III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CUNG ỨNG DỊCH VỤ VÀ SỬ DỤNG THẺ THÔNG MINH, TẠO TIỀN ĐỀ CHO
2. Bài học kinh nghiệm từ các nước triển khai thành công tiền điện tử
Tiền điện tử đã xuất hiện từ 7 năm trước đây tại Nhật Bản như một công cụ tiện lợi cho những người đi tàu cao tốc sử dụng vé tháng. Viện Nghiên cứu Nhật Bản, một tập đoàn nghiên cứu kinh tế đã ước tính rằng ít nhất có 38 triệu người Nhật hiện nay đang dùng tiền điện tử, bằng một phần ba dân số Nhật Bản. Số người sử dụng tiền điện tử đang tăng lên nhanh chóng qua các năm.
Tiền điện tử đang được chấp nhận tại các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, hiệu cà phê, nhà hàng, quầy bán báo và các cửa hiệu bản lẻ điện tử, cho phép người sử dụng đi mua sắm mà không phải mang theo bất cứ thứ gì ngoài điện thoại tế bào của mình. Tại một số siêu thị, có đến hơn 40% các cuộc mua bán được thực
hiện bằng tiền điện tử. Các máy bán hàng tự động, có thể đẩy ra một cốc sôđa hay gói khoai tây chiên với mỗi một tia nháy phát ra từ một chiếc điện thoại tế bào hiện đang mọc lên nhan nhản tại các góc đường phố ở Nhật Bản và cả ở bên trong các toà nhà cao tầng.
“Nhật Bản đang tiến tới một xã hội không tiêu tiền giấy” - Makoto Yamada, Nhà quản lý thuộc BitWallet Inc. nói. BitWallet Inc. là đơn vị cung cấp dịch vụ tiền ảo lớn nhất của Nhật Bản và là một đối tác chung vốn với Tập đoàn Sony, Tập đoàn Toyota, Hãng All Nippon Airways, hai ngân hàng lớn của Nhật Bản và NTT DoCoMo, Nhà vận hành điện thoại tế bào lớn nhất Nhật Bản. Các tấm thẻ thông minh và điện thoại tế bào được cài đặt các vi mạch tích hợp và anten cho phép các thiết bị này nhận và phát ra các tín hiệu điện tử. Khi các thiết bị được đặt gần một máy quét tại nơi kiểm tra chẳng hạn, thì một tín hiệu sẽ được phát ra và tiền điện tử sẽ được trừ đi.
Các nguyên nhân dẫn đến thành công của tiền điện tử tại Nhật Bản bao gồm.
Thứ nhất, tiền điện tử đang giúp những người dân đô thị có thể tiết kiệm một thứ hàng hoá quí giá, đó là thời gian. Một công trình nghiên cứu do dây chuyền các cửa hiệu tiện lợi AM/PM của Nhật Bản thực hiện cho thấy, người mua hàng sử dụng tiền điện tử hoàn tất việc mua bán của mình nhanh hơn 10% so với những người sử dụng tiền thật. Thời gian tiết kiệm được lớn hơn khi khách hàng mua nhiều chủng loại hàng và còn lớn hơn so với khách mua hàng bằng thẻ tín dụng.
Thứ hai, là do mối lo ngại về sự an toàn và an ninh tại đây là rất thấp, bởi vì tại Nhật Bản, ngay cả những chiếc ví bị thất lạc, vẫn thường được quay trở lại với chủ của chúng vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, việc mất một chiếc thẻ hay điện thoại tế bào trong đó có chứa hàng trăm đôlatiền điện tử chỉ được coi là một rủi ro nho nhỏ.
Thứ ba, tiền điện tử còn phụ thuộc vào việc người tiêu dùng sẵn sàng thanh toán trước cho những khoản mua sắm của mình, điều này trái ngược với thẻ tín dụng . Tiền điện tử rất phù hợp với một xã hội không muốn mắc nợ của Nhật Bản, nơi chỉ có 9% các giao dịch của người tiêu dùng được thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Thứ tư, đó là do việc sử dụng tiền mặt ở Nhật Bản tương đối phức tạp. Mệnh giá thấp nhất của tiền giấy là 1.000 yên, trị giá khoảng 8,3 USD. Điều đó có nghĩa là người dân phải cần tới 6 đồng tiền yên bằng kim loại với trị giá khác nhau để có thể thực hiện một vụ mua hàng nhỏ.
Thứ năm, dịch vụ tiền điện tử càng bùng nổ hơn sau khi DoCoMo bổ sung thêm bộ truyền phát tiền điện tử vào trong thế hệ điện thoại tế bào mới nhất của họ trong năm 2004, tạo nên cho chúng một cái tên thứ hai là “Chiếc ví tiền di động”.
Sau gần một thập kỷ giảm phát tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này,tiền điện tử còn được cho là đóng một vai trò nào đó đối với sự phục hồi kinh tế tại đây. Hàng nghìn các doanh nghiệp đang mua các thiết bị phần cứng mới, đòi hỏi chấp nhận tiền điện tử . Điều quan trọng hơn, hệ thống thanh toán đã được thiết kế một cách khéo léo để nhằm khuyến khích người tiêu dùng Nhật Bản mua nhiều hơn.
Từ thực tế áp dụng thẻ thông minh -tiền điện tử ở Việt Nam cũng như những bài học rút ra từ Nhật Bản, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp tăng cường hiệu quả cung ứng dịch vụ và sử dụng thẻ thông minh, đẩy mạnh tiền điện tử ở Việt Nam.
3. Một số giải pháp, chiến lược tăng cường hiệu quả cung ứng dịch vụ vàsử dụng thẻ thông minh, đẩy ma ̣nh “tiền điê ̣n tử” ta ̣i Viê ̣t Nam sử dụng thẻ thông minh, đẩy ma ̣nh “tiền điê ̣n tử” ta ̣i Viê ̣t Nam
3.1. Đề xuất với các ngân hàng thương mại
Luâ ̣t giao di ̣ch điê ̣n tử ta ̣i các ngân hàng được thông qua tháng 11/2005 ta ̣o mô ̣t hành lang pháp lý vô cùng quan tro ̣ng cho các ngân hàng không ngừng đẩy ma ̣nh quá trình hiê ̣n đa ̣i hoá hê ̣ thống thanh toán ta ̣i các ngân hàng thương ma ̣i, ta ̣o điều kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho các loa ̣i thẻ thông minh, ứng du ̣ng tiền điê ̣n tử phát triển. Trên thực tế, viê ̣c đầu tư cơ sở ha ̣ tầng rất lớn cho viê ̣c xây dựng mô ̣t ma ̣ng lưới các máy ATM trên toàn quốc của các ngân hàng thương ma ̣i la ̣i ta ̣o ra khó khăn lớn trong quá trình muốn đổi từ ATM sang thẻ thông minh. Tiêu biểu là Vietcombank đang có kế hoa ̣ch đổi thẻ ATM sang thẻ thông minh cho khách hàng. Trước khó khăn này, các ngân hàng nên tiến hành tuyên truyền tác du ̣ng lợi ích của thẻ thông minh, đă ̣c
biê ̣t là tính đang năng và đô ̣ bảo mâ ̣t cao. Thuyết phu ̣c khách hàng hợp tác với ngân hàng nô ̣p thêm phí hỗ trợ khi đổi thẻ.
Các NHPH cần liên kết với nhau thành một mạng lưới liên ngân hàng trên khắp cả nước, thậm chí là liên kết với các ngân hàng nước ngoài để việc sử dụng thẻ thông minh rộng rãi. Dù ở bất cứ đâu chủ thẻ cũng có thể sử dụng thẻ thông minh như một công cụ hữu hiệu nhất trong thanh toán. Điều này sẽ khắc phục một thực tế như Vietcombank là ngân hàng uy tín và lớn nhất Việt Nam cũng mới chỉ liên kết mới 20 ngân hàng trong và ngoài nước. Một mạng lưới ngân hàng trước hết mang tính chất quốc gia chứ không phải như hiện nay là các nhóm riêng biệt ngân hàng liên kết, tạo ra những sơ đồ chồng chéo mà không có sự gắn kết thực sự. Chính sự liên kết này sẽ giúp xây dựng được 1 hệ thống máy thanh toán phủ khắp tạo thuận lợi tối đa cho các chủ thẻ. Cần xây dựng bộ máy quản lý thật phù hợp tránh tình trạng máy ATM dựng lên rồi vất không liên tục hỏng hóc gây cảm giác không thoải mái chochủ thẻ, hay là việc nên bố trí nhân viên an ninh tại những bốt rút tiền mật độ cao nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tăng cường hoàn thiê ̣n hê ̣ thống thanh toán, ứng du ̣ng triê ̣t để thương ma ̣i điê ̣n tử trong thanh toán, ta ̣o điều kiê ̣n cho tiền điê ̣n tử có điểu kiê ̣n phát triển nhanh hơn. Đồng thời không ngừng hoàn thiê ̣n, sử du ̣ng công nghê ̣ thẻ theo tiêu chuẩn Châu Âu EVM trong thanh toán.
Hai kênh truy câ ̣p để sử du ̣ng tiền điê ̣n tử là thẻ thông minh và điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng công nghê ̣ 3G. Do vâ ̣y, ta ̣o thói quen thanh toán bằng tiền điê ̣n tử là mô ̣t nỗ lực vô cùng lớn, theo đó viê ̣c phát triển thẻ thông minh thêm vào đó là nỗ lực từ phía các ngân hàng dám đầu tư là mô ̣t yêu cầu vô cùng quan tro ̣ng.
Như đã nêu ở trên, các ngân hàng khi bắt đầu ứng dung công nghệ thẻ thông minh tronh thanh toán đã gặp nhiều khoa khăn và hạn chế. Sau đây là một số đề xuất chi tiết nhằm khác phục nhũng hạn chế đó
- Về mặt chi phí: thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay là khoảng 930 USD trong khi để duy trì và sử dụng thẻ thông minh, mỗi cá nhân phải đáp ứng điều kiện mức lương trung bình hàng tháng trên 15triệu VNĐ/1 tháng. Điều này là
hạn chế lớn cho việc phổ biến thẻ thông minh. Do vậy, các tổ chức phát hành thẻ nên xem xét lại mức duy trì thẻ , giảm bớt số tiền điều kiện để tạo và duy trì thẻ; chắc chắn đối tượng sử dụng thẻ sẽ mở rộng không chỉ là người thu nhập cao mà còn là những người có thu nhập trung bình, những người về hưu thậm chí cả các sinh viên.v.v..Hơn nữa khi mở rộng đối tượng sử dụng thì số lượng thẻ sẽ tăng lên và cũng phần nào bù đắp được chi phí phát hành liên quan.
- Về thủ tục phát hành: khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng có tài sản đảm bảo, cần nộp tiền ký quỹ, hoặc phong toả tài sản đảm bảo hoặc cầm cố sổ tiết kiệm với trị giá tối thiểu tương đương 100% hạn mức tín dụng. NHPH cần điều chỉnh lại mức độ phức tạp cao hay thấp của bộ hồ sơ cũng như thủ tục phát hành thẻ tùy theo đối tượng tham gia, ví dụ, với những cá nhân thu nhập cao và tài khoản lớn cần thủ tục phức tạp nhằm đem lại độ tin cậy và an toàn cao và ngược lại. Tất nhiên cần có mức tối thiểu để vẫn giữ được ưu việt của thẻ thông minh.
- Về việc đa dạng chủng loại: hai giải pháp trên là khắc phục cho thẻ thông minh trong thanh toán, tuy nhiên, thẻ thông minh có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực như vé xe bus, thẻ điện thoại, thẻ ra vào.. tới đây là CMND và nhiều loại khác nữa. Thì các TCPH cần thiết kế nhiều kiểu thẻ thông minh với cầu trúc đơn giản hơn thẻ thanh toán nhằm giảm chi phí phát hành giúp đưa thẻ thông minh phổ biến hơn nữa, bởi lẽ mỗi lĩnh vực sẽ cần mức độ bảo mật khác nhau.