Thực trạng thị trường chứng khoan hoạt động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao họat động của thị trường chứng khoán (Trang 30)

I. LÍ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT

6. Cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1 Thực trạng thị trường chứng khoan hoạt động tại Việt Nam

Nhìn lại chặng đường phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy còn non trẻ nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam bước đầu đã góp phần hình thành một mô hình thị trường vốn tương đối toàn diện, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

a.Thị trường chứng khoán tập trung :Trên thị trường tập trung số

lượng công ty niêm yết, các quỹ đầu tư ngày càng gia tăng về số lượng, quy mô và số lượng nhà đầu tư cũng gia tăng đáng kể, điều này gia tăng tiết kiệm và đầu tư cho nền kinh tế.

a 1- . Công ty niêm yết

Chỉ số VNIDEX từ ngày 28/7/2000 đến 31/12/2009

Tính từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động chỉ với 2 cổ phiếu REE và SAM, đến nay số lượng cổ phiếu tham gia niêm yết trên hai sàn hơn 453 loại, bao gồm cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của công ty thuộc nhiều thành phần, lĩnh vực kinh tế khác nhau, kể cả các công ty liên doanh, nước ngoài như: Gạch men Chen Yil, Full power, Taicera, Taya, … Chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch tập trung hiện nay bao gồm: Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, trái phiếu.

Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với vai trò tiên phong trong thị trường chứng khoán Việt Nam, đây là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty có quy mô vốn lớn với vốn điều lệ ít nhất 80 tỷ đồng.

Quy mô Sở giao dịch các năm qua thể hiện trong bảng sau:

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM – CỔ PHIẾU

Năm Số cổ phiếu Số lũy kế KL niêm yết

2000 5 5 179.535.198

2001 3 8 33.188.960

2008 33 152 1.372.358.814

2009 44 196 3.602.246.588

Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước

Qua bảng trên ta thấy số lượng cổ phiếu niêm yết trên HOSE tăng dần qua các năm, đặc biệt số lượng và chủng loại tăng mạnh từ thời điểm cuối năm 2006 và đầu 2007. Trong giai đoạn này với những thành tựu đạt được của Việt Nam trên trường quốc tế: Trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC, cùng với những thành tựu đáng khích lệ của nền kinh tế như tăng trưởng GDP ở mức trên 8.5%, lạm phát ở mức 7.5%... Những thành tựu trên đã thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển.

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM – CHỨNG CHỈ QUỸ

Năm Số chứng chỉ Số lũy kế KL niêm yết

2004 1 1 100.000.000 2005 0 1 0 2006 1 2 50.000.000 2007 1 3 21.409.530 2008 1 4 80.646.000 2009 0 4 0

Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước

Thị trường chứng khoán Việt Nam qua hơn 9 năm hoạt động và gần 6 năm kể từ khi chứng chỉ quỹ đầu tiên VF1 tham gia niêm yết trên HOSE thì đến nay có tổng chứng chỉ quỹ niêm yết chỉ dừng lại con số 4, cho thấy quỹ đầu tư chứng khoán còn khá mới mẽ đối với nhà đầu tư cũng như thị trường. Qua đó cho thấy hoạt động đầu tư chứng khoán mang tính nhỏ lẻ nên thị trường thiếu tính bền vững.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX. Mặc dù sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội thành lập và đi vào hoạt động trong khoảng thời gian 5 năm, nhưng số lượng công ty niêm yết sàn này cũng khá lớn, ngoài ra còn có một lượng lớn trái phiếu, các công ty niêm yết sàn này chỉ cần cĩ số vốn trên 10 tỷ đồng.

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HAØ NỘI – CỔ PHIẾU

2005 6 6 11.803.032

2006 74 80 1.404.867.542

2007 29 109 606.079.773

2008 58 167 503.202.858

2009 90 257 423.371.087

Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội là nơi tổ chức đấu giá các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ và các doanh nghiệp, đây là trung tâm giao dịch của các loại trái phiếu.

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HAØ NỘI – TRÁI PHIẾU

Năm Số loại trái phiếu KL niêm yết

2005 7 12.000.000

2006 83 159.400.000

2007 161 465.410.000

2008 510 994.460.000

2009 508 1.663.140.000

Nguồn: Ủy ban chứng khoán nhà nước Chỉ số HNX đến ngày 31/12/2009

a 2- Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là định chế tài chính không thể thiếu trong hoạt động thị trường chứng khoán, thể hiện nguyên tắc trung gian trong hoạt động thị trường. Tính đến nay số lượng công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khoảng 105 công ty, tổ chức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần chiếm khoảng 91% và các ngân hàng thương mại thành lập các công ty chứng khoán ở hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm khoảng 9%.

Bảng số lượng công ty chứng khoán qua các năm: 1

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

CTCK 3 8 9 11 13 14 55 80 102 105

Nguồn Uỷ ban chứng khoán Nhà nước

Lĩnh vực hoạt động chính của các công ty chứng khoán ở Việt Nam:  Môi giới chứng khoán

 Tự doanh chứng khoán  Bảo lãnh phát hành  Tư vấn chứng khoán  Lưu ký chứng khoán

Trong các hoạt động trên thì nghiệp vụ môi giới được xem là hấp dẫn và ít rủi ro đối với công ty chứng khoán, do vậy giai đoạn thị trường tăng trưởng nóng giai đoạn từ cuối năm 2006 đầu năm 2007 số lượng công ty chứng khoán tăng nhanh (từ 14 lên 55 công ty), trong khi đó điều kiện về hạ tầng kĩ thuật và nguồn nhân lực các công ty chứng khoán chưa đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Điều này cho thấy việc tăng số lượng công ty chứng khoán không có tính bền vững, chúng ta chưa hoạch định chiến lược dài hạn trong việc phát triển công ty chứng khoán phù hợp với quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về hoạt động nghiệp vụ của các công ty chứng khoán trong năm 2009, tổng giá trị giao dịch năm hơn 1.085.265 tỷ đồng, bình quân giá trị giao dịch 1 tháng là 108.526 tỷ đồng; tổng phí môi giới hơn 1.950.635 tỷ đồng.

a 3- Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ

Quỹ đầu tư là tổ chức đầu tư tập thể, hoạt động đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư hoạt động dưới sự quản lý của công ty quản lý quỹ và chịu sự giám sát của các ngân hàng.

Theo báo cáo của công ty chứng khoán Barings (Anh) thì tính đến cuối năm 1996 có 8 quỹ đầu tư đã đầu tư vào Việt Nam và Đông Dương với số vốn lên đến 400 triệu USD. Sau khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập cùng với sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, thì Việt Nam đã trở thành điểm đến khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư. Tính đến cuối tháng 10/2009, thị trường đã có 46 công ty quản lý quỹ được cấp phép hoạt động (01 công ty đã giải thể tháng 7/2009) với tổng số vốn điều lệ gần 1.835 tỷ đồng (năm 2009 chỉ có 4 công ty được thành lập mới); có 20 quỹ đầu tư chứng khoán (4 quỹ công chúng và 16 quỹ thành viên) với tổng số vốn huy động là 12.757 tỷ đồng (1 quỹ giải thể và 1 quỹ tăng vốn); và 29 văn phòng đại diện hoạt động. Có 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh là MAFPF1, PRUBF1, VFMVF1, VFMVF4.

a 4- Quy mô huy động vốn qua thị trường chứng khoán

Qua 9 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng giữ vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế và khẳng định vai trò không thể thiếu được trong sự vận hành nền kinh tế. Quy mô vốn huy động qua thị trường chứng khoán cụ thể qua bảng sau:

Chỉ

tiêu Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ Upcom

Số CK NY (1 CK) 261 196 61 4 Tỷ trọng (%) 100 75.09 23.37 1.54 Khối lượng 10.808.767.089 10.423.317.994 133.393.565 252.055.530

GT NY (triệu đồng) 120.093.092 104.233.180 13.339.357 2.520.555 Tỷ trọng (%) 100 86.79 11.11 2.10 HNX Số CK NY (1 CK) 799 257 508 34 Tỷ trọng (%) 100 32.17 63.58 4.25 Khối lượng CK NY 5.645.320.282 3.654.746.640 1.663.140.000 327.433.642 Tỷ trọng (%) 100 64.74 29.46 5.8 GT NY (triệu đồng) 205.699.553 36.547.466 166.314.000 2.838.086 Tỷ trọng (%) 100 17.77 80.85 1.38 Số CK NY (1 CK) 1060 453 569 4 34

KL NY (ngàn CK) 16.454.087.371 14.078.064.634 1.796.533.56 5 252.055.530 327.433.642 GT NY (triệu đồng) 325.792.645 140.780.646 179.653.357 2.520.555 2.838.086

Bảng tỷ trọng vốn hóa thị trường với GDP

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 TT (%) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 22.7 43 20 42

Qua bảng ta thấy huy động vốn qua thị trường chứng khoán chủ yếu bằng các công cụ: Cổ phiếu, trái phiếu, và chứng chỉ quỹ đầu tư. Điều này cho thấy tính đa dạng trong việc huy động vốn của nền kinh tế chưa cao. Vốn công cụ huy động chiếm tỷ trọng lớn là cổ phiếu, các công cụ tài chính khác chưa có sự quan tâm đúng mức của nhà đầu tư.

Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 22/12/2009, lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán (theo hồ sơ cấp phép phát hành) kể từ đầu năm đạt 18.668 tỷ đồng, đấu giá cổ phần hoá đạt 2.124 tỷ đồng.

Năm 2008, Ban Quản lý phát hành Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử lý và trình cấp phép 92 hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng; 22 trường hợp chào bán riêng lẻ, tổng lượng phát hành đạt hơn 12.000 tỷ đồng.

a 5- Thực trạng hoạt động đầu tư chứng khoán

So với những ngày đầu thị trường mới thành lập thì ngày nay hoạt động đầu tư chứng khoán đã có những bước phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sau. Số lượng tài khoản tính đến cuối tháng 10/2009 vào khoảng 766.725 tài khoản (trong đó nhà đầu tư có tổ chức là 3.147 tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 763.578 tài khoản).

tâm của hầu hết tầng lớp dân cư. Về loại chứng khoán lựa chọn đầu tư thì kết quả khảo sát cho thấy 75% nhà đầu tư lựa chọn đầu tư cổ phiếu đã niêm yết, như vậy chứng khoán niêm yết có tính thanh khoản cao luôn là sự lựa chọn của nhà đầu tư. Về quy mô đầu tư, nhà đầu tư có số vốn đầu tư vào chứng khoán có mức dưới 100 triệu đồng chiếm gần 50% số lượng nhà đầu tư tham gia khảo sát. Điều này cho thấy, đầu tư chứng khoán còn mang tính nhỏ lẻ và chưa thật sư hấp dẫn để nhà đầu tư mạnh dạn tập trung vốn vào lĩnh vực này. Về thời hạn đầu tư, thì thời hạn đầu tư ngắn hạn (dưới 6 tháng) chiếm khoảng 50% số lượng nhà đầu tư, điều này dễ gây bất ổn cho thị trường. Và về nguồn tin khi tham gia thị trường, qua khảo sát cho thấy 38% được thông tin qua Internet, điều này cho thấy công tác tuyên truyền sâu rộng đến nhà đầu tư là chưa cao và vì vậy rất dễ gây sự hoãng loạn khi mà thông tin thiếu chính xác, thiếu cơ sở của một vài trang tin lá cải.

Qua khảo sát nhỏ trên cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều bất cập trong việc tuyên truyền sâu rộng kiến thức về chứng khoán cho mọi tầng lớp dân cư, nhất là các tỉnh xa xôi thì chứng khoán là khái niệm còn khá mới mẻ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao họat động của thị trường chứng khoán (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w