kinh doanh, báo cáo tài chính trước và sau M&A
Dễ nhận thấy các ngân hàng sau khi tham gia sáp nhập, hợp nhất đều có sự tăng lên đáng kể về mặt lượng nguồn vốn và tài sản. Đơn cử như trong trường hợp đầu tiên của SCB, được hình thành từ ba ngân hàng với tình hình bi đát về tài chính, rình rập nguy cơ mất khả năng thanh khoản, tuy nhiên chỉ sau 1 năm hoạt động, ngân hàng đã nâng tổng mức tài sản lên hơn 149.000 tỷ đồng, gấp gần 2 lần tổng tài sản ban đầu của SCB, vốn chủ sở hữu cũng tăng lên hơn 11.000 tỷ, gấp gần 3 lần vốn chủ sở hữu của ngân hàng SCB trước khi hợp nhất. (Hình 1)
Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giai đoạn 2010 – 2012 (Đơn vị: tỷ đồng). (Nguồn: BCTC
các ngân hàng, CafeF)
Cùng với sự “biến mất” của thương hiệu Habubank một thời, ngân hàng SHB cũng đứng vào hàng ngũ những ngân hàng có vốn điều lệ lớn với 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản tính đến quý 2/2013 ước đạt khoảng hơn 104.000 tỷ đồng, gấp đôi tổng tài sản của SHB so với trước khi sáp nhập, nhờ đó SHB đã trở thành 1 trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam về quy mô và thị phần.
Cũng giống như hai ngân hàng trên, ngân hàng HDbank sau khi sáp nhập cũng dự kiến sẽ nâng mức vốn điều lệ lên 8.100 tỷ và ngân hàng PvcomBank cũng nâng tổng tài sản lên hơn 100.000 tỷ đồng, tương đương với mức tổng tài sản của SHB hiện nay.
Ẩn sau những “điểm sáng” trên là “sự biến mất” của các tổ chức tín dụng kéo theo sự hao tổn về tiền bạc và công sức mà các tổ chức tín dụng đã bỏ ra trong quá trình xây dựng thương hiệu, như Habubank đã tồn tại trên thị trường hơn 20 năm trước khi sáp nhập.
Đồng thờì, tình trạng “ngắc ngứ” với đống nợ xấu từ các ngân hàng yếu kém là tình trạng phổ biến của các ngân hàng hiện nay. Ngân hàng SHB mới đây vừa phải giải trình với UBCKNN về mức chênh lệch lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2013, giảm từ 753.000 tỷ đồng năm 2011 (thời điểm trước khi sáp nhập) xuống còn khoảng 141.000 tỷ đồng vào quý 2/2013. Nguyên nhân là do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng thêm bởi các món vay quá hạn được chuyển từ Habubank. Tương tự trường hợp của SHB, lợi nhuận ròng sau thuế của SCB sau 1 năm hợp nhất, cũng giảm rõ rệt, từ 409.000 tỷ đồng xuống chỉ còn gần 64.000 tỷ.
Hậu quả là hệ số ROA và ROE của các ngân hàng sau sáp nhập giảm liên tục. Đối với ngân hàng SHB, trước khi sáp nhập, hai chỉ số vẫn ở mức khá cao, tuy nhiên, chỉ sau 1 năm sáp nhập, hai chỉ số này giảm về gần mức 0. Điều này dẫn đến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu cũng giảm nghiêm trọng, từ 2.382 đồng/ cổ phiếu năm 2010 xuống còn – 363 đồng/ cổ phiếu vào quý 2/2013 sau gần 2 năm sáp nhập. (Hình 4, 5)
Chỉ số ROA, ROE của ngân hàng SHB giai đoạn 2010 – quý 2/2013. (Nguồn: BCTC các ngân hàng, Vietstock)
Hình 4: Chỉ số ROA, ROE của ngân hàng SCB giai đoạn 2010 – 2012. (Nguồn: BCTC các ngân hàng, Vietstock)
Tương tự trường hợp SHB, chỉ số ROA, ROE tại ngân hàng SCB cũng giảm từ 0,49% năm 2010 xuống 0,04% năm 2012 đối với ROA và 5,98% xuống còn 0,56% đối với ROE, kéo theo sự sụt giảm thu nhập cổ phiếu SCB từ 665 đồng/cổ phiếu xuống còn 60 đồng/cổ phiếu cũng trong giai đoạn này.