5. Kết cấu của luận văn
3.4. Thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang
3.4.1. Bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB nhƣ sau:
* Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và huyện: Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tƣ thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tƣ, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nƣớc; Đồng thời thực hiện quản lý trong quyền hạn đƣợc giao, chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ và pháp luật Nhà nƣớc về những quyết định của mình.
* Sở Tài chính và phòng tài chính thành phố, huyện:
Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc nhà nƣớc thanh toán cho dự án.
Thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ theo quy định của Luật NSNN.
Phối hợp với các cơ quan chức năng hƣớng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tƣ, Kho bạc nhà nƣớc, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính trong đầu tƣ phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ, tình hình thanh toán vốn đầu tƣ để có giải pháp xử lý các trƣờng hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai quy định.
Đƣợc quyền yêu cầu Kho bạc nhà nƣớc, chủ đầu tƣ cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc về tài chính trong đầu tƣ phát triển, bao gồm các tài liệu phục vụ cho thẩm định dự án đầu tƣ và bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm, tài liệu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và thực hiện vốn đầu tƣ theo quy định về chế độ thông tin báo cáo, các tài liệu phục vụ thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ.
* Kho bạc nhà nƣớc tỉnh, thành phố và huyện:
Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tƣ để thực hiện thống nhất trong cả nƣớc; Hƣớng dẫn chủ đầu tƣ mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn.
Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.
Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tƣ đối với những khoản giảm thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tƣ trong việc thanh toán vốn.
Trƣờng hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nên rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không đƣợc trả lời thì đƣợc quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu đƣợc trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý.
Đôn đốc chủ đầu tƣ thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tƣ, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc và hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.
Đƣợc quyền yêu cầu chủ đầu tƣ cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn. Khi cần thiết đƣợc nắm tình hình thực tế tại hiện trƣờng.
Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tƣ về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tƣ phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ; đƣợc phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tƣ sử dụng sai mục đích, sai đối tƣợng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý.
Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình, nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhƣng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tƣ.
Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nƣớc cho từng dự án, nhận xét về kết quả chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.
*Chủ đầu tƣ
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tƣợng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tƣ phát triển.
Chịu trách nhiệm về chất lƣợng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khối lƣợng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán; đảm bảo chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nƣớc và cơ quan chức năng Nhà nƣớc.
Khi có khối lƣợng đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạn quy định.
Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tƣ và các cơ quan nhà nƣớc có liên quan; cung cấp hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà nƣớc và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tƣ về tình hình sử dụng vốn đầu tƣ và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc.
Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tƣ; quyết toán vốn đầu tƣ theo đơn vị hiện hành.
Đƣợc yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà nƣớc trả lời, giải thích.
3.4.2. Cơ chế kiểm soát chi NSNN trong đầu tư XDCB.
Trong điều kiện đơn vị dự toán NSNN hỗ trợ thƣờng xuyên thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, vai trò kiểm soát chi của KBNN có vai trò rất quan trọng, bởi các khoản chi giao tự chủ cho đơn vị do thủ trƣởng đơn vị quyết định chi và KBNN kiểm soát, cơ quan tài chính không có thẩm quyền cấp phát và kiểm soát từng nội dung chi. Theo quy định, đơn vị dự toán NSNN đều phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và KBNN trong quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán. KBNN có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các nội dung: Kiểm tra số dƣ tài khoản dự toán của đơn vị, kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, chứng từ; kiểm soát nội dung chi phù hợp với tiêu chuẩn, định mức chế độ của cấp có thẩm quyền quy định; kiểm soát mẫu dấu, chữ ký của giấy rút dự toán; kiểm soát đối tƣợng và nội dung chi bằng lệnh chi tiền mặt (đối với đề nghị chi bằng tiền mặt). Việc rút dự toán chỉ đƣợc thực hiện khi đơn vị cung cấp đủ các chứng từ cần thiết nhƣ bảng lƣơng, danh sách chi trả các loại phụ cấp, học bổng (đối với các khoản chi có tính chất lƣơng và học bổng); hợp đồng kinh tế, phiếu báo giá, hóa đơn bán hàng (đối với các khoản chi mua sắm, sửa chữa)... Nhờ đó, KBNN cũng hạn chế đƣợc các khoản chi khống, chi không đúng mục đích, không đúng tiêu chuẩn định mức.
Từ năm 2011 tỉnh Tuyên Quang bắt đầu triển khai áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Đây là một bƣớc tiến lớn trong việc cải cách tài chính công, khiến cho hoạt động tài chính trở nên công khai, minh bạch hơn. Sau gần 2 năm triển khai, việc thanh toán các khoản chi của đơn vị đã diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tạo điều kiện để các đơn vị dự toán NSNN thanh toán các khoản chi đúng thời hạn và theo đúng dự toán. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu triển khai, do cơ sở hạ tầng thiết bị
còn yếu, trình độ vận hành của chuyên viên cơ quan tài chính cũng nhƣ kế toán viên KBNN còn chƣa thuần thục, cũng dẫn tới một số khó khăn cho đơn vị trong quá trình giao dịch, đôi khi làm chậm trễ các khoản chi cần thiết của đơn vị. Mặt khác, KBNN Trung ƣơng thƣờng xuyên có những hƣớng dẫn về phƣơng pháp hạch toán, thay đổi hệ thống tài khoản... nhƣng những văn bản này chỉ đƣợc gửi tới các đơn vị KBNN theo ngành dọc mà không gửi tới các đơn vị có quan hệ giao dịch thƣờng xuyên với kho bạc, khiến các đơn vị này bị động trong quá trình thực hiện, không nắm bắt đƣợc sự thay đổi trong chính sách chế độ, dẫn tới tình trạng KBNN từ chối thanh toán do sai mẫu chứng từ, sai tài khoản...
3.4.3. Chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB
3.4.3.1. Lập dự toán NSNN
Đây là khâu đầu tiên của chu trình quản lý, đó là nền tảng, cơ sở cho các khâu tiếp theo. Nếu khâu dự toán đƣợc thực hiện chính xác và có cơ sở khoa học thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo thực hiện có hiệu quả, đặc biệt là khâu chấp hành dự toán.
Hiện nay tại tỉnh Tuyên Quang, việc lập dự toán ngân sách cho hoạt động đầu tƣ XDCB đƣợc tiến hành nhƣ sau: Căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm kế hoạch, các hƣớng dẫn của các bộ ngành có liên quan về trình tự, thời gian xây dựng dự toán thu chi NSNN và chỉ thị của UBND tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN ở địa phƣơng, Sở Tài chính hƣớng dẫn đơn vị dự toán xây dựng chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi về Sở Tài chính làm cơ sở cho việc lập dự toán.
Căn cứ vào số kiểm tra dự toán ngân sách Trung ƣơng giao và số đã thảo luận vòng một với Bộ Tài chính, Sở Tài chính lên phƣơng án số kiểm tra chi ngân sách cho đầu tƣ XDCB, tổng hợp trình UBND tỉnh ra quyết định
giao số kiểm tra và ủy quyền cho Sở Tài chính thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các đơn vị, huyện, ngành.
- Đối với Sở Xây dựng cấp tỉnh quản lý: Căn cứ vào hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, Sở Xây dựng lập dự toán gửi Sở Tài chính.
- Đối với phòng Kinh tế - hạ tầng thuộc cấp huyện quản lý: Căn cứ vào hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, phòng Kinh tế - hạ tầng của huyện, thành phố tiến hành lập dự toán gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố và Sở Xây dựng. Hai cơ quan chuyên môn này sẽ tổng hợp dự toán chi ngân sách cho đầu tƣ XDCB, báo cáo UBND huyện, thành phố và gửi Sở Tài chính.
Sở Tài chính thẩm định dự toán các cơ quan, đơn vị, huyện, ngành gửi, đồng thời tổ chức thảo luận với các ngành, huyện để tổng hợp trình UBND tỉnh trƣớc khi làm việc vòng II với Bộ Tài chính.
Sau khi tỉnh nhận đƣợc quyết định giao dự toán thu, chi NSNN của Thủ tƣớng Chính phủ, Sở Tài chính có trách nhiệm giúp UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét và quyết định dự toán thu chi ngân sách và phƣơng án phân bổ ngân sách cho đầu tƣ XDCB. Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ra quyết định giao dự toán tổng hợp toàn tỉnh, trong đó có dự toán cho đầu tƣ XDCB ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, đồng thời giao dự toán chi tiết cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quản lý.
Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh cho các huyện, thành phố, HĐND huyện ra Nghị quyết và UBND huyện ra quyết định giao dự toán cho đơn vị dự toán thuộc cấp huyện quản lý.
3.4.3.2. Chấp hành dự toán NSNN
Đây là khâu quan trọng nhất trong chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách kế hoạch thành hiện thực. Việc tổ chức thực hiện dự toán bao gồm
các công việc: phân phối, cấp phát vốn NSNN cho các đơn vị đồng thời kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí cho đầu tƣ XDCB trong toàn tỉnh.
Công tác điều hành, cấp phát ngân sách trong đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Ở cấp tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho đơn vị.
- Ở cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng Kinh tế - hạ tầng điều hành và cấp phát kinh phí trực tiếp cho đơn vị.
Căn cứ vào dự toán ngân sách đƣợc giao trong năm, các đơn vị dự toán lập dự toán chi phân theo quý, chi tiết theo 4 nhóm mục chi: chi thanh toán cá nhân, chi hoạt động chuyên môn, chi mua sắm sửa chữa, chi khác gửi cơ quan tài chính thẩm định. Cơ quan tài chính thông báo nội dung sau khi thẩm định cho đơn vị đồng gửi Kho bạc Nhà nƣớc để kiểm soát chi.
Với cơ chế điều hành nhƣ trên, việc cấp phát kinh phí cho các đơn vị dự toán chi đầu tƣ XDCB đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Đối với Sở Xây dựng thuộc cấp tỉnh quản lý: Đầu năm, căn cứ dự toán chi tiết theo từng nhiệm vụ đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao, Sở Tài chính tiến hành phân bổ dự toán đến tài khoản dự toán cấp 4 cho đơn vị. Đơn vị tiến hành rút dự toán tại Kho bạc Nhà nƣớc theo chứng từ chi thực tế hoặc rút tạm ứng dự toán. Kho bạc Nhà nƣớc có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và hợp lệ của chứng từ. Hàng quý, đơn vị lập bảng đối chiếu số rút dự toán gửi Sở Tài chính xác nhận, đồng gửi Văn phòng KBNN tỉnh kiểm soát.
- Đối với các phòng Kinh tế - hạ tầng thuộc cấp huyện quản lý: Đầu năm, căn cứ dự toán chi tiết theo từng nhiệm vụ đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền giao, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố tiến hành phân bổ dự toán đến tài khoản dự toán cấp 4 cho đơn vị. Đơn vị tiến hành rút dự toán tại KBNN theo chứng từ chi thực tế hoặc rút tạm ứng dự toán. KBNN có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và hợp lệ của chứng từ. Hàng
quý, đơn vị lập bảng đối chiếu số rút dự toán gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố xác nhận, đồng gửi KBNN huyện, thành phố kiểm soát.
3.4.3.3. Quyết toán NSNN
Quyết toán là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi NSNN, đƣợc tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích các khoản chi trong báo cáo quyết toán của đơn vị để xác định các khoản chi đúng dự toán, đúng chính sách chế độ của Nhà nƣớc. Công tác này có tác dụng tăng cƣờng kỷ luật tài chính, kế toán, ngăn ngừa và có biện pháp xử lý kịp thời các hiện tƣợng vi phạm chế độ chính sách tài chính. Làm tốt khâu quyết toán tại đơn vị sẽ giúp cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán ngân sách đƣợc đầy đủ, chính xác hơn, rút .
Công tác quyết toán các khoản chi ngân sách tại các đơn vị dự toán chi đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đƣợc tiến hành theo một trình tự chung, đó là: Các đơn vị dự toán cấp dƣới lập báo cáo quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp để xét duyệt và tổng hợp. Báo cáo quyết toán phải lập đúng theo biểu mẫu, đúng thời gian, đúng biểu mẫu