Tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ:

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 54)

Như trong Chương I đã trình bày, hoạt động tái bào hiểm đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ là hết sức cần thiết và quan trọng, nhàm đảm bảo an toàn cho toàn thị trường. Vì vậy, khi Nhà nước mờ của thị trường bảo hiềm, thì đồng thời Bộ Tài chính cho phép thành lập ngay Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam vào ngày 27 tháng 9 năm 1994 và nay chuyển thành Tổng Công ty CP tái bào hiểm quốc gia Việt Nam. Hiện nay ở nước ta duy nhất chỉ có một công ty tái bào hiểm chuyên nghiệp trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Thông qua công ty này, thị trường bào hiềm Việt Nam đã quan hệ đối tác tin cậy với các thị trường bào hiểm uy tín hàng đầu trên thế giới như thị trường Anh, Đức, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông...

Trong khai thác bảo hiểm phi nhân thọ, rất nhiều loại hình bảo hiểm có số tiền bảo hiểm rất lớn và bắt buộc phải tái bảo hiểm ra thị trường quốc tế như: bảo hiểm hàng không, bảo hiểm dầu khí, trách nhiệm chủ tàu...và điều kiện, điều khoản bảo hiểm, phí bảo hiểm của các loại hình bào hiểm này sẽ do các nhà tái bào hiểm quốc tế quy định. Để đảm bào lợi ích của người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm trong nước, công ty tái bảo hiểm đã kết hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và thay mặt các công ty này đàm phán với các công ty tái bảo hiểm nước ngoài thống nhất được các điều kiện bảo hiểm một cách hợp lý nhất. Cũng bằng uy tín của mình, công ty cũng đã tiến hành đòi bồi thường nhượng tái bảo hiểm từ bên nước ngoài có hiệu quả mà các doanh nghiệp khác không thể làm được. Ngoài việc nhận tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp trong nước, thu xếp nhượng tái bảo hiểm ra thị trường nước ngoài, công ty còn thực hiện việc tái bảo hiểm lại cho các công ty bảo hiểm trong nước đối với các dịch vụ bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm khác trong nước khai thác được dịch vụ.

Cùng với sự phát triển cùa thị trường bảo hiểm, doanh thu tái bảo hiểm từ các doanh nghiệp trong nước ngày một tăng, phí nhượng tái bảo hiểm cho thị trường trong nước cũng tăng lên đáng kể. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Băng 2.5. Phí nhận tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm năm 2000-2005 (Đơn vị: tỳ đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Phí nhận TBH 263 418 531 617 712 832 Phí nhượng* 110 132 156 194 210 252 ---— --- i — ... ... ! . . ... — ... r ... —

* Phí nhượng cho doanh nghiệp bảo hiêm trong nước

Nguồn: Tạp chí Thị trường Bảo hiểm-Tái bào hiểm Việt Nam số 3 tháng 9/2004 (trang 2) và Thị trường bào hiểm Việt Nam năm 2005 (trang 14)-BỘ Tài chính.

Năm 2003, bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và nhận tái bảo hiểm từ thị trường bào hiểm các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore và Trung Quốc. Doanh thu nhận tái bảo hiểm từ nước ngoài liên tục tăng, từ 38 tỷ đồng năm 2003 lên 63 tỷ đồng năm 2004 và 98 tỷ đồng năm 2005.

Tình hình phí tái bảo hiểm ra thị trường nước ngoài và thu bồi thường từ thị trường nước ngoài của toàn bộ thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 đến 2005:

Bảng 2.6. Thống kê p h ỉ lái bào hiểm và thu bồi thường tái bào hiểm ( Đơn vị: tỳ đồng)

Năm 2003 2004 2005

Phí tái ra thị trường

nước ngoài 1.215 1.430 1.641

Thu bôi thường từ thị

trường nước ngoài 230 347 466

Nguôn: Bộ Tài chính- Thị trường bảo hiêm Việt Nam năm 2004 (trang 11), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005 (trang 9).

2.Ỉ.6. Đầu tư vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:

Thông qua hoạt động của mình, các doanh nghiệp bảo hiểm đã tích luỹ được một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển nền kinh tế. Nói cách khác bảo hiểm đã trờ thành một kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội Việt Nam. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, đầu tư là một trong những chức năng cơ bản, quyết định đến năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi chi trả tiền bồi thường bảo hiểm, công ty bào hiểm dùng số phí thu được để đầu tư tạo ra lợi nhuận. Nhất là trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, đầu tư trờ thành một vũ khí lợi hại giúp doanh nghiệp đứng vừng và tiếp tục phát triển. Nhờ có hiệu quà trong đầu tư mà các doanh nghiệp có thể đưa ra các mức phí bào hiểm cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng cho người tham gia bảo hiểm. Như vậy có thể nói kinh doanh bào hiểm thu phí và đầu tư là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Qua hơn 10 năm mở cửa thị trường, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam đã tích luỹ được khối tài sản, trích lập được quỹ dự phòng khá lớn. Đây là những nguồn chính để các doanh nghiệp đầu tư vào nền kinh tế.

Bảng 2.7 Tông tàỉ sàn của các doanh nghiệp bào hiểm qua các năm 2004- 2005 (Đơn vị: Tỳ đồng). STT Doanh nghiệp 2004 2005 1 Allianz 108 99 2 Bảo Long 131 120 3 Bảo Minh 1.517 1.562 4 Bảo Việt 1.752 2.324 5 PJICO 447 600 6 PTI 361 400 7 PVI 395 420 8 UIC 223 240 9 VIA 179 170 10 Việt Uc 99 120 11 Groupama 65 78 12 IAI 193 216 13 SVI 116 126 14 VASS 243 350 15 AAA 79 rr A Tông 5.830 6.904

Nguôn sô liệu: Bộ Tài chính, Thị trường bảo hiêm Việt Nam năm 2005 (trang

Bảng 2.8. Tổng quỳ dự phòng nghiệp vụ của các doanh nghiệp bào hiếm qua các năm 2004-2005 ('Đơn vị: Tỷ đồng).

STT Doanh nghiệp 2004 2005 1 Allianz 6 5 2 Bảo Long 44 61 3 Bảo Minh 602 700 4 Bảo Việt 1.122 1.477 5 PJICO 280 393 6 PTI 217 275 7 PVI 175 222 8 UIC 55 59 9 VIA 16 20 10 Việt Ưc 15 32 11 Groupama 1 1 12 IAI 2 4 13 SVI 18 24 14 VASS 11 37 15 AAA 3 rr» A Tông 2.565 3.313

Nguôn sô liệu: Bộ Tài chính-Thị trường bảo hiêm Việt Nam năm 2005 (trang 21)

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chịu tác động của hai yếu tố chủ yếu. Thứ nhất, nhu cầu thanh toán thường xuyên cho các khiếu nại bồi thường lớn hơn so với bảo hiểm nhân thọ. Thứ hai, doanh thu phí bào hiềm thiếu ổn định do các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ thường có hiệu lực tối đa là một năm, và khách hàng thường xuyên thay đổi

doanh nghiệp bào hiểm. Do các đặc điểm như vậy nên các khoản đầu tư thường có thời gian ngắn hạn và đòi hỏi tính thanh khoản cao. Do đó, các khoản đầu tư cùa doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thường là ngắn hạn, tập trung chủ yếu vào tiền gửi ngân hàng, hay trái phiếu chính phủ.

Bảng 2.9. Cơ cấu đầu tư năm 2005 cùa các doanh nghiệp (Đơn vị: Tỷ đồng):

STT Doanh nghiệp

Tiên gửi, trái phiếu Cổ phiếu BĐS, cho vay, uỷ thác đầu tư rp Ẳ Tỏng 1 Allianz 79 0 0 79 2 Bảo Long 65 35 25 125 3 Bảo Minh 680 218 84 982 4 Bảo Việt 1.276 4 147 1.426 5 PJICO 94 94 94 282 6 PTI 293 14 42 349 7 PVI 238 48 20 306 8 ƯIC 195 5 0 200 9 VIA 127 3 0 131

10 Việt Úc 71 19 0 90 11 Groupama 70 3 0 73 12 IAI 3 0 3 13 SVI 91 0 0 91 14 VASS 0 42 231 273 15 AAA 59 59 ry-1 Á Tông 3.342 486 642 4.469

Nguon sô liệu: Bộ Tài chính-Thị trường bảo hiem Việt Nam năm 2005 (trang 22).

Qua bàng trên ta thấy chủ yếu các doanh nhiệp bào hiểm đầu tư vào danh mục có tính thanh khoản cao, an toàn chiếm đến trên gần 80% số tiền đầu tư.

2.2. PHÂN TÍCH THỤC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM.

Sau hơn 10 năm hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển khá nhanh chóng. Bảo hiểm phi nhân thọ có đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, và là nhân tố thúc đẩy tăng

trưởng, phát triển kinh tế xâ hội đất nước. Kết quả đạt được của bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam được thể hiện ở những điểm chính sau:

2.2.1. Phạm vi, quy mô của thị trường và ổn định kinh tế xã hội:

Báng 2.10. M ột số chỉ tiêu cơ bản của thị trường qua các năm (Đơn vị: Tỳ đồng).

Chỉ tiêu Năm 1993 Năm 1999 Nám 2005 Sô lượng doanh

nghiệp bảo hiểm 1 10 15

Doanh thu phí 700 2.091 5.604

Tỷ trọng phí/GDP 0,37% 0,40% 0.72%

Vốn kinh doanh 145 1097 3.798

Bồi thường bảo hiểm

120 789 2.119.5

Dự phòng nghiệp vụ

188 2.020 3.313

Doanh thu đầu tư 45 200 2.120

Nộp ngân sách nhà

nước 68 145 480

Nguôn: Bộ Tài chính- Thị trường bảo liểm Việt Nam năm 2005 và Tổng hợp của Hiệp hội bảo hiểm.

Qua bàng số liệu tổng hợp trên cho thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ đã có bước phát triền cơ bản sau:

Thị trường bào hiểm đạt tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trường GDP:

Tồng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân là 22% ừong giai đoạn 1993-1999 và 29% trong giai đoạn 2000-2005. Càng về những năm gần đây tốc độ tăng trường doanh thu phí bào hiểm càng lớn, năm 2002 doanh thu là 3.152 tỷ đồng, năm 2005 đã tăng lên 5.604 tỷ đồng. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu địch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong GDP cũng tăng nhanh tò 0,37% năm

1993 lên 0,40% năm 1999 và năm 2005 là 0,72%/GDP.

Số lượng các doanh nghiệp bào hiểm tăng lên nhanh chóng:

Từ chồ chi có một doanh nghiệp nhà nước duy nhất năm 1993, đến 1999 đã tăng lên 10 doanh nghiệp và năm 2005 là 15 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Điều này làm tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ cuả các công ty bảo hiểm, đa dạng hoá nhu cầu của khách hàng tham gia bào hiểm. Mạng lưới các chi nhánh, văn phòng dịch vụ khách hàng đã bao phủ khắp các vùng miền trong cả nước, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phục vụ nhu cầu tham gia bảo hiểm của nhân dân.

Hoạt động kinh doanh cùa các doanh nghiệp bảo hiếm p h i nhân thọ đã

đỏng góp tích cực đến việc ổn định kinh tế-xã hội vờ đời sống nhân dân:

Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm đã giải quyết bồi thường hàng năm cũng tảng lên nhanh chóng, từ 120 tỷ đồng năm 1993 tăng lên 789 tỷ đồng năm 1999 và đến năm 2005 là 2.119,5 tỷ đồng. Hàng năm các doanh nghiệp bồi thường hàng trăm vụ tổn thất lớn nhò. Từ những vụ bồi thường vài trăm nghìn đồng, đến vài triệu đồng cho hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên, người lao động, người điều khiển phương tiện giao thông, đến

những vụ tổn thất rất lớn mang tính chất thảm hoạ do cơn bão Linda gây ra năm 1997 với số tiền tiền bồi thường gần 100 tỷ đồng, bồi thường cho vụ cháy chợ Đồng Xuân năm 1995 là 8,2 triệu USD, Bồi thường vụ tai nạn máy bay TƯ 134 năm 1997 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam số tiền là 22 triệu USD, Bồi thường cho dự án Thuỷ điện Đồng Nai với số tiền gần 50 tỷ đồng... giải quyết bồi thường kịp thời, đúng đối tượng đã giúp các doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất-kinh doanh và đời sống, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà Nước, tạo môi trường đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội.

Các doanh nghiệp đă tạo lập được nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội:

Tồng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã huy động thông qua phí bảo hiểm để đầu tư trở lại cho nền kinh tế tăng từ 200 tỷ đồng năm 1993 lên 4.469 tỷ đồng năm 2005. Đây là nguồn vốn rất có ý nghĩa đối với việc đầu tư vào các cở sở hạ tầng là lĩnh vực nền kinh tế đang có nhu cầu phát triển, trong bối cảnh số vốn đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục tăng trường mạnh trong thời gian tới. Hom nữa, hàng năm các doanh nghiệp cũng đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào công tác hạn chế, phòng ngừa rủi ro, như đầu tư vào các rào chắn đường ngang đường sắt, đường cứu hộ trên đoạn đường nguy hiểm, tuyên truyền quảng cáo luật lệ giao thông, tài trợ cho các cuộc thi lái xe an toàn, cung cấp các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy cho các nhà máy ... điều này có tác dụng đáng kể đối với sự an toàn của xã hội, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà Nước.

Giài quyết công ăn việc làm cho xã hội:

Các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đâ giải quyết được nhiều công ăn việc làm. Năm 1993 số nhân viên làm việc trong ngành bảo hiểm nhân thọ là khoảng 1000 người thì năm 2005, số lượng lao động

làm ngành bào hiểm phi phân thọ là trên 55.000 người (bao gồm cà cán bộ nhân viên làm trong doanh nghiệp và đại lý bảo hiểm cho doanh nghiệp). Trình độ nhân lực, thu nhập của người lao động từng bước được đảm bảo với mức thu nhập năm sau cao hơn năm trước và ờ mức cao so với các ngành nghề kinh doanh khác. Trong điều kiện dân số có độ tuổi lao động trẻ, rất nhiều sinh viên ra trường có nhu cầu tìm việc làm, thì hiện nay ngành bảo hiểm đang phát triển mạnh mẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu việc làm. Ngành bào hiểm cũng là cơ hội rất lớn cho những sinh viên mới ra trường học hòi, hưóng nhiệp, thăng tiến trong môi trường kinh doanh tốt, năng động và có thu nhập tương đối cao so với mặt bàng xã hội.

Nâng cao nhận thức cùa nhân dân về bảo hiềm:

Thông qua hơn năm vạn cán bộ làm việc chuyên nghiệp trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ, qua các chương trình quảng bá, tài trợ của các doanh nghiệp trên các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng, việc tuyên truyền ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của các sản phẩm bào hiểm phi nhân thọ, trình độ nhận thức của người dân, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý đã được nâng cao đáng kể. Bảo hiểm giờ đây đã trở thành khái niệm quen thuộc đổi với các đơn vị sản xuất kinh doanh và dân cư. Vì vậy, nhiều cá nhân, tổ chức đã quan tâm hơn đến bào hiểm trong việc bảo vệ bản thân mình, gia đình, bảo vệ sản xuất kinh doanh, coi đây là một trong những giải pháp ổn định tài chính mà không trông đợi vào các hoạt động cứu trợ, hoạt động bao cấp Nhà Nước.

Đỏng góp cho ngân sách nhà nước:

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã đóng góp cho ngân sách nhà nước liên tục tăng từ 68 tỷ đồng năm 1993 lên 148 tỷ đồng năm 1999 và tăng lên 480 tỷ đồng năm 2005. Việc đóng góp của thị trường đối với ngân sách là

chưa cao so với các ngành khác, nhưng đối với thị trường còn mới đang ữong giai đoạn phát triển thì con số trên là rất đáng khích lệ và hứa hẹn trong những năm tới việc đóng góp cho ngân sách của ngành bảo hiểm phi nhân thọ là rất khả quan.

2.2.2. Hình thành thị trường bảo hiểm phi nhân thọ với đầy đủ các yếu tố thị trường.

- Đ a dạng hoả thành phần sở hữu các doanh nghiệp:

Đến trước năm 1993, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một doanh nhiệp bảo hiểm đó là Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam hoạt động kinh doanh bào hiểm

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam (Trang 54)