Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác tín dụng ngắn hạn tạ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quốc Oai (Trang 62)

hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai

2.3.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Cụ thể:

- Thứ nhất, quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.

Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích, đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích các biện pháp về bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo này khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án dự án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh khỏi khiếm khuyết.

56

lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được những yêu cầu hiện tại:

Tại ngân hàng, cán bộ tín dụng chưa được phân công một cách chuyên sâu, một cán bộ được phân công quản lý một số khách hàng. Đây là những khách hàng thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, sự phân chia như vậy chưa hợp lý vì không phát huy được hiệu quả của công tác thẩm định. Nếu mỗi cán bộ quản lý một loại hình kinh doanh sẽ giúp cho họ có thời gian tìm hiểu về loại hình này cũng như có điều kiện thuận lợi để so sánh tình hình hoạt động của các đơn vị cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu, hệ số kỳ này so với kỳ trước chứ chưa có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay rất khó có được tình hình hoạt động của một đơn vị khác cùng loại hình để tiến hành so sánh.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng phải cáng đáng luôn cả việc đánh giá tài sản thế chấp. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp phá mại tài sản vì cán bộ tín dụng chưa có những hiểu biết chuyên môn để có thể đánh giá chính xác giá trị tài sản dẫn đến ngân hàng có thể cho vay qua tỷ lệ an toàn.

Khâu thẩm định phương án vay, khâu thẩm định còn mang tính hợp lý hóa thủ tục. Cán bộ tín dụng đã lấy chính dự án mà doanh nghiệp trình ngân hàng vào trong tờ thẩm định của mình mà không xem xét các yếu tố với nhiều giác độ khác nhau như thời gian, hiệu quả kinh tế… chỉ là trên giấy tờ với cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Do khách hàng tìm mọi cách để vay vốn nhưng sản xuất kinh doanh chưa chắc đã đạt hiệu quả như báo cáo, vẫn phát

57 sinh tình trạng nợ quá hạn.

- Thứ ba, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý.

Trong công tác huy động vốn, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng vẫn có tỷ trọng tiền gửi dân cư cao trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy khả năng thu hút nguồn tiền của các tổ chức kinh tế còn nhiều hạn chế, mặc dù địa bàn huyện Quốc Oai là nơi có nhiều tổ chức kinh tế và nhu cầu gửi tiền của các tổ chức kinh tế là khá lớn.

2.4.2.2. Nguyên nhân những hạn chế

a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

- Một là, quy trình nghiệp vụ tín dụng bộc lộ nhiều điểm yếu, khâu thì thừa, khâu thì thiếu. Mặt khác do thực hiện quy chế giao dịch một cửa nên toàn bộ quy trình do cán bộ tín dụng thực hiện, dẫn đến việc đánh giá khách hàng còn phụ thuộc theo ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, tạo nhiều sơ hở trong quản lý tín dụng dẫn đến chất lượng những khoản tín dụng chưa cao.

- Hai là, trình độ của đội ngũ nhân viên còn nhiều bất cập, có nhiều cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận, phân tích thông tin còn nhiều hạn chế khiến cho công tác dự báo, dự đoán chưa được chuẩn xác. Mặt khác hoạt động tín dụng là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên không phải cán bộ tín dụng nào cũng am hiểu hết các lĩnh vực này nên việc đánh giá là chưa chính xác dẫn đến giảm chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ trình độ và kinh nghiệm trong công tác nên nhiều cán bộ tín dụng còn chấp hành quá máy móc các quy định của cấp trên, còn ít linh hoạt, sáng tạo và chủ động trong công việc.

- Ba là, tình trạng thiếu thông tin. Do việc thu thập thông tin khó khăn dẫn đến tình trạng thông tin không cân xứng, cán bộ tín dụng không nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên rủi ro gặp phải là rất lớn.

58

- Một là, Ngân hàng chưa có nhiều biện pháp và chính sách huy động vốn. Do vậy, chưa thu hút được hết nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Qua phân tích ở chương 2 thì có thể thấy rằng, trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, so với nguồn vốn trung dài hạn. Ngân hàng cần mở rộng thêm nguồn vốn ngắn hạn và duy trì tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn.

b. Nguyên nhân từ phía khách hàng:

- Một là, do hạn chế về vốn: khách hàng của chi nhánh phần lớn là các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô vừa và nhỏ và các hộ sản xuất tiềm lực tài chính còn yếu khi thua lỗ không có Nhà nước bảo hộ nên vấn đề vốn còn phụ thuộc lớn vào ngân hàng, mà khả năng quản lý vốn lại chưa tốt nên rất dễ dẫn tới rủi ro.

- Hai là, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế: Khi nền kinh tế phát triển

nhanh tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp mới ra đời, thì áp lực cạnh tranh là rất lớn. Với những doanh nghiệp nào mà năng lực quản lý kinh doanh, quản lý sản xuất…không tốt thì rất dễ bị loại bỏ. Và nếu ngân hàng không thẩm định một cách kỹ càng thì rủi ro cho ngân hàng là điều không thể tránh khỏi.

- Ba là, do thói quen làm ăn manh mún, cò con, chụp giật nên các khách

hàng chỉ thấy lợi trước mắt, tìm mọi cách vay được tiền, vay xong không có ý thức trả nợ… đã làm cho chất lượng những khoản tín dụng xấu đi rõ rệt.

c. Nguyên nhân khách quan:

- Một là, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng. Ngân hàng là

một ngành thu hút được rất nhiều sự quan tâm của xã hội. Rất nhiều ngân hàng thương mại được thành lập, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần và nhiều ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn và năng lực quản lý đã có chi nhánh ở nước ta, làm cho các ngân hàng thương mại nói chung, chi nhánh NHNo&PTNT nói riêng gặp nhiều khó khăn.

59

- Hai là, môi trường pháp lý không thuận lợi. Hệ thống văn bản pháp lý

chưa chặt chẽ và đồng bộ, nhiều khi còn quá chồng chéo và mâu thuẫn khiến cho việc thực hiện là rất khó khăn. Môi trường pháp luật tuy có nhiều cải đổi nhưng vẫn tạo nhiều khe hở cho khách hàng lợi dụng còn ngân hàng thì khó vận dụng khi thực hiện đòi nợ hoặc sử lý tài sản đảm bảo đối với khách hàng.

- Ba là, sự biến động của nền kinh tế. Môi trường kinh tế trong những

năm qua có nhiều biến động phức tạp, khó lường, ảnh hưởng rất lớn đến các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung, của NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai nói riêng. Mức lãi suất liên tục thay đổi, nhiều doanh nghiệp buộc phải tạm dừng sản xuất hoặc thu hẹp quy mô sản xuất gây ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

60

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT QUỐC OAI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH QUỐC OAI TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, NHNo & PTNT chi nhánh Quốc Oai luôn luôn hành động theo tôn chỉ: “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo đảm phương châm an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Năm 2020 là năm thứ 10 thực hiện đề án tái cơ cấu 2001-2010 của NHNo&PTNT Việt Nam, cũng không ngoại lệ, NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai đã kịp thời nắm bắt các mục tiêu, giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của thống đốc NHNN và định hướng cho hoạt động của mình năm 2010 như sau:

* Về mục tiêu chung:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, nghiên cứu mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm, đa dạng hình thức huy động vốn, đổi mới hoàn thiện phong cách giao dịch và công nghệ ngân hàng để tăng sức cạnh tranh.

- Chú trọng công tác đầu tư tín dụng đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giữ vững thị phần đáp ứng đầy đủ yêu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương. Phấn đấu tăng trưởng dư nợ lành mạnh, an toàn và hiệu quả đối với mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, phải quan tâm đến chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực thẩm định cho vay. Tiếp tục chọn lọc khách hàng, kiên quyết rút dần dư nợ đối với những khoản vay không có dấu hiệu an toàn.

- Mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng cường đổi mới chi nhánh, tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, tăng cường năng lực tài chính để đảm bảo hội nhập và cạnh tranh thắng lợi.

61 * Về mục tiêu cụ thể:

- Nguồn vốn huy động đến 31/12/2012 tăng 13% so với năm 2011. - Dư nợ tín dụng đến 31/12/2012 tăng 16% so với năm 2011. - Nợ xấu: Dưới 5%

- Quỹ thu nhập: đảm bảo đủ lương cho cán bộ công nhân viên.

Để thực hiện được các mục tiêu và hoàn thành kế hoạch năm 2012, NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai đã có những định hướng chủ yếu trong thời gian tới là:

* Về công tác huy động vốn:

- Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả mạng lưới huy động vốn hiện có, đồng thời tiếp tục mở rộng mạng lưới tại khu đô thị mới, các khu công nghiệp, các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, các dự án chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng để thu hút nguồn vốn trong dân cư, đảm bảo đủ cân đối vốn mở rộng cho vay.

- Có chiến lược khách hàng đối với những khách hàng có số lượng tiền gửi lớn, ổn định.

* Về đầu tư tín dụng:

- Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn.

- Tiếp tục chủ động phân loại khách hàng, đối tượng đầu tư để lựa chọn những phương án, dự án có hiệu quả, khách hàng có uy tín, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo an toàn vốn.

* Về chỉ đạo điều hành:

- Cần tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, sâu sát các mặt nghiệp vụ, có giải pháp cụ thể ở từng thời điểm và từng lĩnh vực quan trọng.

62

nghiệp vụ và tay nghề cho cán bộ nhân viên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học trong các nghiệp vụ của ngân hàng.

- Phối hợp chặt chẽ với công đoàn và các đoàn thể, đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2012.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN

DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT QUỐC OAI

3.2.1. Nhóm giải pháp trực tiếp

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn nói chung bao gồm những nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc một món vay. Ngân hàng cần chú trọng thực hiện những khâu cơ bản trong quy trình tín dụng, cụ thể là:

a. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý

Quy trình thẩm định và cho vay “một cửa” đã bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong đó, hạn chế lớn nhất là cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay đó là tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Để hạn chế nhược điểm, sau khi tham khảo quy trình cho vay ở một số ngân hàng trong khu vực, nên tách quy trình cho vay làm 2 bộ phận:

- Bộ phận quan hệ hệ khách hàng (front office): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay;

thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay.

- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay (back office): Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.

63

Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tín dụng ngắn hạn theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay ngắn hạn:

+ Character: Lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng, tín dụng ngắn hạn.

+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối với khoản vay.

+ Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác.

+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp. + Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức; cách phòng vệ.

Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

b. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các khoản vay

Hoạt động ngân hàng là hoạt động gắn bó hữu cơ với hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành kinh tế muốn phát triển, mở rộng quy mô thì phải bổ sung nguồn vốn bằng cách vay vốn ngân hàng. Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng. Vì vậy, các ngân hàng thương mại nói chung, NHNo&PTNT chi nhánh Quốc Oai nói riêng khi cho các doanh nghiệp vay vốn phải giám sát chặt chẽ quá trình

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quốc Oai (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)