Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 109)

Các doanh nghiệp ngay từ bây giờ cần xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp mình trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đánh giá đúng thực trạng, điểm mạnh điểm yếu cùa doanh nghiệp mình, tình hình thị trường bảo hiểm, định hướng phát triển cùa thị trường, các cam kết của nhà nước khi mở cửa thị trường. Từ đó xác định được cơ hội, thách thức của doanh nghiệp mình trong tình hình mới, nhàm chù động đối phó với mọi tình huống xảy ra khi thị trường mở cừa toàn diện.

Tận dụng một số bảo hộ nhất định của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Phối hợp với các doanh nghiệp khác thực hiện đầy đủ nghiêm túc các quy chế, chính sách cùa Cơ quan quản lý và thực hiện nghiêm pháp luật của Nhà Nước trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm để phát triển thị trường an toàn, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ toàn diện, an toàn và lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bàn của nền kinh tế và dân cư, thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bào hiểm. Đề tài “Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam” tác giả đà hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:

- Hệ thống hoá nhừng lý luận cơ bàn về phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, khái niệm về bảo hiểm, bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bào hiểm phi nhân thọ, phân tích những nhân tố tác động đến thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và nghiên cứu kinh nghiệp phát triển thị trường bảo hiểm ở một số nước trong khu vực và trên thế giới.

- Luận văn đã phân tích thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thời gian qua về những thành tựu và hạn chế, chi ra các nguyên nhân hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm làm cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triền lành mạnh và hiệu quả cao hơn.

- Trên cơ sở nhừng lý luận và thực tiễn nghiên cứu, luận văn đã kiến nghị một số đề xuất giải pháp tiếp tục phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong thời gian tới. Các giải pháp tập trung vào việc phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, phát triển mạng lưới kênh phân phối sàn phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường, các doanh nghiệp cần sử đụng tối đa, có hiệu quà nguồn vốn đầu tư.

- Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị đổi với Bộ Tài chính, Hiệp hội bào hiểm Việt Nam trong việc xây dựng các văn bàn pháp luật, cơ chế chính sách, quy chế...tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường phát triền lành mạnh, an toàn và có hiệu quả.

Đây là một đề tài mới và tương đối phức tạp song với tấm lòng và nhiệt huyết của một cán bộ có trên mười năm công tác trong ngành, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong tổng thể các giải pháp của các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan quản lý nhà nước nhàm tiếp tục phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam ngày càng vững mạnh, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù rất cố gắng nhưng do trình độ nhận thức và kinh nghiệm còn hạn chế, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô, Quý bạn đồng môn, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

A. Tiếng Vỉêt

1. Bộ Tài chính (2006), Thị {rường bào hiếm Việt Nam năm 2005, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2005), Thị trường bào hiểm Việt Nam năm 2004, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. TS. Nguyễn Văn Định (2003), Giảo trình Quàn trị kinh doanh bào hiểm,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Huỳnh Văn Hoài (2001), Tỉm hiểu các văn bản pháp luật về kinh doanh

báo hiểm và bồi thường thiệt hại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

5. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2004), Giáo trình Đào tạo đại lý bào hiểm

Phi nhân thọ, Nxb Tài chính, Hà Nội.

6. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2005), Bản tin thị trường, Lưu hành nội bộ. 7. Lưu Nguyên Khánh (2001), “Cải cách mô hình tổ chức của các Công ty bào hiểm Trung Quốc”, Tạp chí Bào hiểm, (3), Tr. 13-16.

8. Lê Song Lai (2005), “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quà hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam”, Tạp

chí Thị trường bảo hiểm-Tải bào hiểm Việt Nam, (4), Tr. 1-9.

9. GS.TSHK. Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh (2001), Một sổ điều

cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiếm, Nxb Thống kê, Hà Nội.

10.PGS.TS. Hồ Sĩ Sà (2000), Giảo trình Bảo hiềm, Nxb Thống kê, Hà Nội. 1 l.TS. Ngô Kim Thanh (2003), “Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong xu thế hội nhập”, Tạp chỉ Bảo hiểm, (4), Tr. 4-7.

12.PGS.TS. Nguyễn Cao Thường (1998), Giáo trình Quàn trị kinh doanh Bảo

hiểm- Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13.Tạp chí thị trường Bảo hiểm-Tái bảo hiểm Việt Nam, số 4 năm 2003.

14.Tạp chí thị trường Bảo hiểm-Tái bảo hiểm, số 3 năm 2004.

15.Tạp chí bảo hiểm Châu Á, tháng 6 năm 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Vụ quản lý bảo hiểm (Bộ Tài chính), báo cáo thị trường bảo hiểm năm 2002, Lưu hành nội bộ.

B. Tiếng Anh:

1. 4th Asean Insurance Congress (2004), Country Report Maỉila, Philipines.

2. 5th Asean Insurance Congress (2005), Country Report Jakarta, Indonesia. 3. Dr. David Bland (1997), Principles and Practice, CII, London.

4. Me. Graw -H ill Irwin (2000), International Marketing, University o f California, USA.

5. Paul Frankland (1998), The A-Z o f General Insurance, Times Books International, Singapore.

6. Peter Hemphill (1996), Liability Exposure Mannual Asian Region, QBE Insurance.

7. Swiss Re (1996), A Reinsurance Mannual of the Non-Life Branches, Zurich.

8. Asian Insurance Review (2001, 2002). 9. Insurance Days (2003, 2004).

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 109)