Tình hình hoạt động kinh doanh của HABUBANK trong ba năm vừa qua

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động tiền gửi khách hàng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 35 - 37)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm gần đây, thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất, tình hình lạm phát phức tạp… Thêm vào đó, nhiều NH mới thành lập, mạng lưới các chi nhánh của các NHTM liên tục được mở rộng, đặc biệt là sự xuất hiện của các NH nông thôn chuyển đổi lên thành thị, … đã dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt về huy động vốn giữa các tổ chức tín dụng trong nước. Ngoài ra, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để kiềm chế lạm phát cũng góp phần làm tăng chi phí vốn cho các NH và đẩy lãi suất huy động lên cao với việc “chạy đua” về lãi suất gây ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của các NHTM nói chung và HABUBANK nói riêng.

Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, mặc dù người dân có xu hướng đổ tiền vào đầu tư chứng khoán, mua vàng tích trữ nhưng tình hình huy động nguồn vốn của HABUBANK vẫn rất khả quan.Trong những năm vừa qua công tác huy động vốn của NH đã đạt được những bước tiến đáng kể không chỉ về khối lượng vốn huy động mà còn cải thiện cả cơ cấu nguồn vốn.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2006 2007 So sánh 2007 – 2006 2008 So sánh 2008 - 2007 Doanh số Tỷ lệ tăng trưởng Doanh số Tỷ lệ tăng trưởng Tiền gửi khách hàng 4,485 8,467 3,982 88.78 11,082 2,615 30.88 Tiền gửi và vay LNH 4,858 10,860 5,948 122.44 8,324 -2,482 -22.97 Tổng NV huy động 9,735 19,970 10,235 105.14 19,770 -200 -1.00

Nguồn: Báo cáo thường niên HABUBANK 2006 – 2008

Về khối lượng vốn huy động, trong năm 2007 đặc biệt có sự tăng trưởng tốt, đạt 19.970 tỷ đồng, tăng 104,9 % so với năm 2006, vượt 50% kế hoạch được giao. Nhưng đến năm 2008, khối lượng vốn huy động được lại giảm nhẹ. Tổng huy động vốn chỉ đạt 19.770 tỷ đồng, giảm 200 tỷ so với năm 2007, chưa hoàn thành chỉ tiêu như kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên nhìn nhận trong tổng quan nền kinh tế, năm 2008 có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành NH nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, do đó không thể nhìn vào con số để đánh giá tình hình huy động vốn của NH trong năm 2008 là chưa tốt.

Về cơ cấu nguồn vốn của HABUBANK trong những năm gần đây có sự chuyển dịch đáng kể.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của HABUBANK giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Vốn chủ sở hữu 7,09 15,03 13,52

Tiền gửi khách hàng 56,04 39,5 37,24

Tiền gửi và vay LNH 33,53 43,81 47,67

Các khoản phải trả 3,34 1,66 1,57

Nguồn: Báo cáo thường niên HABUBANK 2006 – 2008

Bên cạnh việc triển khai các hoạt động nhằm tăng cường huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, HABUBANK cũng đẩy mạnh tiếp thị và mở rộng quan hệ với các TCKT có nguồn tiền gửi lớn và các tổ chức tài chính, NH để tăng cường nguồn vốn huy động. Nguyên nhân của sự dịch chuyển tỷ trọng này là do việc mở rộng cơ cấu nguồn vốn của HABUBANK, hướng tới những nguồn vốn trung, dài hạn với chi phí rẻ hơn.

Những biến động về lãi suất trong giai đoạn vừa qua cùng với việc NH nhà nước thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát cũng góp phần làm tăng chi phí vốn cho các NH và đẩy lãi suất huy động lên cao, đỉnh điểm là cuộc đua lãi suất giữa các NH trong những tháng đầu năm 2008: có những thời điểm lãi suất huy động vốn bị đẩy lên mức trên 18%. Chính vì vậy, HABUBANK đã duy trì một biểu lãi suất linh hoạt, đa dạng về kỳ hạn và phong phú về hình thức để đảm bảo tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, HABUBANK cũng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách

hàng cũ, tiếp thị các doanh nghiệp mới để nâng cao số dư tại NH, đồng thời NH cũng chú trọng đến việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.

Chỉ số an toàn vốn của HABUBANK cũng được đánh giá là tối ưu trong hoạt động tài chính ở một thị trường đang phát triển và tiềm ẩn nhiều rủi ro như Việt Nam. Tỷ lệ an toàn vốn trong những năm vừa qua của HABUBANK lần lượt là 8,89% (2005), 14% (2006) và 16% (2007). Đây cũng là một trong những tiêu chí chủ chốt để NH thế giới lựa chọn HABUBANK là một trong những NH giải ngân cho dự án với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của dự án hỗ trợ cho các hộ kinh doanh cá thể ở các vùng nông thôn Việt Nam.

 Có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như năm 2008, NH đã rất nỗ lực duy trì mức vốn huy động đủ, đảm bảo tốt khả năng thanh toán và phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Cho vay khách hàng: Cùng với sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế trong

những năm vừa qua, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế cũng không ngừng tăng lên. Để đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển, với tiêu chí phục vụ khách hàng, HABUBANK đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều rộng lẫn chiều sau, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng vẫn là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Hoạt động tín dụng của HABUBANK có những bước tăng trưởng liên tục và ổn định qua các năm.

Bảng 2.4: Tình hình cho vay của NH TMCP Nhà Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ %

Dư nợ tín dụng 5,983 100 9,419 100 9,510 100

- Ngắn hạn 4,211 70,39 6,028 64 6,286 66,1

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động tiền gửi khách hàng của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 35 - 37)