sắm hàng hóa, [16]
- Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng.
Việc ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng phải kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế và xu hướng hội nhập quốc tế, tránh tình trạng ban hành, phổ biến chậm các văn bản quy phạm pháp luật, không phù hợp với thực tế và xu hướng hội nhập quốc tế.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng.
Thường xuyên mở các lớp đào tạo cơ bản, đào tạo nâng cao cho cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu; đảm bảo cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu hiểu đúng pháp luật đấu thầu; đồng thời phải thường xuyên thanh, kiểm tra các cơ sở đào tạo về đấu thầu để loại bỏ các cơ sở đào tạo kém chất lượng, cơ sở đào tạo chui, tránh tình trạng đào tạo dàn trải, hiệu quả không cao.
- Tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Chủ đầu tư phải tổ chức tổng kết, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa theo đúng các quy định hiện hành về pháp luật đấu thầu để đánh giá những mặt được, những mặt chưa được, từ đó có biện pháp khắc phục, rút kinh nghiệm. Báo cáo phải đảm bảo trung thực,
19
đúng thực tế, nghiêm cấm việc báo cáo mang nặng tính thành tích, không trung thực.
- Quản lý hệ thống thông tin về đấu thầu trên phạm vi cả nước bao gồm Tờ báo về đấu thầu, trang thông tin điện tử về đấu thầu và mạng đấu thầu quốc gia.
Đảm bảo thông tin về đấu thầu phải được cập nhật liên tục, thường xuyên, đảm bảo đúng, đủ thời gian và nội dung đăng tin; Quản lý tốt hệ thống thông tin điện tử về đấu thầu sẽ đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đấu thầu, hiệu quả đấu thầu được nâng cao, ngược lại nếu không quản lý tốt thì sẽ không đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đấu thầu, dễ dẫn đến tình trạng thông thầu, có lợi cho một số nhà thầu tham gia đấu thầu.
- Hợp tác quốc tế về đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Tích cực trao đổi, hợp tác quốc tế trong đấu thầu để học hỏi kinh nghiệm đấu thầu, quản lý đấu thầu của các nước phát triển, để từ đó nghiên cứu, áp dụng vào triển khai thực tế tại Việt Nam.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu mua sắm hàng hóa và xử lý vi phạm về đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
Có kế hoạch kiểm tra, thanh tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất trong đấu thầu nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm xảy ra trong đấu thầu. Phải giải quyết kịp thời những kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu để có biện pháp khắc phục khi có vi phạm xảy ra; kiên quyết xử lý đối với mọi cá nhân, tổ chức vi phạm và việc giải quyết xử lý vi
20
phạm phải được công khai trên Báo đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu.
1.2. Kinh nghiệm quản lý đấu thầu mua sắm công của một số nƣớc trên thế giới và bài học cho việt nam
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý đấu thầu mua sắm công của một số nước trên thế giới
- Kinh nghiệm của Pháp, [23]:
Ngày 17/3/2009, Chính phủ Pháp ban hành Nghị quyết số 2009-300 về việc thành lập cơ quan có thẩm quyền quốc gia mang tên “Cơ quan mua sắm tập trung của Nhà nước” (ký hiệu là SAE), đây là cơ quan mua sắm thuộc Bộ trưởng đặc trách ngân sách thực hiện các hoạt động mua sắm công. Đối tượng mua sắm tập trung là các thiết bị, đồ dùng văn phòng; các thiết bị tin học, chương trình phần mềm và các dịch vụ có liên quan; các thiết bị và dịch vụ viễn thông; các dịch vụ chuyên chở hàng hóa và người; bảo trì các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện không thuộc dạng chuyên dùng; nhiên liệu, dầu nhờn; các thiết bị và dịch vụ in ấn; năng lượng và các loại chất lỏng. Phương thức mua sắm được cơ quan mua sắm tập trung của Nhà nước Pháp áp dụng là phương pháp đấu thầu (đấu thầu rộng rãi, hạn chế và đấu thầu chuyên dùng).
Cơ cấu tổ chức của SAE gồm giám đốc và một phó giám đốc giúp việc, cả giám đốc và phó giám đốc SAE có quyền ký tất cả các hợp đồng giao thầu, thỏa thuận khung và các hợp đồng thuộc thẩm quyền của cơ quan. Các thành viên khác của SAE là chuyên viên phụ trách mua sắm từ các Bộ khác; chuyên viên phụ trách mua sắm ở địa phương.
21
Tồn tại song song với SAE là Ban mua sắm, đứng đầu Ban mua sắm là giám đốc SAE, các thành viên bao gồm đại diện do mỗi Bộ chỉ định (là những người phụ trách mua sắm thường xuyên) và người phụ trách mua sắm của Cơ quan kiểm toán. Ban mua sắm có nhiệm vụ nghiên cứu các chiến lược và dự án mua sắm của SAE và các vấn đề liên quan đến việc lên chương trình các quy trình mua sắm, đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện các phương thức và hiệu quả hoạt động mua sắm công. Giám đốc SAE do Bộ trưởng đặc trách ngân sách bổ nhiệm triển khai những định hướng do Ban định hướng đề ra và báo cáo kết quả thực hiện.
Cơ chế mua sắm công của Pháp có những ưu điểm như:
Tạo sự đồng bộ trong cách thức tổ chức thực hiện cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc, nâng cao hiệu quả chi tiêu của hoạt động mua sắm công;
Cơ quan mua sắm công không bị đặt dưới một cơ quan chủ quản khác, vì vậy làm giảm số lượng các cơ quan ra quyết định mua sắm công, tiết kiệm ngân sách;
Tạo điều kiện để cạnh tranh hợp lý, đảm bảo thống nhất về mặt hàng và giá cả, tiết kiệm chi phí, đảm bảo tính hiệu quả, chuyên nghiệp trong mua sắm công.
- Kinh nghiệm của Hàn Quốc, [22,23]:
Hệ thống cơ quan mua sắm công tập trung của Hàn Quốc bao gồm: Trung tâm mua sắm công tập trung Trung ương (Public Procurement Service – PPS, gọi tắt là Trung tâm mua sắm công) thuộc Bộ Kế hoạch và Tài chính, do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Tài chính làm Giám đốc và có 11 văn phòng khu vực với khoảng 945 nhân viên. Trung tâm mua sắm công
22
chịu trách nhiệm về việc mua sắm hàng hóa đối với các cơ quan thuộc Chính phủ (có giá trị trên 100 nghìn USD) và công trình xây dựng (có giá trị trên 3 triệu USD). Đối với việc mua sắm hàng hóa và công trình xây dựng của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương thì do các cơ quan của chính quyền địa phương tự tiến hành, tuy nhiên phải thực hiện thông qua hệ thống mua sắm công điện tử trực tuyến hoặc có thể đề nghị Trung tâm mua sắm công tập trung Trung ương, văn phòng trung tâm mua sắm công khu vực tiến hành thực hiện giúp.
Từ năm 2002, Hàn Quốc thiết lập hệ thống mua sắm công điện tử trực tuyến đối với hoạt động mua sắm hàng hóa và công trình xây dựng. Hệ thống mua sắm công điện tử trực tuyến được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Mua sắm công điện tử trực tuyến được tiến hành theo 04 bước: nộp hồ sơ tham gia đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, giao nhận hàng hóa và thanh toán. Tất cả 04 bước này đều được thực hiện trực tuyến (online). Mọi cơ quan có nhu cầu mua sắm đều phải công bố công khai trên mạng, danh sách các nhà cung cấp sản phẩm cũng được đăng tải công khai trên mạng. Các đơn vị dự thầu trong quá trình đấu thầu thực hiện dịch vụ không phải cung cấp các văn bản để chứng minh năng lực kinh doanh, tài chính, vv... mà trách nhiệm này thuộc về Trung tâm mua sắm công tập trung. Trung tâm sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin liên quan đến các đơn vị dự thầu trên mạng. Để tránh hiện tượng thông thầu, việc chấm thầu sẽ được tiến hành trên mạng bằng hệ thống chấm điểm tự động. Kết quả chấm thầu tự động chuyển lên mạng để thông báo công khai nên tránh việc sửa chữa kết quả, làm sai lệch kết quả chấm thầu và kết quả này được lưu giữ vào dữ liệu gốc để làm căn cứ xử lý các vụ khiếu nại, tố cáo tham nhũng trong quá trình đấu thầu.
23
Đối với các công trình xây dựng phức tạp (ví dụ như giao thông) thì bên cạnh việc áp dụng hệ thống mua sắm công điện tử trực tuyến, Hàn Quốc có quy định về việc thành lập Hội đồng chấm thầu (trong danh sách 50 chuyên gia, chọn 05 chuyên gia tham gia Hội đồng chấm thầu) để chấm điểm lựa chọn nhà thầu.
Hiện nay, ở Hàn Quốc có tới 95% các cơ quan sử dụng mua sắm công điện tử (trong số 44 nghìn cơ quan nhà nước sử dụng mua sắm công điện tử thì có 13% là các cơ quan thuộc chính quyền trung ương, 18% là các cơ quan thuộc chính quyền địa phương và trong số 228 nghìn doanh nghiệp cung cấp thì 39% là cung cấp hàng hóa, 38% xây dựng, 21% dịch vụ và 2% mua sắm nước ngoài).
Tỷ lệ khiếu nại liên quan đến hoạt động mua sắm công điện tử trực tuyến ở Hàn Quốc có chiều hướng tăng lên trong nhiều năm gần đây. Đây là tín hiệu đáng mừng vì trước đây do thông tin liên quan đến các thủ tục mua sắm công không rõ, ít công khai, minh bạch nên doanh nghiệp không biết để khiếu nại. Nay, do sử dụng mua sắm công điện tử trực tuyến nên chỉ một sơ suất nhỏ hoặc nếu thấy có nghi ngờ về kết quả đấu thầu cung cấp dịch vụ thì lập tức doanh nghiệp khiếu nại để đề nghị làm rõ. Việc thực hiện hệ thống mua sắm công điện tử trực tuyến đã tăng cường tính công khai, minh bạch, góp phần phòng ngừa tham nhũng (qua khảo sát xã hội
học do ACRC tiến hành, trước đây mua sắm công được coi là lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao, thì nay do áp dụng mua sắm công điện tử trực tuyến nên lĩnh vực này được đánh giá là lĩnh vực ít có nguy cơ tham nhũng).
Chính phủ Hàn Quốc có các quy định bắt buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện mua sắm công điện tử trực tuyến và phải tiến hành thanh
24
kiểm tra thường xuyên hoạt động này và lập đường dây nóng để tiếp nhận các khiếu tố liên quan đến mua sắm công.
Theo Tổng cục Mua sắm công Hàn Quốc, tiết kiệm chi phí giao dịch qua hệ thống đấu thầu điện tử của Hàn Quốc năm 2012 là 8 tỷ USD, trong đó phía tư nhân là 6,6 tỷ USD, Nhà nước là 1,4 tỷ USD; giảm 7,8 triệu trang tài liệu giấy mỗi năm.
1.2.2. Bài học cho Việt Nam
Cả Pháp và Hàn Quốc đều có cơ quan riêng phụ trách vấn đề mua sắm liên Bộ trực thuộc Bộ Tài chính (Bộ Kế hoạch - Tài chính), việc triển khai mua sắm theo mô hình này đã đảm bảo những lợi ích như hiệu quả kinh tế, đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí, vv.., còn ở Việt Nam hiện nay, mỗi Bộ đều có cơ quan mua sắm riêng, các cơ quan mua sắm này độc lập với nhau và do Thủ trưởng cơ quan mua sắm quyết định việc mua sắm; do vậy, việc triển khai mua sắm không đồng nhất về giá, tính cạnh tranh, minh bạch không cao, tăng chi phí trong công tác đấu thầu, vv..., Do vậy, Việt Nam nên nghiên cứu, triển khai mô hình mua sắm công của Chính phủ Pháp và Chính phủ Hàn Quốc.
Hệ thống mua sắm công điện tử của Chính phủ Hàn Quốc đem lại nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục trong công tác đấu thầu; còn hệ thống mua sắm công của Việt Nam chủ yếu là thủ công và việc mua sắm lại tách biệt giữa các Bộ, ngành, địa phương; do vậy làm tăng thời gian, chi phí trong đấu thầu, tính công khai, minh bạch không cao, thủ tục hành chính cồng kềnh, vv.., do vậy, việc Việt Nam triển khai hệ thống mua sắm công điện tử theo mô hình của Hàn Quốc là bước đi đúng, góp phần phòng ngừa tham nhũng.
25
Ở Pháp và Hàn Quốc cơ quan tiến hành kiểm toán, thanh tra, kiểm tra không trực thuộc Chính phủ, còn ở Việt Nam cơ quan thanh tra chưa thực sự tách khỏi Chính phủ để trở thành cơ quan độc lập (nghĩa là cả bên mời thầu và Thanh tra đều thuộc Chính phủ; vì vậy, hoạt động của cơ quan này chưa phát huy hết vai trò của nó để kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt trong công tác quản lý đấu thầu thì còn nhiều Ban quản lý dự án hoạt động không bị bất kỳ ngành luật hay hệ thống pháp luật nào điều chỉnh, nên đã gây nhiều khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra. Do vậy, Việt Nam cần nghiên cứu để cơ quan này không thuộc Chính phủ nhằm phát huy hết vai trò của nó.
26
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA TRONG KHU VỰC CÔNG
Ở VIỆT NAM
2.1. Khái quát về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa trong khu vực công ở Việt Nam
2.1.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu [13, 16, 17]
- Đấu thầu rộng rãi: không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, bên
mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu.
- Đấu thầu hạn chế: được áp dụng trong một số trường hợp cụ thể
và phải mời tối thiểu 05 nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu.
- Chỉ định thầu: được áp dụng trong các trường hợp cụ thể và phải
xác định một nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải đáp ứng quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định.
- Mua sắm trực tiếp: được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có
nội dung tương tự được ký trước đó không quá 06 tháng và đơn giá không được cao hơn so với hợp đồng đã ký.
- Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa: được áp dụng
trong một số trường hợp cụ thể như giá gói thầu < 02 tỷ đồng, nội dung mua sắm là những hàng hóa thông dụng, vv...
27
- Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: được áp dụng khi
gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không áp dụng được các hình thức trên và phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2.1.2. Các phương thức đấu thầu [16]
- Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ: được áp dụng đối với đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC.
- Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ: được áp dụng đối với đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
- Phương thức đấu thầu hai giai đoạn: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu
hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và EPC có công nghệ phức tạp.
2.1.3. Nguồn ngân sách cho mua sắm hàng hóa trong khu vực công ở Việt Nam
- Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
- Nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý như vốn của các Tổ chức