩm là không phù hợp với thực tiễn kinh doanh, doanh nghiệp có thể gộp chung nhiều giao dịch thành một giao dịch.

e- Nguyên tắc thứ năm (quy định tại tiết 1.5 Khoản 1, Điều 4 Thông tư

66/2010/TT-BTC): Khi lựa chọn giao dịch độc lập để so sánh, doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn giao dịch độc lập của chính doanh nghiệp với điều kiện giao dịch độc lập này không được tạo ra hoặc sắp đặt lại từ giao dịch liên kết.

g- Nguyên tắc thứ sáu (quy định tại Tiết 1.6, Điểm 1, Điều 4 Thông tư

66/2010/TT-BTC): Số lượng tối thiểu giao dịch độc lập được chọn để so sánh sau khi phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt trọng yếu được thực hiện như sau:

- 01 giao dịch: trong trường hợp giao dịch độc lập và giao dịch liên kết không có khác biệt trọng yếu;

- 03 giao dịch: trong trường hợp các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết có khác biệt nhưng doanh nghiệp có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu;

- 04 giao dịch: trong trường hợp các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết có khác biệt nhưng doanh nghiệp chỉ có thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu. Trong trường hợp này, việc loại trừ tiếp các khác biệt trọng yếu sẽ được thực hiện theo hướng dẫn về biên độ giá thị trường chuẩn tại Điểm 1.2 Khoản 1 Điều 5 Phần B Thông tư 66/2010/TT- BTC.

h- Nguyên tắc thứ bảy (quy định tại Tiết 1.7, Điểm 1, Điều 4 Thông tư

66/2010/TT-BTC): Trong trường hợp doanh nghiệp không thể lựa chọn được

giao dịch độc lập để so sánh theo 6 nguyên tắc nêu trên do tính chất duy nhất và đặc thù của giao dịch liên kết thì áp dụng một trong hai biện pháp sau:

h1- Biện pháp tổng hợp: Mở rộng phạm vi lựa chọn các giao dịch (hoặc doanh nghiệp) độc lập sang phân ngành kinh tế quốc dân (theo Danh mục ngành kinh tế quốc dân do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành) khác với phân ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động để so sánh với điều kiện các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch độc lập đó có chức năng hoạt động tương đương với doanh nghiệp. Trường hợp này, số lượng tối thiểu giao dịch độc lập hoặc doanh nghiệp độc lập được chọn để so sánh là 5 (năm) giao dịch hoặc doanh nghiệp.

Giao dịch độc lập được so sánh với giao dịch liên kết trong trường hợp này sẽ không loại trừ được toàn bộ khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến đơn giá sản phẩm hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất sinh lời giữa 02 giao dịch. Do vậy, cần thiết phải áp dụng hàm toán xác suất thống kê tứ phân vị hoặc hàm toán xác suất thống kê bách phân vị để xác định biên độ giá thị trường chuẩn.

h2- Biện pháp vận dụng số liệu giữa các kỳ: Đối với trường hợp doanh nghiệp không lựa chọn được giao dịch độc lập có điều kiện giao dịch tương đương với điều kiện giao dịch của liên kết để thực hiện phân tích, so sánh doanh nghiệp được phép vận dụng vào các giao dịch liên kết tương đương của kỳ khác (không quá 5 năm tính từ thời điểm phát sinh giao dịch liên kết) đã

được xác định lại theo giá thị trường, thực hiện điều chỉnh các khác biệt trọng yếu và sử dụng các căn cứ khách quan để điều chỉnh các giá trị kinh tế theo thời gian ( ví dụ: tỷ lệ tăng giá bình quân, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế) để làm căn cứ điều chỉnh mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của giao dịch liên kết cho phù hợp.

1.3.2.3- Các phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết áp dụng trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá

a- Các phương pháp xác định giá thị trường áp dụng tại Việt Nam (bao

gồm 5 phương pháp quy định tại Khoản 2, Điều 5 thông tư số 66/2010/TT-

BTC ngày 20/04/2010 của Bộ Tài chính):

a.1- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập

Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương pháp dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau.

Đây là phương pháp so sánh trực tiếp đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập với đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết. Vì vậy tiêu thức đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng là tiêu thức được ưu tiên xem xét.

Để áp dụng được phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thì sản phẩm chuyển giao trong giao dịch độc lập phải tương đương với sản phẩm trong giao dịch liên kết, có nghĩa là các sản phẩm này phải tương đối giống nhau (cùng chủng loại sản phẩm, được làm từ chất liệu tương đương nhau, có chất lượng sản phẩm tương đương nhau...). Đồng thời, điều kiện hợp đồng chuyển giao sản phẩm trong giao dịch độc lập thì phải tương đương với điều kiện hợp đồng chuyển giao sản phẩm trong liên kết. Khối lượng sản phẩm, thời hạn thanh toán, điều kiện bảo hành... đều có tính quyết định đến giá bán sản phẩm. Nếu sản phẩm được bán cho khách hàng với khối lượng càng lớn hoặc việc thanh toán tiền càng sớm thì giá bán càng giảm, hoặc nếu điều kiện giao

hàng tại kho của doanh nghiệp bán hàng (doanh nghiệp bán hàng không chịu chi phí vận chuyển và các rủi ro khác sau khi hàng xuất khỏi kho của doanh nghiệp) thì đơn giá bán sản phẩm sẽ thấp hơn đơn giá bán sản phẩm đối với trường hợp giao hàng tại kho doanh nghiệp mua hàng (doanh nghiệp bán hàng chịu chi phí vận chuyển hàng và các rủi ro khác cho hàng hóa vận chuyển từ kho doanh nghiệp bán hàng đến kho doanh nghiệp mua hàng).

Lưu ý:

* Đơn giá sản phẩm của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá trị thị trường chuẩn được tính toán từ tập hợp các đơn giá sản phẩm độc lập được lựa chọn để phân tích so sánh;

* Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập thường được áp dụng cho các trường hợp: các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu thông trên thị trường; các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ; cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết về cùng chủng loại sản phẩm.

a.2- Phương pháp giá bán lại

Phương pháp giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết.

Giá trị sản phẩm mua vào từ giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức sau:

Giá trị sản phẩm mua vào = [Dt – (Dt x td)] - Ck Trong đó:

- Dt: Doanh thu thuần;

- Ck: Chi phí khác có liên quan đến việc mua sản phẩm (ví dụ: chi phí vận chuyển, thuế, phí khâu nhập khẩu...) phát sinh ngoài phạm vi giao dịch liên kết.

- td: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần được xác định theo công thức:

Phương pháp giá bán lại không so sánh trực tiếp đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập với đơn giá sản phẩm tương ứng trong giao dịch liên kết mà so sánh thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần.

Phương pháp giá bán lại thường được áp dụng cho các trường hợp giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch vụ đơn giản và thương mại phân phối có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn, ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá trị sản phẩm.

a.3- Phương pháp giá vốn cộng lãi

Phương pháp giá vốn cộng lãi dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết.

Giá bán ra của sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định dựa trên công thức:

Giá bán ra = Z + (Z x tc) Trong đó:

- Z: Giá vốn ( hoặc giá thành) của sản phẩm được bán ra bao nhiêu gồm chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp;

Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo tính tương đương về số liệu giữa kế toán giao dịch độc lập được chọn để so sánh và giao dịch liên kết:

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần

Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Doanh thu thuần =

Z = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

- tc: Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn được tính theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận Doanh thu thuần - Z

gộp trên giá vốn Z

Cách tính lại Z căn cứ vào phương pháp giá vốn cộng lãi trong trường hợp doanh thu đã phản ánh theo giá thị trường:

Doanh thu thuần

1 + tc

Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung thì giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm bán ra làm căn cứ tính lợi nhuận gộp sẽ bao gồm toàn bộ chi phí này.

Phương pháp giá vốn cộng lãi không so sánh trực tiếp đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập với đơn giá sản phẩm tương ứng trong giao dịch liên kết mà so sánh thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn.

Trên cơ sở đơn giá mua sản phẩm từ bên độc lập và giá trị tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn phù hợp nhất để tính ra đơn giá bán cho bên liên kết. Do căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn, nên khi thực hiện phương pháp này, cần phân tích kỹ tiêu thức: chức năng hoạt động của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn của sản phẩm bán ra phản ánh mức lợi nhuận hợp lý tương ứng với chức năng hoạt động của các doanh nghiệp và điều kiện thị trường.

Phương pháp giá vốn cộng lãi thường được áp dụng cho các trường hợp:

- Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán ra cho các bên liên kết;

Một phần của tài liệu Chuyển giá và quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)