Trong các biện pháp phòng trừ bệnh HXVK thì chọn giống kháng được coi là giải pháp có nhiều ưu điểm Trong các giống cà chua nhập nội có nguồn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ để hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua (Trang 25)

coi là giải pháp có nhiều ưu điểm. Trong các giống cà chua nhập nội có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á được lây nhiễm nhân tạo bằng các dòng vi khuẩn R. solanacearum được phân lập từ các mẫu bị bệnh từ các vùng khác nhau để đánh giá mức độ kháng, sau đó có những thí nghiệm đánh giá so sánh giống và bình tuyển và chọn giống có thể áp dụng cho sản xuất. Kết quả của nghiên cứu là đã chọn được giống CHX1 thể hiện tính kháng khá cao, có năng suất cao và ổn định hơn hẳn các giống hiện đang phổ biến trong sản xuất đã được Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép khu vực hoá năm 2002 (Chu Văn Chuông, 2005)[1] . Nguyễn Văn Liễu và CTV (1995)[18] đã nghiên cứu về bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc ở miền Bắc Việt Nam và đã đề xuất chiến lược phòng chống. Một số nghiên cứu nhằm chọn tạo giống lạc kháng bệnh cũng đã được triển khai tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. Các thí nghiệm chậu vại và đồng ruộng, dùng kỹ thuật lây bệnh nhân tạo đã cho phép đánh giá một số giống lạc nhập nội và giống trong nước có tính kháng bệnh HXVK. Khảo sát 19 giống lạc kháng bệnh HXVK nhập nội từ Viện ICRISAT, Nguyễn Xuân Hồng và CTV (1993)[20] đã cho rằng hầu hết các giống đều cảm nhiễm với các dòng R. solanacearum ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tác

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………. 16 giả đã chọn được giống MD7 có tính kháng cao, được đưa vào khảo nghiệm diện rộng và sản xuất tại một số vùng sinh thái.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ để hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)