CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết quả đạt được và hạn chế:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI MA – SÁP NHẬP VÀ THÂU TÓM (Trang 30)

3.1 Kết quả đạt được và hạn chế:

Những “điểm cộng”

Bên cạnh “điểm cộng” về quy mô vốn, tổng tài sản, hệ thống giao dịch, những ngân hàng sau sáp nhập, như SHB, HDBank còn cái được lớn khác, như tổng giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê, ghi nhận, là rút ngắn thời gian phát triển kinh doanh để đạt mục tiêu trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn – mà một ngân hàng thông thường có thể phải mất đến năm năm mới đạt được.

Cùng với đó, hoạt động mua bán – sáp nhập các ngân hàng yếu kém cũng mang đến những “cái được” cho hoạt động ngân hàng nói chung, đó là tránh được những vụ đổ bể ngân hàng, gây hiệu ứng tiêu cực dây chuyền cho cả hệ thống; hạn chế những lộn xộn trên thị trường ngân hàng như các cuộc chạy đua lãi suất – phần lớn xuất phát từ những ngân hàng nhỏ, để rồi kéo theo cả hệ thống….

… Và những cái giá phải trả

Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, các ông chủ ngân hàng cũng phải trả những cái giá không nhỏ!

Trước hết, đó là sự biến mất của một loạt những thương hiệu ngân hàng sau mấy chục năm gây dựng, như thương hiệu Tín Nghĩa, Đệ Nhất, Habubank, Tài chính Dầu khí, Phương Tây và tới đây là Đại Á. Điều đó đồng nghĩa mất mát, hao tổn về tiền bạc, tài sản, thời gian, trí tuệ, sức lực mà các cổ đông ngân hàng đã bỏ ra. Một trong những cái giá không nhỏ khác, các ông chủ ngân hàng đang phải gánh sau các thương vụ mua bán, nhập là giải quyết khối nợ xấu. Chủ tịch HĐQT một ngân hàng sau sáp nhập thừa nhận, dù đã lường trước độ “xấu”, nhưng việc xử lý những khoản nợ xấu của ngân hàng sau sáp nhập quả là một thách thức. Và tình trạng mệt mỏi, ngắc ngứ với mớ nợ xấu phải ôm lại từ các ngân hàng yếu kém là phổ biến với ông chủ các ngân hàng. Đơn cử như SHB, vừa phải có văn bản giải trình uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về khoản

chênh lệch đáng kể lợi nhận sau thuế giữa quý 2 năm nay với quý 2 năm 2012, là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm bởi các món vay quá hạn được sáp nhập từ Habubank. Trước đó, kết quả kinh doanh quý 3/2012, SHB còn gây “choáng” khi công bố kết quả kinh doanh lỗ luỹ kế tới 1.105 tỉ đồng, do các đơn vị kinh doanh thuộc Habubank lỗ luỹ kế 1.715 tỉ đồng (dù SHB cũ vẫn lãi 610 tỉ đồng).

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI MA – SÁP NHẬP VÀ THÂU TÓM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w