Tình hình quản lý và sử dụng đất của xã Kim Chung

Một phần của tài liệu Công tác thu hồi, bồi thường đất đai và các chính sách trong giải phóng mặt bằng tại dự án htkt ngoài hàng rào 2 dự án thí điểm xây nhà cho công nhân khu công nghiệp bắc thăng long thuê; tại xã kim chung, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43)

2.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

Chính sách quản lý đất đai đã chú ý tới các mặt kinh tế, xã hội; bảo đảm hài hòa lợi ích của cấp quản lý, nhà đầu tư, và người sử dụng đất.

Việc khai thác, sử dụng đất đã đúng mục đích hơn, đã phát huy tốt được tiềm năng, nguồn lực đất đai vào phát triển của xã.

Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở xã đang dần đi vào ổn định.

Đã cơ bản hoàn thành thực hiện việc giao, cho thuê đất cho các hộ gia đình và các cá nhân sử dụng, góp phần vào sự ổn định xã hội, tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai từng bước công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng góp phần vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn xã.

Trật tự trong quản lý đất đai được thiết lập theo pháp luật, bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương, có chế tài nghiêm trong thực thi chính sách, pháp luật đất đai.

Những kết quả trên đây đã góp phần tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hiệu quả hơn, góp phần vào quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại đại phương. Diện tích đất dành cho đô thị, nhà ở xã hội, các công trình xã hội tăng nhanh, góp phần hình thành mạng lưới đô thị phân bố tương đối hợp lý trên toàn địa bàn xã. Ngân sách của địa phương thu từ đất đai tăng nhanh, diện mạo nông thôn được cải thiện, đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân liên quan đến đất đai cơ bản được bảo đảm.

Việc minh bạch, công khai và quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu dẫn đến tình trạng nhiều dự án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã lập xong trong nhiều năm nhưng vẫn không được triển khai thực hiện trên thực tế, nhiều khi không sát với kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; sự phối hợp của các ngành các đoàn thể trong việc lập, thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa chặt chẽ...

Trong việc giao, cho thuê và sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất vào mục

đích chuyên dùng và đất ở tại các địa phương còn một số tồn tại và bất cập, còn xảy ra tình trạng nhiều công trình sử dụng đất không đúng với quyết định giao đất, cho thuê đất gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung cũng như nhiều bất cập khác. Nhiều hiện tượng giao đất để xây dựng công trình khi chưa có quy hoạch tổng thể hay kế hoạch sử dụng đất dẫn đến không bảo đảm điều kiện kết cấu hạ tầng cũng như các điều kiện về vệ sinh môi trường.

Việc sử dụng đất cũng có nhiều sai phạm, như: sử dụng không đúng mục đích được giao; sai diện tích, vị trí; không đúng tiến độ; không sử dụng đất hoặc bỏ hoang,…

Cơ chế quản lý tài chính đất đai, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, gây nhiều bất hợp

lý dẫn đến lãng phí, thất thoát và sai phạm liên quan đến tài chính đất đai. Biểu hiện rõ nhất là thị trường bất động sản còn hoạt động tự phát, giao dịch “ngầm” là chủ yếu, tình trạng đầu cơ đất đai đẩy giá đất lên cao, đặc biệt là ở đô thị; chính sách quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản còn nhiều sở hở, gây tác động xấu đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến sự lành mạnh của thị trường bất động sản và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong hoạt động của bộ máy quản lý, hệ quả là tình trạng vi phạm pháp luật trong

quản lý và sử đụng đất còn phổ biến, đặc biệt trong: giao, cho thuê đất; chuyển mục đích sử dụng đất; sử dụng đất không đúng mục đích; lúng túng trong thực hiện phân công, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đất đai,… làm giảm hiệu lực quản lý đất đai.

rất nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến gây nhiều bất bình trong dân, mặt khác nhiều dự án, trong đó có các dự án, công trình trọng điểm của Nhà nước không thực hiện đúng tiến độ do giải phóng mặt bằng chậm. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhiều nơi còn thực hiện chưa đúng quy định, quy trình cũng như chưa bảo đảm minh bạch, công khai.

Những hạn chế, yếu kém trên dẫn đến tình trạng khiếu kiện về đất đai còn phức tạp, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai còn chậm, nhiều khi chồng chéo, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội.

Đối với quản lý nhà nước về đất đai, có thể kể đến một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất là, chính sách trong quản lý đất đai nhiều khi chưa nhanh nhạy, chưa thích

nghi với những biến đổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, nền kinh tế địa phương từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện những yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với quản lý đất đai, địa phương đã từng bước giao quyền nhiều hơn cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, các chính sách này nhiều khi còn chậm, vẫn còn nhiều rào cản gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.

Thứ hai là, nhiều sai phạm trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất; việc thanh kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai còn nhiều lúng túng.

Thứ ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm ảnh hưởng đến

chất lượng thực thi công việc. Ngoài ra, chức năng, nhiệm vụ của ngành địa chính chưa được rõ ràng, chưa thực sự mang tính chất chuyên trách.

Thứ tư là, hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập

dẫn đến những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý và sử dụng đất của địa phương hiện nay. Nhiều quy định của chính sách, pháp luật về đất đai đến nay không còn phù hợp với thực tiễn, thậm chí mâu thuẫn với quy định chuyên ngành như pháp luật về nhà ở, quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị…

Thứ năm là, sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác quy hoạch, kế hoạch. Chất

còn hạn chế; việc chỉ đạo điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch thiếu thống nhất; thiếu sự phối kết hợp trong việc xây dựng quy hoạch với quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai cũng như trong chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các chính sáchnày.

Thứ sáu là, việc thanh tra, xử lý những tình trạng vi phạm pháp luật đất đai còn yếu;

chưa được thực hiện thường xuyên; việc xử lý những vi phạm pháp luật về đất đai chưa kịp thời và kiên quyết, chưa thật sự công khai, minh bạch đã ảnh hưởng không tốt tới lòng tin của người dân vào chính sách, pháp luật về đất đai.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện phân cấp về quản lý đất đai. Việc phân cấp trong quản lý nhà

nước về đất đai phải bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo; vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Trung ương, vừa bảo đảm quyền chủ động của địa phương.

Tạo điều kiện thông qua hoàn thiện khung pháp lý để khu vực tư nhân tham gia trong các khâu công việc như khảo sát, đo đạc bản đồ, định giá và thẩm định giá đất, thiết lập hệ thống thông tin về giá đất, đăng ký đất...

Hai là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức ngành địa chính ở các cấp, nhất là cấp xã, phường. Chuẩn hóa bộ máy quản lý, làm rõ chức năng, nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức ngành địa chính ở các cấp. Bố trí đủ số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ngành địa chính các cấp, nhất là cấp xã, phường. Từng bước giảm thiểu tính chất kiêm nhiệm, nâng cao tính chất chuyên trách của đội ngũ này.

Ba là, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai, làm rõ quyền

của người sử dụng trên các phương diện chiếm giữ, hưởng lợi, sử dụng, giao dịch dân sự với tư cách tài sản cũng như cơ chế để người sử dụng đất có thể bảo vệ quyền của mình khi các quyền của họ bị vi phạm.

Quy định rõ ràng, cụ thể hơn và thực thi đầy đủ, đúng đắn hơn các quyền của đại diện chủ sở hữu và quyền thống nhất quản lý của Nhà nước, đặc biệt là trong việc

quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không phải do người sử dụng đất tạo ra; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; tái định cư, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Quy định rõ quyền của người sử dụng đất trong đó quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn; được có một số quyền (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp...) theo quy định của pháp luật và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, có sự phân biệt các loại đất và nguồn gốc đất; đồng thời phải có nghĩa vụ chấp hành pháp luật về đất đai, phải đăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch và chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước.

Việc hoàn thiện pháp luật đất đai cần quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách đất đai của Đảng trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất theo thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: quán triệt nguyên tắc

đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, Nhà nước thống

nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật; từng bước hoàn thiện các quy định về người sử dụng đất, quyền sử dụng đất và nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

Bốn là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện quản lý đất đai. Đẩy mạnh

công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đất đai đến từng người dân, đi đôi với thiết lập cơ chế hỗ trợ pháp lý cho người có quyền sử dụng đất để họ bảo vệ được quyền lợi của mình và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất. Mở các kênh truyền tải thông tin từ cơ quan quản lý đến người dân sử dụng đất. Tăng cường năng lực của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.

Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài trong

quản lý đất đai. Việc nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các nước đã khá thành công trong quản lý nhà nước về đất đai là cần thiết. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về đất đai thông qua việc duy trì các quan hệ truyền thống, tìm kiếm các đối tác mới, triển khai các dự án,… qua đó, ngoài việc nhận được sự hỗ trợ về tài chính, chúng ta còn học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn tài nguyên quý giá này./.

Một phần của tài liệu Công tác thu hồi, bồi thường đất đai và các chính sách trong giải phóng mặt bằng tại dự án htkt ngoài hàng rào 2 dự án thí điểm xây nhà cho công nhân khu công nghiệp bắc thăng long thuê; tại xã kim chung, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w