II. Thực trạng tiền điện tử và rủi ro trong quản lý tiền điện tử tại Việt Nam
2.1.Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan thuộc về phía các ngân hàng hiện nay, bao gồm những vấn đề sau:
- Một khó khăn lớn đối với các ngân hàng hiện nay chính là chi phí chuyển đổi sang thẻ thông minh. Phát hành một chiếc thẻ chip vào năm 1997-1998 tốn khoảng 4 USD, chi phí này đang giảm đi rất nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để tiến hành các giao dịch thẻ thông minh, không chỉ đơn giản là phát hành thẻ mà còn phải nâng cấp hệ thống máy tính, cổng thanh toán để thích ứng với công nghệ mới. Và chi phí để thực hiện khối công việc đồ sộ đó là một gánh nặng không nhỏ với các ngân hàng, nhất là những đơn vị mới tham gia thị trường, chưa thu nhiều lợi nhuận từ kinh doanh thẻ.
- Trong công tác quản lý hoạt động thanh toán điện tử của một số tổ chức tín dụng đã có biểu hiện thực hiện chưa tốt một số quy định về an toàn bảo mật như: giao cho một người thực hiện nhiều khâu xử lý nghiệp vụ mà theo quy định phải giao cho nhiều người; dùng chung mã khoá bảo mật đã cấp riêng cho từng người sử dụng; cơ chế uỷ quyền trong khâu duyệt lệnh thanh toán...
- Trình độ dân trí về hoạt động ngân hàng điện tử còn hạn chế; Một số NHTM mở rộng mạng lưới ATM chưa chú trọng chất lượng (nhất là quản lý rủi ro) mà chạy theo số lượng (thực tế có NHTMQD đầu tư hàng ngàn tỷ cho phát hành hàng trăm ngàn thẻ mà thẻ này đã chỉ sống thoi thóp trong vài tuần - như thẻ Cashcard là một ví dụ hùng hồn); Trình độ quản lý giữa các ngân hàng thương mại là chưa đồng đều nên việc liên kết thẻ như hiện nay sẽ “lộ ra” rất nhiều khe hở; Các NHTM đang trong quá trình chuyển đổi mà quá trình chuyển đổi này chưa được quản lý hữu hiệu cũng sẽ “lộ ra” những khe hở... chết người. Việc đầu tư quá nhanh vào phần cứng (tức là mua máy ATM và phụ kiện) mà người ta không quan tâm đến góc độ quản lý, nhất là an toàn cũng đã bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế trong quá trình
mua sắm thiết bị tin học ở một vài ngân hàng đã từng bị coi là kém minh bạch. Khả năng kết hợp giữa chuyên gia ngân hàng và chuyên gia IT (tin học) ở khu vực ngân hàng cũng đang là vấn đề. Đứng trước nguy cơ này, nhiều ngân hàng Việt Nam dường như vẫn "bình chân như vại". Cũng đã có một số trường hợp kiện cáo vì bị mất tiền từ thẻ ATM. Có thể trong một số trường hợp, lỗi thuộc về phía khách hàng nhưng cách giải quyết của nhiều ngân hàng nhiều khi chưa "thấu tình đạt lý". Đa phần trong các vụ kiện này, người sử dụng bị thua kiện vì ngân hàng luôn "nắm đằng chuôi". Công việc trang bị kiến thức bảo mật thẻ cho khách hàng dường như chỉ được thực hiện một cách qua loa và thiếu sự quan tâm đúng mức. Với những bất cập trong hệ thống thanh toán ATM của mình, đa phần các ngân hàng sử dụng biện pháp "mũ ni che tai". Còn người sử dụng, nếu không may mắc phải, thì cũng chỉ biết than trời mà thôi.