II. Các giải pháp:
5. Giải pháp về thuế
Chính sách và pháp luật thuế giai đoạn 2006-2010 để đáp ứng được quá trình hội nhập và mở cửa thị trường.
Chính sách pháp luật thuế hiện hành được sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm mức điều tiết, nhưng mở rộng đối tượng chịu thuế nên hầu hết các sắc thuế đã thực hiện tốt chức năng điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp và dân cư, đã tiến gần đến mục tiêu đảm bảo nghĩa vụ thuế công bằng, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa người trong nước và người nước ngoài; thực hiện đúng các cam kết hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác, đang góp phần đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO.
Để đảm bảo chính sách nhất quán mở cửa thị trường nói chung và thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế, chúng tôi chủ trương tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế theo hướng đồng bộ, cơ cấu hợp lý, khuyến khích đầu tư, xuất khẩu, đổi mới công nghệ, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế, hải quan nhằm đảm bảo chính sách động viên GDP phù hợp với điều kiện Việt Nam và tiến dần tới thông lệ quốc tế.
Những năm tới trình Quốc hội sửa đổi và bổ sung Luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế tài nguyên và pháp luật phí, lệ phí (sửa đổi) và trình Quốc hội ban hành mới các Luật: thuế bảo vệ môi trường; thuế tài sản; thuế sử dụng đất; thuế thu nhập cá nhân thay cho pháp lệnh thuế TNCN đối với người có thu nhập cao hiện hành và Luật quản lý thuế – một bước đột phá trong hành chính thuế ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.
6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng để giảm bớt khó khăn và chi phí cho nhà đầu tư. Thực chất hoạt động của nhà đầu tư là kinh doanh có lãi, vì thế muốn họ làm ăn lâu dài và đóng góp cho đất nước thì phải tạo thuận lợi và cố gắng giảm tối đa các chi phí nhất là chi phí liên quan đến cơ sở hạ tầng. Cần ưu tiên đặc biệt việc cung cấp đầy đủ, liên tục điện, nước sạch, internet cho doanh nghiệp nước ngoài. Giảm các phí hàng hoá, dịch vụ (điện thoại quốc tế, internet, cầu cảng…). 7. Phân bổ hợp lý nguồn vốn FDI vào những vùng, ngành theo hướng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời phù hợp với xu thế chuyên môn hoá giữa các nước và đảm bảo sự phát triển bền vững. Để nâng cao hiệu quả đầu tư cũng nên có chính sách khuyến khích hơn nữa trong việc thu hút vốn và công nghệ hiện đại của nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá xuất khẩu, chế biến, ứng dụng công nghệ thông tin, sinh học, điện tử, vật liệu mới, công nghiệp cơ khí. Nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc : một mặt có chính sách ưu đãi nhiều hơn cho đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhưng mặt khác tiếp tục tăng thu hút đầu tư vào những vùng có lợi thế (là những
vùng nước ngoài muốn đầu tư), để rồi phát huy vai trò của các vùng này như vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở những vùng ít lợi thế hơn.
8. Cuối cùng nhằm đảm bảo vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng một cách ổn định, lâu dài và được sử dụng có hiệu quả, Việt Nam cần nâng cao chất lượng nguồn lực lao động, tránh rơi vào cái bẫy chi phí lao động thấp, bởi không lâu lợi thế này sẽ giảm dần và mất đi, thay vào đó đòi hỏi phải có một lực lượng lao động có tri thức, sức khoẻ, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp mới có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
MỤC LỤC
A. Cơ sở lí thuyết của mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng kinh tế...1
I. Cơ sở lí thuyết để xét mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng kinh tế:...1
II. Vai trò của các nguồn vốn và mối quan hệ giữa các nguồn vốn:...9
1. Vai trò của nguồn vốn trong nước:...9
2. Vai trò của nguồn vốn nước ngoài:...11
3. Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài:...13
B/Tình hình thu hút vốn FDI của VN trong những năm qua: 10 nước và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ( tính đến tháng 10/2005) – Tr.USD...14
1. Đánh giá vai trò của vốn ĐTNN...17
2. Vai trò của vốn FDI trong phát triển kinh tế – xã hội ở Việt Nam...18
C-Một số giải pháp thu hút vốn FDI...22
I/ Một số hạn chế trong thu hút FDI tại Việt Nam...22
II. Các giải pháp:...24
1. Về pháp luật, chính sách:...24
2. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN:...26
3. Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động XTĐT:...27
4. Giải pháp về lao động tiền lương...28