Giải pháp về đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa trong khu vực công ở Việt Nam (Trang 67)

- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu từ trung ương đến địa phương. Thường xuyên mở các lớp đào tạo cơ bản, nâng cao nghiệp vụ về đấu thầu.

- Phải thực hiện nghiêm các điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu: cá nhân khi tham gia hoạt động đấu thầu phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu và phải có trình độ chuyên môn, năng lực, kinh

61

nghiệm, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của gói thầu; kiên quyết không cho cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu khi không đủ các điều kiện theo quy định. Phải xử lý nghiêm Chủ đầu tư, Bên mời thầu sử dụng cá nhân không đủ điều kiện tham gia hoạt động đấu thầu.

- Xiết chặt việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở đào tạo về đấu thầu, công khai thông tin về các cơ sở đào tạo không đạt chất lượng trên trang điện tử về đấu thầu.

- Thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở đào tạo về đấu thầu, để phát hiện các cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng, không có tên trong danh sách cơ sở đào tạo về đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, loại bỏ những cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng, những cơ sở đào tạo chui. Công khai thông tin về các cơ sở đào tạo kém chất lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Kiên quyết, xử lý, cấm hoạt động đối với các cơ sở đào tạo không đảm bảo chất lượng.

- Trong đấu thầu thì Luật đấu thầu là công cụ quản lý nhà nước cao nhất, trong quản lý xã hội có Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật hình sự, , vv... , đối với hoạt động của doanh nghiệp có Luật doanh nghiệp là công cụ quản lý nhà nước cao nhất; các Luật này đều là môn học bắt buộc trong các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành luật, trong khi Luật đấu thầu lại không phải là một môn học trong các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành luật. Do vậy, kiến nghị Chính phủ nghiên cứu đưa Luật đấu thầu trở thành môn học trong các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành Luật kinh tế.

- Hiện tại với một khóa học để được cấp chứng chỉ về đấu thầu là ba ngày (đã bao gồm khai giảng, bế giảng và cấp chứng chỉ), số lượng tiết học như vậy là quá ngắn so với lượng kiến thức về pháp luật đấu thầu; khung

62

đào tạo để cấp chứng chỉ hiện nay chủ yếu là tìm hiểu luật, nghị định hướng dẫn về đấu thầu, trong khi chưa có lớp chuyên sâu đào tạo về công tác lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Do vậy, trong thời gian tới, kiến nghị Chính phủ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) điều chỉnh khung đào tạo về đấu thầu để mở rộng đào tạo đối với việc hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ thầu và đánh giá hồ sơ thầu, tăng số tiết học để cấp chứng chỉ.

- Kiến nghị Chính phủ không nên để các Trung tâm đào tạo về đấu thầu tự tổ chức thi và cấp chứng chỉ về đấu thầu vì như vậy thì không đánh giá đúng chất lượng của học viên khi tham gia khóa học. Hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên chủ trì tổ chức các cuộc thi chung để cấp chứng chỉ về đấu thầu trên phạm vi cả nước để tránh tình trạng bệnh thành tích ở các Trung tâm đào tạo về đấu thầu. Nên nghiên cứu phương thức thi trực tuyến để đảm bảo chất lượng đầu ra cho học viên.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa trong khu vực công ở Việt Nam (Trang 67)