- Nhà nƣớc cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trƣờng phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập; bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã kiến nghị Việt Nam nên miễn giảm thuế cho chi phí bảo hiểm cá nhân đến mức tối đa trong Luật Thuế thu nhập cá nhân để khuyến khích công dân tham gia bảo hiểm, sức khỏe và tai nạn cho bản thân. Những tác động tức thời về miễn giảm thuế sẽ nâng cao nhận thức về trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý rủi ro tài chính của họ và là một trong những phƣơng thức hiệu quả để “giáo dục” công chúng về bảo hiểm.
- Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích ngƣời dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, ƣu tiên phát triển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tính chất đầu tƣ dài hạn
- Các chuyên gia trong ngành bảo hiểm cho biết, để khuyến khích bảo hiểm cá nhân, nhiều quốc gia trên thế giới có quy định ƣu đãi thuế để khuyến khích công dân của họ mua bảo hiểm. Điều này cũng giúp chuyển dịch gánh nặng tài chính từ Chính phủ.
- Phát triển đại lý bảo hiểm chuyên nghiệp, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và kênh phân phối khác. Đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập từ quỹ đầu tƣ, quỹ tín thác và công ty quản lý quỹ theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu đƣợc để đầu tƣ tại Việt Nam đƣợc áp dụng các cơ chế, chính sách về đầu tƣ nhƣ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nƣớc.
- Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
- Khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hóa công nghệ quản lý kinh doanh, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, đƣợc thuê chuyên gia trong nƣớc và ngoài nƣớc để quản lý một số lĩnh vực theo đúng quy định của pháp luật