KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo cử NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO tại đại học QUỐC GIA hà nội THEO TIẾP cận QUẢN lý CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (Trang 25)

1. Kết luận

1.1. Luận án đã tổng hợp lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý chất lượng và quản lý chất lượng chương trình đào tạo đại học trên thế giới và trong nước, hướng đến sự tường minh và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các khái niệm Chất lượng, các cấp độ QLCL - đặc biệt là TQM, làm rõ sự khác nhau giữa chương trình đào tạo thông thường và chương trình cử nhân CLC. Đã phân tích cụ thể những nội dung chính của quản lý chương trình đào tạo. Cấp độ QLCL chương trình cử nhân CLC ở ĐHQGHN hiện đang được áp dụng chính là ĐBCL với nhiều điểm tương thích, gần gũi với TQM và điều đó sẽ tạo tiền đề thuận lợi để có thể tiến tới QLCL chương trình cử nhân CLC ở ĐHQGHN theo triết lý của TQM.

Trong thời đại ngày nay, thời đại phát triển siêu tốc của khoa học - công nghệ và cạnh tranh quyết liệt trong môi trường toàn cầu hóa, khi vấn đề chất lượng đào tạo, yếu tố hài lòng của các bên liên quan tới lĩnh vực này đã trở thành yêu cầu cấp thiết và là đòi hỏi ngày càng gay gắt của xã hội. Khi chất lượng đào tạo chính là sự sống còn của môi trường giáo dục, thì việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học QLCL nhằm nâng cao không ngừng chất lượng đào tạo ngày càng trở nên có ý nghĩa. Do vậy, vấn đề QLCL theo tiêu chuẩn TQM đã trở thành mối quan tâm hàng đầu ở trên 150 quốc gia, đang thực sự mở ra một thời kỳ mới cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng của các quá trình dạy và học.

1.2. Hiện nay, ĐHQGHN đã và đang tiến hành kiểm định chất lượng đối với các Chương trình cử nhân CLC, góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, hệ thống QLCL đang áp dụng cũng tỏ ra còn có nhiều bất cập khiến cho hoạt động QLCL còn chưa đạt được những mục tiêu, sứ mạng đã đề ra. Chính vì vậy, cần phải có một hệ thống QLCL mới, phù hợp với sự phát triển chung của nhà trường và xã hội để hoạt động QLCL của các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN ngày càng được đảm bảo, nhiệm vụ hướng tới khách hàng, làm thỏa mãn khách hàng được tiến hành tốt nhất.

Thông qua việc phân tích khảo sát thực tế, nghiên cứu điển hình luận án tập trung đánh giá những ưu điểm cũng như tồn tại của hệ thống QLCL mà trường ĐHKT-ĐHQGHN và Khoa Kinh tế Đối ngoại đang áp dụng, qua đó đề xuất những biện pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả công tác QLCL trong dạy và học như: hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng, quy trình hóa những công việc chưa có; đổi mới việc quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập… Mặt khác, luận án cũng bổ sung và hoàn thiện các công cụ quản lý hàng ngày thực hiện công việc theo quan điểm TQM một cách hiệu quả. Qua đó nâng cao nhận thức của các bộ

phận về tính ưu việt của TQM và hướng tới xây dựng văn hóa chất lượng cho đơn vị đào tạo - mục tiêu quan trọng bậc nhất để áp dụng thành công quy trình quản lý chất lượng TQM.

Quan niệm một tổ chức cần phải cải tiến liên tục để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất đóng vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Tổ chức định hướng TQM cải tiến không ngừng quy trình, sản phẩm và dịch vụ của họ cũng như những con người của họ (thông qua đào tạo), qua nhiều ngày, nhiều tháng, qua nhiều năm và nhiều thế kỷ. Việc thực hiện thành công TQM không đòi hỏi những tiếng nổ lớn rời rạc, mà nó cần cải tiến nhỏ thường xuyên. Có như vậy, ĐHQGHN nói chung cũng như các đơn vị đào tạo trực thuộc nói riêng mới có thể từng bước hoàn thành mục tiêu và sứ mệnh tốt đẹp của mình.

Một phần của tài liệu QUẢN lý CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH đào tạo cử NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO tại đại học QUỐC GIA hà nội THEO TIẾP cận QUẢN lý CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)