Giới thiệu về Công ty dịch vụ Viễn thông

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU Tư TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (Trang 33)

2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

Công ty dịch vụ Viễn thông là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), được thành lập vào ngày 14 tháng 06 năm 1997 theo quyết định số 331/QĐ-TCCB về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước là Công ty dịch vụ Viễn thông (GPC) của Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện. GPC là doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). GPC là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng công ty, hoạt động kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ toàn quốc, cùng với các đơn vị thành viên khác trong dây chuyền công nghệ bưu chính viễn thông liên hoàn, thống nhất, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch nhà nước do Tổng công ty giao. Ngày 9/8/2006, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam đã có quyết định chính thức đổi tên gọi tắt GPC của Công ty dịch vụ Viễn thông thành Công ty Vinaphone. Công ty Vinaphone có trụ sở chính tại 57A Huỳnh Thúc Kháng- Đống Đa- Hà Nội.

Không phải là mạng thông tin di động ra đời đầu tiên, không có sự hỗ trợ nguồn nhân lực từ nước ngoài, vấn đề đặt ra cho lãnh đạo VNPT và những người xây dựng dự án ban đầu và cả các thế hệ sau này là làm thế nào để mạng Vinaphone tồn tại, phát triển, khẳng định được khả năng cạnh tranh. Một định hướng đã được lựa chọn cho Vinaphone là phát huy nội lực, tập trung huy động tối đa vốn của toàn ngành cộng với việc vay vốn ưu đãi của các ngân hàng trong nước để đầu tư nhanh và tuyển chọn đội ngũ lãnh đạo, kỹ thuật có trình độ, dày dạn kinh nghiệm. Mặt khác, Công ty dịch vụ Viễn thông (Công ty Vinaphone) phải gắn kết với việc phát triển và kinh doanh với toàn bộ các công ty dọc và các Bưu điện tỉnh, thành phố để huy động cơ sở hạ tầng mạng lưới, phát huy sức mạnh tập thể. Một số yếu tố nữa góp phần làm lên sự thành

30

công của Vinaphone đó là chiến lược đầu tư. Không chỉ tập trung đầu tư lớn vào các thành phố, thị xã trọng yếu và các vùng kinh tế, khu công nghiệp, Công ty Vinaphone xác định việc đầu tư nhanh và phủ sóng rộng toàn quốc là mục tiêu hàng đầu. Sau dự án đầu tiên được triển khai năm 1996, Vinaphone mới chỉ phủ sóng được 18 tỉnh, thành phố. Đến năm 1999, Vinaphone đã phủ sóng được 100% tỉnh, thành phố, thực hiện được phủ sóng toàn quốc dẫn đầu các mạng di động trong nước. Thực hiện chiến lược mở rộng vùng phủ sóng, Vinaphone không chỉ hướng tới việc tăng cường phục vụ khách hàng mà còn khẳng định mục tiêu vừa kinh doanh vừa phục vụ, đặc biệt là phục vụ sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, phục vụ an ninh quốc phòng và phòng chống thiên tai.

Năm 2007, Vinaphone có những bước phát triển nhanh, mạnh mang tính đột phá. Vinaphone đã thực hiện đầu tư, lắp đặt thêm trên 3000 trạm BTS. Về mạng lõi, Vinaphone có 18 tổng đài (MSC) với tổng dung lượng 7.200K. Vinaphone là mạng điện thoại di động có hệ thống nhắn tin SMS lớn nhất Việt Nam, có khả năng đáp ứng 7 triệu SMS/giờ.Và cũng là mạng thông tin di động có phạm vi chuyển vùng quốc tế lớn nhất với khoảng 180 nhà khai thác (phục vụ gần 2 tỉ thuê bao) thuộc 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục. Cũng trong năm này, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chính thức khai chương dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định (Gphone) trên cơ sở mạng GMS của Vinphone, một dịch vụ mới, mang lại lợi ích cho khách hàng, nhất là khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển kinh tế xã hôi địa phương. Vinaphone phối hợp với Sacombank chính thức ra mắt một dịch vụ mới nữa- Dịch vụ Easy-Topup, cho phép các thuê bao di động trả trước của Vinaphone có tài khoản thẻ tín dụng tại Sacombank có thể nạp tiền trực tiếp vào tài khoản điện thoại di động thông qua tin nhắn SMS gửi đến số 777. Đây là lần đầu tiên một mạng di động tại Việt Nam và một Ngân hàng thực hiện kết nối thành công giữa tài khoản cá nhân của khách hàng tại ngân hàng với tài khoản trả trước của khách hàng trên mạng điện thoại di động. Điều này thể hiện cam kết của Vinaphone trong lĩnh vực thương mại điện tử và là bước đột phá quan trọng cho các ứng dụng MobileBanking khác trong tương lai. Năm 2008 mạng vô tuyến được mở rộng dung lượng gần gấp đôi, các thiết bị mạng lõi như HLR, IN, tổng đài cũng được đầu tư mở rộng dung lượng với quy mô lớn

để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao. Do vậy mà đến năm 2009, quy mô

31

hơn 13.000 trạm BTS. Công tác quản lý bảo dưỡng, nâng cao chất lượng mạng cũng được các đơn vị trong Công ty chú ý thực hiện theo kế hoạch, nên trong năm 2009 mặc dù quy mô mạng lưới ngày càng lớn, lưu lượng và sản lượng ngày càng tăng, số lần mất liên lạc đã giảm nhiều, các trường hợp xảy ra sự cố lớn, thời gian mất liên lạc kéo dài giảm đáng kể. Đặc biệt, VinaPhone là mạng duy nhất duy trì liên lạc cứu bão trong đợt bão số 9 tại các tỉnh miền Trung, đã được Nhà nước và người dân miền Trung khen ngợi.

Với nỗ lực phát triển lớn về quy mô, năng lực hệ thống và phạm vi phủ sóng, Vinaphone đã tập trung toàn bộ nguồn lực phát triển mạng 3G, VinaPhone chính thức đưa dịch vụ 3G đi vào hoạt động và đã trở thành nhà khai thác đầu tiên khai trương mạng 3G tại Việt Nam. Quyết giữ vững danh hiệu “Mạng di động có dịch vụ phi thoại tốt nhất”, cùng với việc triển khai mạng lưới 3G, VinaPhone cung cấp cho khách hàng 6 dịch vụ mới.[12]

Ngày 17/11/2009, Vinaphone chính thức gia nhập Liên minh di động lớn nhất Châu á CONEXUS, đánh dấu bước phát triển mới của Viễn thông Việt Nam nói chung và Vinaphone nói riêng, khi lần đầu tiên một mạng di động của Việt Nam tham gia vào liên minh di động hàng đầu trong khu vực. Với hơn 27 triệu khách hàng, Vinaphone là một trong những nhà khai thác mạng di động lớn nhất khu vực Châu á- Thái Bình Dương. [13]

Trong năm 2010, Ban lãnh đạo Công ty VinaPhone đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng Chăm sóc khách hàng, để giữ vị trí tiên phong phát triển dịch vụ, phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra: hơn 27.000 tỷ doanh thu và tối thiểu phát triển thực 5 triệu thuê bao.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy các phòng ban của Công ty Vinaphone.

2.1.2.1Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Công ty Vinaphone được tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện các chức năng sau:

 Tổ chức, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác mạng lưới, dịch

vụ viễn thông (bao gồm các mạng: thông tin di động, nhắn tin và điện thoại dùng thẻ toàn quốc) trong phạm vi cả nước để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao;

32

 Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng và lắp đặt chuyên ngành thông tin di động,

nhắn tin, điện thoại dùng thẻ;

 Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông để

phục vụ hoạt động của đơn vị;

 Bảo trì, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, nhắn tin, điện

thoại dùng thẻ;

 Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đựơc Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông Việt Nam giao và phù hợp với quy định của pháp luật.

2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức các phòng ban trong Công ty

33 Giám đốc Công ty Phó Giám đốc điện thoại thẻ Phó Giám đốc điện thoại di động Phó Giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc xây dựng cơ bản Tổng hợp, Công đoàn, Đảng uỷ Phòng KTTK -TC Trạm Y tế Phòng HC- QT Phòng TCCB -LĐ Phòng KD- TT Phòng KH- VT Phòng QL KTNV Phòng KHC N&PT M Ban Triển khai dự án VNP Trung tâm Điều hành thông tin Trung tâm Dịch vụ khách hàng Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Khu vựcI Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Khu vực III Trung tâm Phát triển dịch vụ Trung tâm Dịch vụ Viễn thông Khu vựcII Phòng TĐ- KT Trung tâm Phát triển CSHT & Inbuilding Vinaphone

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ- Lao động Công ty Vinaphonenăm 2009

Hình 2.1. Bộ máy tổ chức của Công ty Vinaphone

1. Ban Giám đốc

Ban Giám đốc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban giám đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước, Lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về tất cả các hoạt động của đơn vị mình. Ban giám đốc gồm có:

- Giám đốc là người ra quyết đinh quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt

trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng giúp giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của các khối chức năng, nghiệp vụ trong Công ty.

- Phó giám đốc giúp giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt

34

pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Các phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực: Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật và thông tin di động, Phó giám đốc điện thoại thẻ, Phó giám đốc đầu tư và xây dựng cơ bản.

2. Khối chức năng văn phòng của Công ty

- Phòng tổ chức cán bộ- lao động (TCCB-LĐ): là phòng chuyên môn nghiệp vụ

của Công ty có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thanh tra, pháp chế, thi đua, truyền thống của Công ty Vinaphone và kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức khai thác thực hiện ở các đơn vị thuộc Công ty.

- Phòng hành chính quản trị (HCQT): nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn công tác

hành chính quản trị, đời sống, và công tác bảo vệ tự vệ chung của toàn công ty, trực tiếp làm công tác hành chính, quản trị, bảo vệ, tự vệ của khối văn phòng Công ty.

- Phòng kế toán thống kê tài chính (KT-TK-TC): là phòng chuyên môn nghiệp vụ

của Công ty có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Công ty.

- Phòng Kinh doanh tiếp thị (KD-TT): quản lý công tác kinh doanh- tiếp thị, công

tác giá cước.

- Phòng quản lý kỹ thuật nghiệp vụ (QL-KTNV): tổ chức chỉ đạo, thực hiện công

tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ, điều hành mạng dịch vụ viễn thông theo qui định của tập đoàn.

- Phòng khoa học công nghệ và phát triển mạng (KHCN&PTM): tổ chức chỉ đạo

thực hiện công tác khoa học công nghệ, phát triển mạng và đối ngoại của Công ty.

- Phòng kế hoạch vật tư (KH-VT): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty

có chức năng tham mưu giúp Giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện việc quản lý, xây dựng công tác kế hoạch định mực kinh tế kỹ thuật, cân đối phân bổ và sử dụng các nguồn vốn cho các đơn vị trong công ty, quản lý và triển khai các công trình xây dựng cơ bản .

- Phòng thi đua- khen thưởng (TĐ-KT): xây dựng các qui chế, tiêu chuẩn thi đua

theo qui định, hướng dẫn của tập đoàn. Tổ chức xét chọn danh hiệu cho các cá nhân và tập thể theo tiêu chuẩn và phân cấp của tập đoàn, Công ty thực hiện công tác lịch sử truyền thống của công ty.

35

- Trạm y tế là một đơn vị y tế cơ sở đồng thời là đơn vị chức năng của Công ty, có

nhiệm vụ đảm bảo, quản lý và chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho cán bộ công nhân viên công ty khu vực Hà Nội và tham mưu cho Giám đốc Công ty về các mặt công tác y tế trong toàn Công ty.

3. Các trung tâm và Ban

Hiện nay Vinaphone có một Ban và 7 trung tâm như sau:

- Ban Triển khai dự án VNP: là đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộc Công ty

Vinaphone, gồm có 3 phòng chức năng là Phòng kế toán, phòng TKDA và phòng CSHT. Ban Triển khai dự án VNP có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới cũng như dịch vụ của Công ty, đồng thời giám sát các hoạt động xây dựng cơ bản.

- Trung tâm dịch vụ khách hàng: là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty

Vinaphone có chức năng giúp Giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch phát triển, triển khai, quản lý và kinh doanh các dịch vụ gia tăng của Vinaphone.

- Trung tâm điều hành thông tin (OMC): là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty

Vinaphone có chức năng giúp Giám đốc Công ty có chức năng điều hành, khai thác, bảo dưỡng và xử lý sự cố hệ thống thông tin của hai mạng: di động Vinaphone và điện thoại dùng thể theo qui định của Công ty và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

- Trung tâm Phát triển cơ sở hạ tầng & Inbuilding Vinaphone: là đơn vị sản xuất

trực thuộc Công ty Vinaphone có chức năng giúp Giám đốc Công ty trong việc phối hợp cùng với VNP1,VNP2,VNP3 thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lắp đặt thiết bị vô tuyến và phủ sóng Inbuilding mạng VNP.

- Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I, II, III (Vinaphone I, Vinaphone II,

Vinaphone III) : có nhiệm vụ tổ chức quản lý, bảo dưỡng và vận hành khai thác mạng lưới dịch vụ Viễn thông tại các tỉnh thành thuộc khu vực trung tâm quản lý để kinh doanh phục vụ theo kế hoạch và nhiệm vụ Công ty giao; lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị chuyên ngành thông tin di động, nhắn tin, điện thoại thẻ; kinh doanh các ngành nghề khác được phép và phù hợp với qui định. Hiện tại, trung tâm I có trụ sở tại Hà Nôi quản lý các tỉnh thành phố khu vực miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra, Trung tâm II có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh quản lý các tỉnh thành phố khu vực miền Nam từ Ninh Thuận trở vào, Trung tâm III có trụ sở chính tại Đà Nẵng quản lý khu

36

vực miền Trung Quản lý, tại các tỉnh, thành phố miền Trung, từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Khánh Hoà, bao gồm cả 4 tỉnh Tây Nguyên.

2.1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Vinaphone

Từ khi thành lập đến nay, công ty Vinaphone ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong thị trường thông tin di động Việt Nam. Trong 3 năm (2007- 2009) với hơn 1 tỷ đô la vốn đầu tư, Công ty đã tập trung toàn bộ nguồn lực phát triển mở rộng mạng lưới, các thiết bị mạng lõi như HLR, IN, tổng đài được đầu tư mở rộng với dung lượng lớn phục vụ phát triển thuê bao. Tính đến cuối năm 2009, mạng Vinaphone có quy mô tổng thể: 38 MSC (trong đó 30 tổng đài 2G và 8 tổng đài 3G); 222 BSC; 13.031 trạm BTS. Đặc biệt trong năm 2009 đã hòa mạng mới được 5.158 BTS (cả 2G và 3G). Số lượng trạm BTS phát triển năm 2009 bằng ¾ tổng số trạm BTS

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU Tư TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)