II. Các giải pháp:
2. Về quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTNN:
- Đẩy mạnh việc triển khai phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc tiến hành đều đặn chương trình giao ban Vùng; duy trì, nâng cao chất lượng các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. (Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường ĐTNN ở Việt Nam đối với các nhà ĐTNN tiềm năng).
- Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập qũy, vay vốn đầu tư ; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động ĐTNN ở cả trung ương lẫn địa phương.