Sai số trong quá trình tạo mô hình độ cao số tự động

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ ẢNH LẬP THỂ (Trang 52)

Ưu thế của phương pháp đo ảnh số đối với các phương pháp truyền thống trong công tác thành lập mô hình bề mặt địa hình là khả năng tự động hoá tạo mô hình độ cao số. Độ cao các điểm địa hình được tạo ra bằng thuật toán khớp ảnh dựa trên thị sai giữa hai tấm ảnh. Quá trình khớp ảnh có độ chính xác trong khoảng

5 , 0 15 , 0 ÷ kích thước pixel.

Phương pháp tạo mô hình độ cao số tự động thường sử dụng là phương pháp tạo mạng lưới các điểm độ cao dạng lưới điều hoà (regular grid), sau đó sử dụng các thuật toán nội suy tạo mạng tam giác không đều hoà từ mạng lưới điều hoà. Quá trình tạo lưới điều hoà và nội suy mạng tam giác không điều hoà (TIN – Triangulation Irregular Network) từ các điểm độ cao của mạng lưới điều hoà diễn ra hoàn toàn tự động và nhanh chóng, tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho con người.

Tuy nhiên, trong quá trình tạo mô hình độ cao tự động từ mô hình lập thể còn tồn tại một số vấn đề như sau:

 Trong trường hợp khu vực đo vẽ là khu vực quang đãng, địa hình biến đổi liên tục, không có nhiều yếu tố địa vật như dân cư, cây trồng, … Đó là những khu vực như vùng đồng bằng, vùng bình nguyên hoặc những vùng tương tự. Trong những khu vực như vậy, việc tạo mô hình độ cao số tự động sẽ cho kết quả rất tốt nếu lựa chọn mật độ phân bố các điểm độ cao của mô hình (kích thước ô lưới trong mạng lưới điều hoà) ở một mức độ phù hợp. Bởi vì các điểm độ cao nội suy trong trường hợp này là nội suy tự động như vị trí của các điểm độ cao vẫn nằm trên bề mặt đất và khả năng thể hiện bề mặt địa hình ở mức độ phù hợp cao.

 Tuy nhiên, thực tế bề mặt địa hình thông thường bao gồm cả những yếu tố địa vật như dân cư, cây cối, các hệ thống giao thông, thuỷ hệ; và những yếu tố đặc trưng của địa hình như các đường đứt gãy của địa hình (breaklines),

các vùng có bề mặt thay đổi bất thường, các vùng trên ảnh không đầy đủ thông tin, . . Đối với trường hợp như vậy, khi hệ thống tự động nội suy các điểm độ cao sẽ không tự xác định các vị trí đặc trưng của địa hình và các vị trí có địa vật như nhà hoặc cây bao phủ. Do đó sẽ có những điểm trong mô hình độ cao sẽ nằm trên các mái nhà, ngọn cây v.v. như vậy mô hình sẽ không thể hiện chính xác bề mặt địa hình khu đo.

Do đó quá trình tạo mô hình độ cao số tự động muốn đạt yêu cầu về độ chính xác biểu thị thì phải có sự tác động của bàn tay con người theo cách:

 Phần mềm hệ thống sẽ nội suy tự động các điểm độ cao trên toàn khu đo.  Con người dựa trên mô hình lập thể xác định các yếu tố đặc trưng của địa

hình và hiệu chỉnh những điểm độ cao không phù hợp (điểm độ cao trên mái nhà, ngọn cây,..) do mô hình tạo ra.

Dựa vào các đặc điểm trên chúng ta nhận thấy, độ chính xác của mô hình độ cao số khi thể hiện bề mặt địa hình phụ thuộc những yếu tố cơ bản sau:

 Độ phân giải hình học và độ phân giải bức xạ của ảnh quét.

 Đặc điểm địa hình khu đo, mức độ phức tạp của địa hình và mức độ phân bố các đối tượng trên bề mặt địa hình.

 Khả năng đo đạc của người đo và khả năng phát hiện các yếu tố đặc trưng của địa hình.

 Số lượng các điểm độ cao cần nội suy trên một đơn vị diện tích được chọn và khả năng xử lý của hệ thống máy tính.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ ẢNH LẬP THỂ (Trang 52)