Thực hiện thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng hệ giảm chấn chất lỏng trong kiểm soát dao động cho cầu dây văng tại việt nam (Trang 111)

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.5. Thực hiện thí nghiệm

Chi tiết các bƣớc tiến hành thí nghiệm nhƣ sau: - Chế tạo mô hình kết cấu cho thí nghiệm

- Chạy thử bàn rung khi chƣa lắp đặt mô hình kết cấu nhằm kiểm tra hoạt động của thiết bị, đảm bảo thiết bị hoạt động bình thƣờng, an toàn cho thí nghiệm.

- Đặt mô hình kết cấu cho thí nghiệm vào bàn rung, đảm bảo liên kết giữa kết cấu và bàn rung thật chắc (phần liên kết này nếu không đảm bảo sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự truyền rung động và số liệu đo đạc thu đƣợc).

- Hiệu chỉnh máy (việc hiệu chỉnh nhằm xác định hàm truyền dữ liệu từ bộ điều khiển đến bàn rung chính xác nhƣ mô phỏng cần kích động trên phần mềm điều khiển). Việc hiệu chỉnh này mất rất nhiều thời gian và khá phức tạp vì phụ thuộc và khối lƣợng mô hình kết cấu đặt trên bàn rung và số lần hiệu chỉnh.

- Xác định tần số dao động riêng thực của kết cấu bằng hỗ trợ của phần mềm điều khiển hoặc bằng các nghiên cứu khác (so sánh kiểm chứng giá trị thực của kết cấu và giá trị phân tích trên phần mềm phân tích kết cấu).

- Lắp đặt thiết bị đo (các đầu đo bố trí theo đúng thiết kế để thu đƣợc dữ liệu mong muốn) và kiểm tra hoạt động thiết bị đo.

- Khai báo hàm kích động bàn rung theo nhƣ thiết kế và phù hợp với phƣơng trình hàm ứng xử tần số đã thiết lập trong chƣơng 3.

- Chạy các trƣờng hợp thí nghiệm nhiều lần để đảm bảo độ chính xác của phép đo.

4.5.1. Chế tạo và lắp đặt mô hình kết cấu, thiết bị đo

Việc chế tạo mô hình đƣợc thực hiện bởi các giảng viên - kỹ sƣ cơ khí tại xƣởng cơ khí nhà A7 trƣờng Đại học Giao thông Vận Tải.

Hình 4.7: Quá trình chế tạo và lắp đặt mô hình lên bàn rung

Dữ liệu đo cần thu thập là biến dạng của kết cấu theo thời gian chịu tác động của kích động là hàm điều hòa đƣợc định nghĩa từ phầmn ềm điều khiển bàn rung và phù hợp với các giả thiết lý thuyết khi thiết lập hàm ứng xử tần số. Do vậy các đầu đo lựa chọn trên cơ sở phân tích mô hình bằng phần mềm phân tích kết cấu về chuyển vị lớn nhất của kết cấu. Theo phân tích thì giá trị chuyển vị lớn nhất của mô hình ứng với kích động hàm sin, biên độ dao động A =1, tại tần số kích động gây cộng hƣởng là 56cm. Với điều kiện về giới hạn của thiết bị đo chuyển vị tại phòng thí nghiệm cho phép khả năng đo chuyển vị lớn nhất là ±8cm. Do vậy mà hàm kích động đƣợc điều chỉnh với biên độ kích động A =0.1.

Hình 4.8:Thiết bị đo và các giảm chấn chất lỏng đặt trên đỉnh cột mô hình kết cấu thí nghiệm

4.5.2. Hiệu chỉnh bàn rung và xác định một số giá trị thực của mô hình

Do các vấn đề về sai số chế tạo, điều kiện liên kết mô hình kết cấu vào bàn rung sẽ ảnh hƣởng đến dữ liệu đo và quá trình phân tích lý thuyết cho mô hình, nên vấn đề hiệu chỉnh mô hình kết cấu xác định giá trị thực là hết sức cần thiết. Giá trị thực cần xác định gồm: tần số dao động riêng thực của mô hình, tỷ số cản thực của mô hình. Có thể xác định theo 2 cách sau:

Đầu đo gia tốc (secvo)

Thùng chứa chất lỏng

 Cách thứ 1: Trên cơ sở biến đổi Hilbert, tác giả đã xác định tham số tần số dao động riêng và hệ số cản của mô hình cột thí nghiệm từ kết quả đo chuyển vị dao động tự do. Kết quả tính toán ở đây có xét đến nhiễu trắng đã cho kết quả tƣơng đối chính xác. Với kết quả này, các dạng kết cấu chỉ cần sử dụng kết quả chuyển vị của mô hình kết cấu, từ đó có thể xác định đƣợc hai tham số quan trọng của kết cấu đó là tần số dao động riêng và hệ số cản.

 Cách thứ 2: sử dụng chức năng trên phần mềm điều khiển bàn rung: cho kết cấu dao động trong một dải tần số (dự kiến xung quanh giá trị tính toán lý thuyết). Từ đó phản hồi từ bàn rung qua đầu đo gắn trên hệ thống bàn rung xác định đƣợc giá trị thực của mô hình. Tỷ số cản của mô hình đƣợc xác định bằng cách 1 thông qua dữ liệu đo chuyển vị thu đƣợc.

Hình 4.9: Hiệu chỉnh mô hình kết cấu cho thí nghiệm

Theo cách thứ nhất, sau khi tạo kích động cho bàn rung theo hàm định nghĩa với tần số kích động xung quanh giá trị tần số dao động riêng của kết cấu, số liệu thu đƣợc sẽ đƣợc phân tích khi dùng biến đổi Hilbert [63]. Kết quả phân tích cho thấy:

Giá trị tần số dao động riêng của mô hình kết cấu thực là: f = 2.85Hz. Tỷ số cản tính toán thực là: 0.0018.

Hình 4.10:Mô tả phân tích tính toán giá trị tần số dao động riêng thực của mô hình kết cấu trên cơ sở biến đổi Hilbert

4.5.3. Lựa chọn hàm tác động bàn rung

Để thuận tiện cho quá trình xử lý số liệu, xây dựng đƣờng lý thuyết nhƣ đã trình bày ở trên, dữ liệu kích động cho bàn rung lựa chọn là một hàm điều hòa dạng:

𝑦 = 𝐴 sin⁡(𝑤𝑡) hoặc 𝑦 = 𝐴 sin⁡(2𝜋𝑓 𝑡)

Tần số kích động cho bàn rung đƣợc lựa chọn sao cho trùng với tần số dao động riêng của kết cấu để đạt đƣợc giá trị chuyển vị cộng hƣởng - chuyển vị lớn nhất của kết cấu. Ứng với mỗi giá trị của tần số kích động, với các đầu đo chuyển vị và gia tốc bố trí một cách hợp lý ta sẽ thu đƣợc giá trị biên độ dao động tƣơng ứng. Nhƣ vậy cần phải tạo ra một kích động cho bàn rung với nhiều giá trị tần số dao động để có thể có chuyển dịch của mô hình kết cấu tƣơng ứng để xây dựng đƣợc đƣờng thực nghiệm. Theo phân tích lý thuyết tần số kích động đƣợc thay đổi trong dải: 0.8 ≤ 𝑓

𝑓𝑠 ≤ 1.2

Chọn số điểm tần số kích động khảo sát là 9 điểm; f/fs= 0.8; f/fs= 0.85; f/fs= 0.9; f/fs= 0.95; f/fs= 1; f/fs= 1.05; f/fs= 1.1; f/fs= 1.15;f/fs= 1.2.

Tần số kích động lựa chọn lần lƣợt là: f = 2.28; 2.42; 2.57; 2.71; 3.29; 2.85; 2.99; 3.14; 3.28; 3.42 (Hz).

Các giá trị tần số kích động thiết lập cho bàn rung nhƣ trên đƣợc giả thiết là giá trị tần số dao động riêng của TLD (tần số dao động của hệ STLD hoặc tần số dao động trung tâm của hệ MTLD) là bằng với tần số dao động riêng của kết cấu (tần số này xác định trên kết cấu thực). Nhƣ vậy trƣờng hợp khi có sự chênh lệch về hiệu quả tạo dao động của hệ giảm chấn chất lỏng (TLD) không bằng với giá trị tần số dao động riêng của kết cấu thì cần có thêm các khảo sát:

 Chọn số điểm khảo sát là 3 điểm tƣơng ứng với tỷ số tần số giữa tần số dao động trung tâm của giảm chấn chất lỏng đa tần số (MTLD) và tần số dao động

0 500 1000 1500 2000 2500 3000

-5 0 5 10x 10

-4 Image part of Hilbert transform

Time D is pl ac em en t (m ) 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 -20 0 20 40 60

Phase angle of Hilbert transform

Time P ha se a ng le p lo t y = 0.015715*x - 1.4815 data 1 data 2 linear

riêng của kết cấu: f0 /fs= 1; f0 /fs= 0.95; f0 /fs= 1.05;

 Biên độ dao động kích động đƣợc tạo ra sao cho chuyển động văng té của chất lỏng không trong vùng xảy ra phi tuyến mạnh và phù hợp với giới hạn đo của thiết bị đo, do vậy chọn: A = 0.1cm.

Các trƣờng hợp khảo sát này đều lấy bề rộng dải tần số R = 0.3.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng hệ giảm chấn chất lỏng trong kiểm soát dao động cho cầu dây văng tại việt nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)