Người phụ nữ với tiếng thét khẳng khái đòi quyền hạnh phúc

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học ngành văn học các tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương (Trang 52)

Trong văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX, Hồ Xuân Hương là cây bút đã nêu bật được nỗi khổ riêng, những bất công mà người phụ nữ phải chịu. Hồ Xuân Hương thông cảm, động viên an ủi người phụ nữ giúp họ ngẩng cao đầu đồng thời ca ngợi giá trị và phẩm giá của họ.

Trong xã hội Việt Nam phong kiến, người phụ nữ thường chịu muôn vàn những nỗi khổ đau tê tái. Họ là người phải đầu tắt mặt tối làm nụng vất vả nuôi chồng nuôi con, chịu đói cơm rách áo, chịu trăm ngàn thứ chà đạp như bất cứ một người bị áp bực nặng nề nhất… Không chỉ là những đau đớn về mặt thể chất, tê tái hơn là những nỗi khổ tinh thần.

Trước hết con người cá nhân với tư cách một người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã lớn tiếng bênh vực những số phận người phụ nữ bị áp bức, đè nén. Bằng kinh nghiệm đau đớn của chính bản thân mình Xuân Hương đã nhấn mạnh, xoáy sâu vào ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch không kém phần chua chát, song bình thường nó lại bị che đậy bởi những luật lệ hà khắc của tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Đối tượng được cảm thương trong thơ Xuân Hương là những người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh; người phụ nữ lấy chồng chung, người con gái vì nhẹ dạ nên “ không chồng mà chửa”, người phụ nữ với kiếp sống đa đoan bởi số phận nhiều tủi cực…

Trong bài Lấy chồng chung nhà thơ đã nhìn sâu vào bản chất thân phận của mình để tố cáo với thiên hạ biết cái việc đi làm lẽ ấy thật chẳng khác chi cái người đi làm mướn, một thứ mướn không được trả công. Đó là nỗi đau của người phụ nữ mang thân đi làm lẽ. Nhưng đồng thời sức tố cáo lại thật sâu sắc bản chất hôn nhân thời phong kiến. Xã hội phong kiến cho phép người đàn ông “ năm thê bảy thiếp” trong khi lại ràng buộc một cách khắt khe với người phụ nữ (Trai quân tử nă thê bảy thiếp – Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng). Nhưng chính người phụ nữ trong xã hội ấy cũng lại chẳng nhận được sự yêu thương. Phận làm lẽ không chỉ khổ vì chồng, gia đình nhà chồng mà còn khổ cả vì người vợ cả. Ca dao xưa viết:

Lấy chồng làm lẽ khổ thay

Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công Đến tối chị giữ lấy chồng

Chị cho manh áo nằm không ngoài nhà Canh Tư chị gọi: Bớ Hai

Thức dậy nấu cám, thái khoai, đâm bèo.

Bởi lẽ trong xã hội phong kiến người đàn ông lấy nhiều vợ đội khi không phải là để san sẻ khó khăn trong cuộc sống mà phần lớn là để thỏa mãn lòng ham muốn ích kỉ, để có thêm sức lao động, một công cụ lao động cho công việc nhà chồng. Đó là cách thuê nhân công đỡ tốn kém nhất mà lại không bao giờ sợ bỏ mất. Phẫn nộ Xuân Hương cất lên tiếng chửi đầy thương cảm:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng Năm thì mười họa hay chẳng chớ

Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Hồ Xuân Hương đã thấm thía với nỗi khổ vật chất của người phụ nữ. Nhưng đau đớn hơn cả là nỗi khổ tinh thần.

Nhà thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để nói về thân phận nổi lênh của người phụ nữ:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước)

Bài thơ mở đầu bằng hai từ “ thân em” giống môt típ của những bài ca dao than thân dỗi phận của người phụ nữ trong xã hội xưa:

Than cho số phận bấp bênh: Thân em như dải lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Than cho số phận vất vả, cực nhọc: Thân em tội nghiệp vì đâu

Ngày ngày em chổng phao câu lên trời.

Than cho số kiếp của một kẻ làm lẽ mọn:

Thân em làm lẽ chẳng hề

Có như chính thất mà lê giữa giường. Hay vì một nỗi oan uổng:

Thân em như giấp lụa tờ

Tất cả các bài ca dao đều bắt đầu bằng từ “thân em” diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu. Từ đó gợi cho người nghe sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Đó là lời chung của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ dưới chế độ xưa. Sau từ thân em là từ như dùng để so sánh và đối tượng đem ra so sánh: tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau khô, giếng giữa đàng, quả bần trôi trên song, quả xoài trên cây.

Cùng cấu trúc như vậy nhưng Hồ Xuân Hương đã có sự sáng tạo. Ở chỗ ca dao dùng lối so sánh trực tiếp bằng quan hệ từ “ như”. Xuân Hương nói gián tiếp thân em (trắng và tròn) tức là không hề có ý hạ thấp mình mà hết sức tự tin nhận ra giá trị bản thân ( đã trắng lại tròn) tức là rất đẹp. Ý thức bản thân mình như vậy mà vẫn bị chà đạp, vẫn bị phụ thuộc thì nỗi đau khổ kia còn nhân lên gấp nhiều lần. Việc tác giả sử dụng lối thành ngữ đảo ngược nhấn mạnh hơn vào sư long đong, gian truant của người phụ nữ. Đảo ngược thành ngữ với kết thúc ở từ “chìm” làm cho thân phận ấy càng cay cực hơn, như bị nhấn chìm đi giữa mênh mông của non nước. Cuộc đời ấy đã cay đắng vì phận nổi chìm vô định lại đau khổ hơn khi không có quyền tự quyết. Mà may rủi hên xui đều phụ thuộc vào bàn tay kẻ khác

( Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn)

Hồ Xuân Hương nhận thức được cảnh bất công ngang trái của việc lấy chồng chung, của thân phận làm lẽ phụ thuộc, mất tự do, nhà thơ lên tiếng chửi mắng quyết liệt nhưng xã hội phong kiến cùng những áp bức bất công vẫn ngang nhiên tồn tại. Đó là hạn chế của lịch sử mà hàng vạn thân phận phụ nữ đã phải chịu đựng trong suốt đêm trường đã qua.

1. Tiếng nói của con người Xuân Hương còn cất lên nỗi đồng cảm với những người phụ nữ hẩm hiu, có số phận ngang trái. Chùm bài thơ “ Tự tình” gồm ba bài là tiếng nói của thân phận. Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mạnh mẽ.

Bài Tự tình I:

Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom Oán hận trông ra khắp mọi chòm Mõ thảm không thua mà cũng cốc Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ Sau giạn vì duyên để mõm mòm Tài tử văn nhân ai đó tá

Thân này đâu đã chịu già tom.

Những câu thơ là những nỗi niềm buồn thảm của Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, trước lẽ đòi nghịch cảnh éo le ngang trái. Trong đó cũng lồng ghép ý thức thách đố, một sự khẳng định giá trị bản thân không chịu lùi bước.

Bài Tự tình II lại nói lên tâm tư sâu kín của người phụ nữ trong xã hội xưa về hạnh phúc. Khẳng định quyết tâm vượt lên số phận và niềm khát khao ngay cả khi đã rơi vào bi kịch.

Đêm khua văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con.

Tâm trạng của người phụ nữ được thể hiện qua sự cảm nhận thời gian, không gian. “ Đêm khuya” là lúc con người ta đối diện với chính mình, âm thanh văng vẳng của tiếng trống càng làm cho không gian thêm quạnh vắng. Người phụ nữ đã cảm nhận được bước đi vội vã, gấp gáp của thời gian. Thế mà “cái hồng nhan” thì vẫn “trơ trơ” ra đó. Một nỗi bẽ bàng, tủi

hổ như nhấn vào cái thân phận hẩm hiu càng làm cho người phụ nữ cảm thấy xót xa cay đắng cho tình cảnh của chính mình. Đã vậy thì phải vùng lên, phải phá ngang, phải “xiên ngang mặt đất”, phải “ đâm toạc chân mây”. Nhưng thách thức số phận, gắng gượng vươn lên rốt cuộc vẫn rơi vào bi kịch. Và bi kịch là ở chỗ: càng khát khao hạnh phúc càng thất vọng, mơ ước càng lớn thực tại càng mong manh.

2. Tiếng nói người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương còn là cảm thông bênh vực đối với người con gái vì cả nể mà trót có mang. Trong những bài thơ Nôm, ta thấy Xuân Hương không dửng dưng lạnh nhạt mà nhân ái khoan hòa, độ lượng với những người phụ nữ trót lầm lỡ. Bài thơ Không chồng mà chửa là một tiếng nói đầy cảm thông:

Cả nể cho nên hóc dở dang

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng Duyên thiên chưa thấy nhô đầu trọc Phận liễu sao đà nảy nét ngang Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa Mảnh tình một khối thiếp xin mang Quản bao miệng thế lời chênh lệch Không có, nhưng mà có mới ngoan.

Xã hội phong kiến cực kì lên án hành vi quan hệ trước hôn nhân. Cô gái nào chẳng may có chửa trước hôn nhân bị xử phạt rất nặng. Thường phải bỏ làng mà đi phiêu bạt nếu không muốn tìm đến cái chết. Giai cấp thống trị trước phong kiến thường lấy hành động làm nhục nhân cách con người để trừng trị cái hành vi đồi bại làm ô uế nề nếp gia phong. Mặc dù cái nề nếp ấy chưa chắc đã có chút ít giá trị gì. Bởi lẽ, đứa con ra đời thường là kết quả của tình yêu. Mà trong hôn nhân phong kiến thì làm gì có tình yêu, hầu như chỉ là sự gượng ép, việc hôn nhân là do cha mẹ đôi bên sắp đặt. Con cái không có quyền lựa chọn, cha mẹ dựa vào việc “ môn đăng hộ đối” để gả bán hôn sự cho con. Không cần hỏi ý kiến của con thế nào, thậm

chí là có những đứa trẻ có hôn ước từ khi chưa sinh ra. Vì vậy mà biết đâu cái bào thai trong bụng cô giá lầm lỡ kia có thể là kết quả của một tình yêu chân thành. Cô gái vì cả nể mà trót “ lầm lỡ”, cô chẳng phải là hư đốn gì đâu. Xuân Hương coi đó không phải là hành động tội lỗi. Đó chỉ là duyên do cả nể mà ra nên mới hóa dở dang như vậy. Lễ giáo, luật pháp phong kiến hà khắc nghiệt làm cho chàng trai đôi khi không dám nhìn nhận kết quả của tình yêu. Thì ở đây Xuân Hương đã nhắc khéo đầy vị tha. Cái đáng quý, đáng trân trọng của người con gái là đã không lớn tiếng trách cứ tình nhân của mình mà chấp nhận với một thái độ hết sức thản nhiên, coi đó cũng là một niềm hạnh phúc. Nàng chỉ nhẹ nhàng đặt ra một câu hỏi để nhắc nhở đầy độ lượng. Nàng nhấn mạnh đến cái nghĩa vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Coi đó như là một sự nhắc nhở trách nhiệm của người làm cha. Người phụ nữ của Xuân Hương đã không chịu khuất phục, đã ngẩng cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến (Quản bao miệng thế lời chênh lệch – Không có nhưng mà có mới ngoan)

Hồ Xuân Hương đã đứng hẳn về phía người con gái mà dùng ý một câu ca dao:

Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian sự thường.

3. Thớ Nôm Hồ Xuân Hương còn là tiếng nói ngợi ca, đề cao người phụ nữ. Ca ngợi, đề cao cũng chính là khám phá ra vẻ đẹp trọn vẹn về hình thức và tâm hồn.

Trong hàng loạt hình tượng về số phận bấp bênh, hẩm hiu của con người phụ nữ như chiếc bánh trôi nước, con ốc nhồi, quả mít, cái quạt… nhà thơ đều chú trọng mô tả cái vẻ đẹp bên trong, cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn, vẻ chân chính của người phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước của Xuân Hương viết:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Nhà thơ đã làm một cuộc chuyển nghĩa. Vẻ đẹp ngoài của bánh trôi giờ đây đã chuyển thành vẻ đẹp hình thể của người con gái, một vẻ đẹp duyên dáng,đầy đặn, phúc hậu… Nhân bánh son đỏ ngọt ngào chuyển thành vẻ đẹp dịu dàng của tâm hồn. Ở người phụ nữ “tấm lòng son” là biểu tượng cho tình cảm thủy chung bất biến. Dù cho cuộc đời có thế nào, phong ba bão táp hay sóng dập gió vùi thì vẻ đẹp ấy vẫn mãi con son sắt.

Bài thơ Ốc nhồi:

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi Quân tử có thương thì bóc yếm Xin đừng ngó ngoáy lỗ chôn tôi.

Đã chót sinh ra làm phận ốc nhồi, phải chịu lăn lóc suốt ngày với “ đám cỏ hôi” nhưng không vì thế mà hạ giá thân mình. Con ốc có thể rất nhỏ bé, làm bạn với đám cỏ hôi không cao sang gì nhưng đó là do “ bac mẹ” sinh ra thân em nó vốn thế, chứ bản thân em nào có muốn vậy. Bởi lẽ đã hơn một lần ta thấy Xuân Hương thách thức đám đàn ông: “ Ví đây đổi phận làm trai được – Thì sự anh hùng há bấy nhiêu” . Mà đã cha mẹ sinh ra thì thân nào chẳng đắng quý như nhau. Thế nên ngang nhiên cứng cỏi đối đáp cùng bậc quân tử hiền nho. Đã thương thì hãy thương cho trot, chứ nhược bằng trúc trắc thì trúc trắc cho bằng. Câu thơ gợi ta nhớ đến hình ảnh hoa sen trong câu ca dao: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài thơ Quả mít cũng có hình ảnh tương tự. Quả mít tuy vỏ nó vốn dày. Da nó xù xì, nhưng múi bên trong lại thơm và ngọt:

Thân em như quả mít trên cây Vỏ nó xù xì múi nó dày

Quân tử có yêu thì đóng cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

Hai chữ “ thân em” gợi nên thân phận. “ Trên cây” tỏ rõ cái phụ thuộc. Lơ lửng giữa không trung thì đúng là phụ thuộc lắm rồi. Thân phận người phụ

nữ xưa kia cũng vậy. Cũng “ phất phơ giữa chợ”, rồi lơ lửng giữa không trung như hạt mưa sa… không biết đâu là bến đậu. Quả mít ở trên cây cũng không biết mình sẽ bị ngắt lúc nào, người quân tử cứ đến mân mó mỗi ngày xem đã sắp chin chưa còn đóng cọc. Có biết đâu rằng cái vỏ bề ngoài lại càng dày, một sự tương phản đầy ý nghĩa.

Bài thơ “ Đề tranh tố nữ”, Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp hình thể tươi mát, trắng trong của cô gái đang ở độ tuổi mười tám đôi mươi:

Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình Chị cũng xinh mà em cũng xinh Đôi lứa như in tờ giấy trắng Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh Xiếu mai cho dám tình trăng gió Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh Còn thú vui kia sao chẳng vẽ

Trách người thợ vẽ khéo vô tình.

Câu thơ của Xuân Hương rõ ràng là đi ngược lại quan điểm của thơ trung đại, khi mà chỉ có thiên nhiên tạo vật tôn quí mới được đề cao. Con người thì lại càng chẳng thể là đối tượng được miêu tả một cách trực tiếp, người phụ nữ thì lại càng không. Vậy mà ở đây Xuân Hương lại khen rành rọt, sòng phẳng vẻ đẹp của người con gái đang tuổi xuân sắc không khiên cưỡng. Dẫu vậy thì vẫn ẩn dật trong đó là nỗi lo lắng của nhân duyên. Thiếu nữ thì đẹp đấy, chuyên tâm vào việc kén chồng nhưng người đẹp trong tranh thì tính sao được chuyện chồng con, nên cứ đành giữ mãi thân phận mỏng manh, son trẻ. Lại nữa, người con gái đẹp dường ấy đấy, mà sao họa sĩ lại chỉ vẽ cái bề ngoài

Một phần của tài liệu nghiên cứu khoa học ngành văn học các tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w