Các kết quả thí nghiệm cho thấy giống bầu gốc ghép B1 và B2 có khả năng chống chịu với bệnh chết cây do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra tương đương nhau, do đó thử nghiệm diện rộng quy trình trồng bầu ghép được tiến hành trên giống bầu gốc ghép B1. Kết quả thử nghiệm cho thấy ở thời điểm 60 NST, lô trồng giống bầu F1-449 và F1-6168 ghép trên giống bầu gốc B1 không bị bệnh chết cây, trong khi tỷ lệ bệnh chết cây ở những lô trồng bầu không ghép là > 7%. Tại thời điểm 70 NST, tỷ lệ bệnh chết cây ở những lô trồng bầu ghép là < 1% thấp hơn có ý nghĩa (p < 0,05) qua trắc nghiệm T-test so với tỷ lệ bệnh chết cây là > 16,38% ở những lô trồng bầu không ghép. Đến 80 NST, ở những lô trồng bầu ghép tỷ lệ bệnh chết cây là < 4% thấp hơn rất có ý nghĩa (p <0,01) qua trắc nghiệm T-test so với tỷ lệ bệnh chết cây là > 27% ở những lô không ghép (Bảng 3.7).
26
Như vậy, giống bầu F1-449 và F1-6168 được ghép trên giống bầu gốc ghép B1 bệnh chết cây xảy ra muộn và tỷ lệ bệnh chết cây rất thấp so với không ghép. Các kết quả thử nghiệm diện rộng trồng dưa hấu An tiêm 95 và Hắc mỹ nhân 777 ghép trên giống bầu gốc ghép B1 tại Trà Vinh cho thấy những ruộng trồng dưa hấu ghép không bị bệnh chết cây do vi khuẩn Ralstonia solanacearum
và nấm Fusarium sp. gây ra, trong khi những ruộng không ghép có tỷ lệ bệnh chết cây từ 30,82 – 41,53% ở giống An tiêm 95 và 29,8 – 43,2% ở giống Hắc mỹ nhân 777 (Ngô Quang Vinh và Chu Trung Kiên, 2006).
Bảng 3.7: Tỷ lệ cây bầu ghép bị chết do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra trong vụ Đông Xuân 2011-2012
Nghiệm thức Tỷ lệ bệnh (%) 50 NST 60 NST 70 NST 80 NST N1/G1 0,00 0,00 0,92* 3,39** N1 0,92 7,09 19,43 27,76 Pro. 0,0206 < 0,0001 N2/G1 0,00 0,00 0,80* 2,51** N2 0,85 8,16 16,38 27,05 Pro. 0,0374 0,0016
Trong cùng một cột dấu (*) và (**) cho biết các giá trị trung bình khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,05 và p = 0,01 qua trắc nghiệm T-test. NST là ngày sau trồng. N1/G1 là giống bầu F1-449/giống bầu B1, N2/G1 là giống bầu F1-6168/giống bầu B1, N1 là giống bầu F1-449 và N2 là giống bầu F1-6168 không ghép.
Năng suất quả ở những lô trồng bầu ghép cao hơn rất có ý nghĩa (p < 0,01) so với năng suất quả ở những lô trồng bầu không ghép đối với cả giống bầu F1- 449 và F1-6168 (Hình 3.2). Lợi nhuận tăng thêm từ một ha trồng bầu ghép đạt > 21 triệu đồng/vụ so với trồng bầu cùng giống không ghép, tương ứng mức MRR > 478% (Phụ lục).
27
Như vậy, các kết quả thử nghiệm diện rộng cũng cho thấy trồng giống bầu F1-449 và F1-6168 ghép trên giống bầu gốc B1 có khả năng hạn chế > 96% số cây bầu bị chết do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây ra, góp phần đảm bảo thu nhập cho người trồng bầu và làm tăng lợi nhuận > 21 triệu đồng/ha/vụ so với trồng bầu cùng giống không ghép.
Kết quả thử nghiệm cũng cho thấy, bệnh chết cây là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế trong sản xuất bầu tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, ngoài ra các bệnh hại do virus gây ra xuất hiện khá sớm và rất phổ biến trên cả bầu ghép và không ghép do đó năng xuất quả của các giống bầu thử nghiệm khá thấp. Mức độ và diễn biến bệnh hại do virus gây ra trên bầu ghép và không ghép là tương đương nhau (Phụ lục).
Hình 3.2: Năng suất bầu ghép trồng vụ Đông Xuân 2011-2012. Trong cùng một thử nghiệm, dấu (**) ở trên đỉnh mỗi cột cho biết sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất p = 0,01 qua trắc nghiệm T-test. N1/G1 là giống bầu F1- 449/giống bầu B1, N2/G1 là giống bầu F1-6168/giống bầu B1, N1 là giống bầu F1-449 và N2 là giống bầu F1-6168 không ghép.
28
Chƣơng IV