Anh epipolar hay hình học epipolar của ảnh được áp dụng trong đo vẽ ảnh số để giúp nhìn lập thể và đẩy nhanh quá trình tìm điểm cùng tên. Khi đã biết các yếu tố định hướng tương đối hoặc định hướng ngoài của một cặp ảnh có thể thiết lập được hình học epipolar của cặp ảnh đó.
Hình 10 mô tả điều kiện đồng phẳng (coplanarity condition) và thể hiện các giao tuyến của mặt phẳng epipolar (mặt phẳng L1PL2) với các mặt phẳng của ảnh trái và ảnh phải. Các giao tuyến này: pk và p’k’ được gọi là các đường thẳng
epipolar. Các đường epipolar này có vai trò quan trọng, chẳng hạn khi biết vị trí của điểm p (ảnh của điểm thực địa P) trên ảnh trái thì điểm cùng tên trên ảnh phải p’ phải nằm trên đường thẳng epipolar p’k’. Đường thẳng epipolar p’k’ này có thể được xác định dựa trên cơ sở đã biết các yếu tố định hướng của cặp ảnh. Hình học epipolar của ảnh có thể được áp dụng để giảm thiểu đáng kể thời gian tính toán các hệ số tương quan. Ví dụ hệ số C trong công thức (3.6). Theo công thức (3.6) thì số lần tình hệ số C là (m-n+1)2 lần, tuy nhiên sau khi tạo được hình học epipolar của ảnh thì số lần phải tính hệ số C giảm xuống còn (m-n+1) lần.
Một trong các ứng dụng quan trọng của ảnh epipolar là tính tóan mô hình độ cao số từ đó có thể nội suy được đường đồng mức và tạo ra nhiều sản phẩm khác. Quá trình tính tóan này được thực hiện gần như tự động. Tuy nhiên quá trình này cũng gặp một số vấn đề, ví dụ như các vùng địa hình có độ phủ thực vật dày đặc hoặc có cấu trúc lặp lại hay tại các vùng đô thị, nơi có nhà cửa dày đặc.
CHƯƠNG 4