5. Kết cấu của luận văn
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu chủ yếu sau:
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng đầu tư XDCB bằng vốn NSNN của địa phương
- Tỷ trọng chi ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ XDCB(%).
- Cơ cấu chi ngân sách Nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB tại tỉnh Tuyên Quang. - Chi ngân sách Nhà nƣớc trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh (tỷ đồng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB của địa phương
- Cơ chế phân cấp quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB. - Tỷ trọng chi ngân sách địa phƣơng cho đầu tƣ XDCB(%)
- Cơ cấu chi ngân sách địa phƣơng cho đầu tƣ XDCB theo nguồn và ngành kinh tế.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TUYÊN QUANG
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Tuyên Quang là tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc nƣớc ta, cách Hà Nội khoảng 160 km về Phía Bắc, Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, Phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Tỉnh Tuyên Quang nằm ở trung tâm lƣu vực sông Lô, sông Gâm có tổng diện tích tự nhiên là 587.038,5 ha, bằng 1,78 % tổng diện tích cả nƣớc, trong đó có 70 % diện tích là đồi núi.
Về hành chính, tỉnh có 6 huyện (Na Hang, Chiêm Hoá, Lâm Bình, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dƣơng) và 1 thành phố (Tuyên Quang) với 129 xã, 7 phƣờng và 5 thị trấn.
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Ở Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông. Tỉnh Tuyên Quang có 5 kiểu địa hình nhƣ: Kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 700- 1.500 m, Kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 300- 700 m, Kiểu địa hình đồi thấp (độ cao thấp hơn 300 m), Kiểu địa hình karst, Kiểu địa hình thung lũng.
Khí hậu Tuyên Quang đƣợc chi thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mƣa nhiều. Do ảnh hƣởng của yếu tố địa hình nên Tuyên Quang có hai vùng khí hậu với nhiều nét riêng biệt: vùng phía Bắc có mùa đông kéo dài, nhiệt độ thấp, mùa hè
mƣa nhiều hơn; vùng phía Nam khí hậu đa dạng hơn, mùa đông ngắn hơn, mùa hè nóng hơn và thƣờng có mƣa dông. Mƣa dông với cƣờng độ lớn thƣờng gây ra những trận lụt kéo dài nhiều ngày, đôi khi cả lũ quét, gây nhiều tổn thất cho nhân dân địa phƣơng. Các hiện tƣợng thời tiết khí hậu đặc biệt tuy ít xảy ra nhƣng những tác động của nó cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng, phấn đấu vƣơn lên phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, chuyển biến tích cực. Kinh tế có mức tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Các mặt giáo dục, y tế , văn hoá, xã hội phát triển, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ổn định.
Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân 5 năm (2006-2010) của Tuyên Quang đạt trên 14%, cao hơn mức bình quân nhiệm kỳ trƣớc (giai đoạn 2000-2005) là 11%). GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 tăng 2,3 lần so với năm 2005.
Năm 2013 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 12,54 % so với năm 2012, GDP bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành đạt 22 triệu đồng/ngƣời/năm. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.945 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2011, sản lƣợng lƣơng thực đạt trên 33,4 vạn tấn, bằng 101,9% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt trên 8.420 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2011. Giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt trên 36,2 triệu USD, đạt 239,4% kế hoạch. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt trên 1.281 tỷ đồng, đạt 107% dự toán. Đặc biệt, Tuyên Quang đạt nhiều thành công nổi bật trong các lĩnh vực, chƣơng trình mục tiêu. Năm 2013, Tuyên Quang trồng mới 15.682 ha rừng, đạt 100,5% kế hoạch và nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 64,3%. Hoàn thành
đề án xây dựng nông thôn mới mới của 129/129 xã. 100% xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tạo việc làm mới cho 13.400 lao động, đạt 111,7% kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 29,08%, xuống còn 22,63%. 98% số hộ dân thành thị đƣợc sử dụng nƣớc sạch, 65% số hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh, 96% hộ dân đƣợc phủ điện.
Bên cạnh đó, một số vấn đề thách thức, tồn tại trong phát triển kinh tế xã hội nhƣ tiến độ thực hiện đầu tƣ một số công trình, dự án chƣa đảm bảo kế hoạch đề ra; doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; chất lƣợng một số hoạt động trong lĩnh vực văn hóa – xã hội chƣa đáp ứng yêu cầu; cải cách hành chính còn hạn chế. Đặc biệt, trong 4 lĩnh vực đƣợc xác định là khâu đột phá (đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông; phát triển mạnh công nghiệp; phát triển kinh tế du lịch và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực), Tuyên Quang cần tập trung huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng hệ thống giao thông để tạo thuận lợi cho phát triển dự án điện, kinh tế du lịch, sản xuất cây công nghiệp vốn là thế mạnh của địa phƣơng.
3.2. Thực trạng đầu tư XDCB bằng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Trong giai đoạn 2009 - 2013, đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tƣ vào các lĩnh vực thiết yếu có sự tham gia của Nhà nƣớc tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Tuyên Quang. Năm 2009, đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN chiếm tỷ trọng 22,45% so với tổng vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh; năm 2010 chiếm 14,23%; năm 2011 chiếm 11,63%; năm 2012 chiếm 19,22%, năm 2013 tăng lên 20,56%. Tình hình trên cho thấy Ngân sách Nhà nƣớc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động đầu tƣ XDCB, đặc biệt là đầu tƣ cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, công trình thủy lợi, an ninh quốc phòng và an sinh xã hội... (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1: Vốn đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN so với tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Năm
Tổng vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang (triệu đồng) Đầu tƣ XDCB bằng vốn NSNN (Triệu đồng) Tỷ lệ % 2009 3.098.760 695.766 22,45 2010 4.931.242 701.864 14,23 2011 6.570.730 763.930 11,63 2012 5.280.682 1.014.979 19,22 2013 5.540.211 1.139.067 20,56
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang)
3.3. Thực trạng chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
3.3.1. Tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành Trung ƣơng, tạo điều kiện cho Tỉnh xây dựng, phát triển nhiều mặt và đƣa tỉnh Tuyên Quang vào vùng kinh tế trọng điểm miền núi phía Bắc. Tỉnh đã có định hƣớng đúng, huy động đƣợc các nguồn lực và động viên sự nỗ lực phấn đấu vƣơn lên của toàn Đảng bộ và nhân dân trong Tỉnh. Những thành tựu, đặc biệt là những kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trƣớc đƣợc tích luỹ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; điểm xuất phát nền kinh tế của Tỉnh thấp kém. Là một Tỉnh miền núi nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nƣớc, đƣờng xá đi lại khó khăn, không thuận lợi trong thu hút đầu tƣ, nên thu NSNN tăng không nhiều, áp lực chi NSNN của địa phƣơng lại lớn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển làm cho các cấp chính quyền càng phải thận trọng hơn trong các
quyết định chi NSNN. Trong điều kiện nhƣ vậy chi NSNN ở các địa phƣơng phải thắt chặt, tuy nhiên riêng chi NSNN cho đầu tƣ XDCB là lĩnh vực chi quan trọng, do đó Tỉnh Tuyên Quang vẫn duy trì tăng trƣởng chi NSNN trong lĩnh vực này.
Bảng 3.2: Tình hình chi ngân sách địa phƣơng trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung Năm
2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm
2013 Tổng chi ngân sách địa phƣơng 4.702.126 5.765.433 7.156.761 9.301.037 14.899.031 Chi đầu tƣ phát triển 669.097 991.238 1.227.474 1.830.202 2.362.678 Trong đó: Chi đầu tƣ XDCB 666.279 971.060 1.191.280 1.779.788 2.292.688 Tỷ trọng chi đầu tƣ XDCB/Tổng chi ngân sách địa phƣơng (%)
14,17 16,84 16,65 19,14 15,39
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang)
Có thể thấy rằng chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chiếm tỷ trọng khá lớn và liên tục tăng trong tổng chi ngân sách địa phƣơng. Năm 2009 tỷ trọng chi đầu tƣ XDCB trên tổng chi ngân sách địa phƣơng là 14,17%; Năm 2010 tỷ trọng là 16,84%; Năm 2011 tỷ trọng là 16,65%; Năm 2012 tỷ trọng là 19,14%; Năm 2013 tỷ trọng đạt 15,39%. Trong 5 năm từ 2009 đến 2013, chi đầu tƣ XDCB tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân là 36,66%, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, văn
hóa và thể dục thể thao, an ninh quốc phòng, đã góp phần duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tạo điều kiện đảm bảo an sinh xã hội cho đời sống ngƣời dân trên địa bàn tỉnh.
3.3.2. Cơ cấu chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
3.3.2.1. Cơ cấu chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản theo nguồn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Trong cơ cấu chi NSNN trong đầu tƣ xây dựng cơ bản thì bao gồm cả nguồn NSĐP và hỗ trợ từ ngân sách TW, trong điều kiện thu NSNN ở tỉnh Tuyên Quang còn hạn chế, chƣa có khả năng tự cân đối thì hỗ trợ của TW sẽ góp phần rất lớn trong việc đầu tƣ xây dựng cơ bản cho Tỉnh.
Bảng 3.3: Tình hình chi NSNN trong đầu tƣ XDCB theo nguồn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
ĐVT: Triệu đồng Nội dung Chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Nguồn ngân sách trung ƣơng Nguồn ngân sách địa phƣơng Năm 2009 666.279 521.896 144.383 Năm 2010 971.060 757.427 213.633 Năm 2011 1.191.280 917.286 273.994 Năm 2012 1.779.788 1.388.234 391.554 Năm 2013 2.292.688 1.719.516 573.172
(Nguồn: Sở tài chính tỉnh Tuyên Quang)
Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, ngân sách TW hỗ trợ trung bình khoảng 76,86% cho đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn Tỉnh; Năm 2009 ngân sách TW hỗ trợ cho đầu tƣ xây dựng cơ bản của tỉnh lên đến 78,33% trong tổng chi đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc. Có thể thấy rằng chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang đã tập trung vào những công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội trong Tỉnh trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhƣ: công nghiệp, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó cũng giành phần vốn hợp lý đầu tƣ vào các công trình công cộng nhƣ: giáo dục, y tế, văn hóa, chăm sóc nhân dân, giữ gìn môi trƣờng và các chƣơng trình mục tiêu. Đây là những lĩnh vực đầu tƣ tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng toàn diện và bền vững.
3.3.2.2. Cơ cấu chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo ngành kinh tế
Giai đoạn từ năm 2009 - 2013 tỉnh Tuyên Quang đã tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp và hệ thống thủy lợi, do vậy đầu tƣ XDCB vào lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao qua các năm.
Bảng 3.4: Tình hình chi NSNN trong đầu tƣ XDCB cho ngành công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngành kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Công nghiệp 114.572 177.913 237.213 352.217 453.719
Nông nghiệp 121.542 169.878 192.899 293.679 379.312
Tổng 236.114 347.791 430.112 645.896 833.031
(Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang)
Bên cạnh chi đầu tƣ XDCB cho công nghiệp, nông nghiệp, tỉnh Tuyên Quang còn tập trung vốn NSNN đầu tƣ XDCB cho một số ngành kinh tế khác nhƣ: giao thông, giáo dục, y tế, quản lý nhà nƣớc và an ninh quốc phòng. Việc cân đối chi NSNN trong các lĩnh vực nhƣ vậy đã góp phần thúc
đẩy xây dựng đƣợc cơ sở hạ tầng tốt, phát triển nông nghiệp và sản xuất ở khu vực nông thôn, cải thiện thu nhập cho ngƣời lao động ở tỉnh miền núi. Chi NSNN trong đầu tƣ XDCB vào một số lĩnh vực nhƣ trên của tỉnh Tuyên Quang cũng góp phần nâng cao điều kiện dạy và học (nhƣ: cở sở vật chất trang thiết bị dạy học); chất lƣợng các cơ sở y tế, các trụ sở làm việc của các Sở, ban ngành trong tỉnh; đồng thời nâng cấp các tuyến đƣờng, cầu và quốc lộ trong tỉnh giúp kết nối tỉnh Tuyên Quang với trung tâm Hà nội và các tỉnh xung quanh đƣợc thuận lợi tạo điều kiện thu hút đầu tƣ, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong tỉnh, dần dần đƣa Tuyên Quang không còn là một tỉnh nghèo miền núi phía Bắc.
Bảng 3.5: Tình hình chi NSNN trong đầu tƣ XDCB cho một số ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Ngành kinh tế Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giao thông 110.533 157.252 185.079 255.977 330.745 Văn hóa – Du lịch 46.631 49.356 62.040 120.051 156.648 Giáo dục 107.010 146.922 187.685 244.211 314.588 Khoa học công nghệ 4.329 5.923 5.359 7.290 9.590
Nhà ở (khu dân cƣ, tái định cƣ) 10.129 19.513 23.461 24.818 31.970 Phát thanh truyền hình 14.092 22.382 11.558 20.847 28.854 Y tế 41.835 60.835 74.031 101.258 132.438 Quản lý nhà nƣớc, an ninh quốc phòng 87.193 140.035 199.676 354.275 442.375 Khác 8.423 21.051 12.279 5.165 12.449 Tổng 430.165 623.269 761.168 1.133.892 1.459.657
3.4. Thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang
3.4.1. Bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thực hiện quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB nhƣ sau:
* Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và huyện: Hƣớng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tƣ thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tƣ, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tƣ đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nƣớc; Đồng thời thực hiện quản lý trong quyền hạn đƣợc giao, chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ và pháp luật Nhà nƣớc về những quyết định của mình.
* Sở Tài chính và phòng tài chính thành phố, huyện:
Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc nhà nƣớc thanh toán cho dự án.
Thực hiện quyết toán vốn đầu tƣ theo quy định của Luật NSNN.
Phối hợp với các cơ quan chức năng hƣớng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tƣ, Kho bạc nhà nƣớc, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính trong đầu tƣ phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ, tình hình thanh toán vốn đầu tƣ để có giải pháp xử lý các trƣờng hợp vi phạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi