Qua tìm hiểu tiền sử đối tượng nghiên cứu, chúng tôi thấy những bệnh nhân có tiền căn THA chiếm 42%. Sau đó là nhóm có tiền căn ĐTĐ chiếm 28%, nhóm có kết hợp cả 2 bệnh lý THA và ĐTĐ chiếm 21%, cuối cùng là nhóm mắc những bệnh lý khác với 9%.Như vậy đề tài của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân THA thấp hơn tỷ lệ tiền căn THA của nhóm tác giả Mã lệ Quân là 66% [9] và của nhóm tác giả Nguyễn Văn Tuấn là 57,1% [13] . Sự khác biệt này là do thời gian nghiên cứu của chúng tôi ngắn và đối tượng chỉ tập trung vào NCT. Tuy nhiên lại có điểm chung giữa các nghiên cứu: Những bệnh nhân có tiền căn THA luôn chiếm đa số. Có thể lý giải điều này như sau: Trên nghiên cứu lâm sàng, Phạm Đỗ Hiến đã thấy trong số bệnh nhân bị TBMMN, 63,7% có THA rõ và 25,3% có THA giới hạn, nghiên cứu nước ngoài của G.Guiraud cũng thấy bệnh nhân TBMMN, 60% là THA rõ, 25% THA giới hạn.
Theo Giáo sư Phạm Khuê THA là nguyên nhân chủ yếu vì 2 lý do sau: Mọi người lầm tưởng rằng THA là 1 hiện tượng sinh lý bình thường của NCT.
THA thường được chẩn đoán và điều trị muộn [8].
Do vậy việc kiểm tra huyết áp thường xuyên hay định kỳ đều giúp giảm thiểu nguy cơ TBMMN. Đặc biệt ở đối tượng NCT.
(9%). Kết quả này có sự khác biệt không nhiều so với một số nghiên cứu khác như: Mã Lệ Quân (2010) có tỷ lệ NMN là 83.05%, XHN chiếm 16,95% [9],
Nguyễn Thị Minh Đức (2010) có tỷ lệ NMN là 78,58% và XHN là 21,42% [5]. Ở những nước phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ, NMN chiếm hơn 80% tổng số ca TBMMN [15] còn lại là XHN chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Thông thường XHN chỉ dùng cho các ổ chảy máu khá lớn, đường kính trên 3cm ở bán cầu đại não và trên 1,5cm ở thân não (Russel). Đa số những trường hợp nhập viện đều trong tình trạng hôn mê, rối loạn ý thức [7] nên tỷ lệ XHN trong đề tài thấp là hợp lý.
Đặc điểm triệu chứng khởi phát của bệnh nhân: Chúng tôi nhận thấy triệu chứng bệnh nhân TBMMN khi vào viện thường là liệt nửa người trái hoặc phải. Chiếm đa số là triệu chứng liệt 1/2 người trái với 17/43 bệnh nhân (40%), liệt 1/2 phải có 13/43 bệnh nhân (30%). Tiếp đến là triệu chứng chóng mặt, lý do khác cùng chiếm 12%. Cuối cùng là triệu chứng đau đầu, mệt mỏi chiếm 5% và 2%. Kết quả này có khác đôi chút so với nhóm tác giả Nguyễn Văn Tuấn [10].
Theo nhóm tác giả Nguyễn Văn Tuấn [10]: Triệu chứng liệt nói chung là 91,9% cao nhất sau đó là những triệu chứng đau đầu nôn hoặc buồn nôn.
Có thể coi triệu chứng liệt là triệu chứng dùng trong chẩn đoán xác định bệnh nhân TBMMN.
Triệu chứng của nhóm bệnh nhân trong nội soi hầu họng: Triệu chứng gặp trong nội soi hầu họng là triệu chứng sặc có 25 bệnh nhân (58%) nhiều hơn 18 bệnh nhân (42%) có triệu chứng nghẹn trong khi nội soi. Theo đó kết quả nội soi hầu họng ở bảng 2.3 có:
+ 14 bệnh nhân (33%) liệt màn hầu. + 14 bệnh nhân (33%) liệt dây thanh. + 6 bệnh nhân (14%) liệt hồi quy 1 bên. + 9 bệnh nhân (20%) liệt hồi quy 2 bên.
Như vậy trong nhóm bệnh nhân nội soi hầu họng có rối loạn nuốt thì kết quả liệt màn hầu và liệt dây thanh chiếm nhiều nhất. Triệu chứng có thể gặp khi nội soi là:
Liệt thần kinh vận động thanh quản có thể xuất hiện cả 2 bên dây thanh, trường hợp này rất hiếm và bắt đầu bằng khó thở đột ngột do liệt cơ mở thanh quản, không có không khí vào phổi, sau đó cơ khép cũng bị liệt, 2 dây thanh trở về tư thế trung gian. Lúc này bệnh nhân hết khó thở nhưng không nói được. Bệnh nhân uống nước dễ bị sặc, ho không ra tiếng. Soi thanh quản thấy 2 dây thanh khép ở tư thế trung gian, nửa khép nửa mở mặc dù bệnh nhân đang thở hay phát âm. Trong trường hợp này không có hiện tượng bù trừ, chỉ giải quyết nguyên nhân, 2 dây thanh mới hoạt động trở lại được. Hiện tượng phục hồi vận động báo hiệu bằng những cơn ho ra tiếng nhưng đại đa số trường hợp này liệt trở nên vĩnh viễn. Bệnh nhân mất phản xạ bảo vệ phổi nên thức ăn và nước dễ rơi vào đường hô hấp dưới gây viêm phổi, áp xe phổi.
Liệt thanh quản kèm theo liệt màn hầu, cơ ức đòn chũm và cơ thang một bên (Hội chứng Schmidt), nguyên nhân là do tổn thương nhân vận động ở hành não [16].