Có thể nói quy luật chung của ý thức cá nhân trong văn học trung đại là : cùng với qua trình tự ý thức ở mỗi cá nhân là quá trình sup đổ của các khái niệm mang tính luân lí, đạo đức làm thiết chế ràng buộc đời sống xã hội, sự phai nhạt ánh sáng của hào quang các bậc thánh hiền mà thực chất đây là một hành trình phục lai, làm sống lại các giá trị của con người, đặc biệt là những giá trị mang tính tư nhiên.
Một trong những biểu hiện của ý thức cá nhân chính là ý thức về nhu cầu bản năng. Bởi đã là con người là phải có nhu cầu tự nhiên. Đó vừa là bản năng duy trì nòi giống lại vừa có ý nghĩa giải phóng những ẩn ức tinh thần. Thế nhưng xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo, tư tưởng “ nam nữ thụ thụ bất thân” trở thành một tiêu chí chung cho cách ứng xử của nam và nữ. Tất nhiên đã trở thành thiết chế thì nó có tính ràng buộc tất cả mọi người. Và qua hàng ngàn năm, con người phong kiến đã chịu đựng, đã gò mình trong khuôn khổ chật hẹp đó. Không chỉ Nho giáo mà cả Phật giáo cũng có tư tưởng “ diệt dục’ vì cho rằng “ dục” là khởi nguồn của mọi nỗi khổ trên đời. Muốn thoát khỏi bể khổ thì con người phải tránh xa khỏi “dục”. Triết lí bài dục, cấm dục của Nho giáo và Phật giáo là khắc nghiệt và giả dối.
Tư tưởng xã hội tất yếu có ảnh hưởng đến văn học. Trong văn học Việt Nam chuyện cá nhân nếu có được dùng làm đề tài sáng tác thì cũng thường được sàng lọc qua các giá trị đạo đức hoặc triết lí. Ít có trường hợp nào mà chuyện ân ái thuần túy được vào trong thơ văn một cách đường đường chính chính. Ngay cả những trường hợp dám đứng lên đấu tranh với những ràng buộc khắt khe cũng chỉ dám nói nước đôi:
Lẳng lơ cũng chẳng có mòn.
Từ xưa đến nay, nêu như đạo lí sách vở ép buộc con người vào khuôn khổ một cách cứng nhắc và tuyệt đối thì đạo lí dân gian lại luôn chỉ cho con người ta những ngóc ngách nhằm giảm bớt khắc khổ. Có lẽ chỉ có ca dao mới dám lên tiếng bênh vực người con gái trót lầm lỡ:
Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa thế gian đã nhiều
Cũng chỉ trong ca dao mới dám cất lời bỡn cợt triết lí khổ hạnh của nhà tu hành:
Ba cô đội nón lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn long lóc thành ra trọc đầu
Cũng chỉ trong ca dao mới có chuyện tỏ tình giữa thanh thiên bạch nhật:
Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?
Có thể nói trong văn học trung đại Việt Nam tình dục trong văn chương là vấn đề trinh tiết của người con gái. Vấn đề này có tính một chiều: Đàn ông toàn quyền sở hữu tuyệt đối đối với phụ nữ chứ không quy định chiều ngược lại, hay nói cách khác cho phép chiều ngược lại phá cái quy luật xã hội khắc nghiệt này: “ Trai năm thê bả thiếp, gái chính chuyên một chồng”.
Đã một thời những quy tắc, định kiến này khá bền vững nhưng càng ngày nó càng trở thành xiềng xích trói chặt con người trong cái vòng luân lí chật hẹp và khắc khổ. Xu thế tất yếu là phá bỏ nó, vượt thoát khỏi nó tìm đến những biểu hiện mới với tinh thần giải thoát. Tuy nhiên không phải cứ nhận thức được bi kịch là con người ta dám đứng lên chống lại nó. Ý thức phản kháng mạnh mẽ, tiếng nói của con người cá nhân ý thức về bản ngã chỉ xuất hiện ở một số cá nhân tiên phong. Và một trong những biểu hiện độc đáo, hiếm
có của con người cá nhân trong văn học Việt Nam thời trung đại là con người bản năng tự nhiên trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương.
Với cá tính mạnh mẽ, ngang tàng dám nói cái mà ít người dám nói trong thơ. Hồ Xuân Hương đã thể hiện một cách chân thực nhu cầu bản năng của con người mà người đặc biệt là người phụ nữ. Đã ca ngợi hết vẻ đẹp trần thế, đã viết về các bộ phận sinh sản như là biểu tượng của cái đẹp.
Trước hết ta thấy con người cá nhân trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương là con người dám bày tỏ chân thực tình cảm cá nhân. Khát khao về một cuộc sống hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn luôn trở đi trở lại trong Xuân Hương. Bài thơ Mời trầu nhà thơ viết:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quyệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi?
Mời trầu là một nét đẹp trong văn hóa giao tiếp cổ truyền của người Việt, người “ mời trầu” thường là người phụ nữ. Cô gái nào têm trầu đẹp là cô gái cô duyên và rất được yêu mến. Thế nên mơí có chuyện đức vua chỉ cần nhìn miếng trầu của bà cụ hàng nước là nhận ngay ra sự hiện diện của Tấm. Người quan họ có câu “ Trầu này trầu tính trầu tình - Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta” hay “ Gặp đây ăn một miếng trầu - Không ăn cầm lấy cho nhau vui lòng”… để nói rằng miếng trầu có vai trò quan trọng thế nào trong đời sống tình cảm người Việt. Nhưng đó là trầu têm cánh phượng, còn miếng trầu của Xuân Hương thì thật là bình thường, giản dị. Chỉ có lời giới thiệu là ấn tượng: “ Này của Xuân Hương đã quệt rồi”. Lối xưng tên táo bạo và liều lĩnh chỉ có trong thơ Xuân Hương. Chứng tỏ nàng đã ý thức sâu sắc về “quyền được yêu” của phụ nữ. Chính ý thức cá nhân vượt thời đại đó khiến nàng cởi mở, thành thật. “ Mời trầu” là mời thiệt chứ không mời lơi, mời là “quệt” vôi vào trầu, người được mời không thể từ chối được. Động từ “quệt” nôm na mà hay, động từ không thể thay thế được nó
diễn tả một khát vọng mãnh liệt của Hồ Xuân Hương về tình cảm lứa đôi. Xuân Hương “ mời trầu” với một mong muốn tha thiết và một ý thức sáng suốt về cuộc đời bạc bẽo:
Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bac như vôi
Xuân Hương mong muốn tình cảm đôi lứa quyện lại với nhau, thắm thiết, nông nàn như trầu cau. Xuân Hương muốn quan hệ lứa đôi phát triển thành tình cảm mới, thắm thiết, chung thủy, chứ không muốn lẻ loi, cô độc. Thiên tài là nữ sĩ vừa nhìn thấy khả năng vận động của màu sắc, màu xanh(lá trầu), sắc trắng(của vôi) quện với nhau thành màu đỏ thắm tượng trưng cho tình duyên thắm thiết lại vừa nhìn thấy màu sắc mà đứng riêng lẻ thì lẻ loi, lạnh lùng, cô đơn( xanh như lá); lạt lẽo, bạc bẽo, tàn nhẫn( bạc như vôi). Trong bài thơ Làm lẽ nhà thơ viết:
Năm thì mười họa hay chăng chớ Một tháng đôi lần có cũng không?
Câu thơ gợi lên nỗi tủi hờn, đau xót của một thân phận làm lẽ nhưng cũng qua đó mà nói lên khát khao về cuộc sống vợ chồng.
Chùm ba bài thơ Tự tình:
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ Sau giận vì thương để mõm mòm Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom!
(Tự tình I)
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con
(Tự tình II)
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh …Ấy ai thăm ván cam lòng vậy Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh
(Tự tình III)
Âm hưởng chung của cả ba bài thơ là số phận bị phụ thuộc, không có gì là chắc chắn của người phụ nữ. Cảm nhận về thời gian gọi lên những khát khao lo lắng từ trong tiềm thức. Ở bài I, cái trôi chảy của thời gian được gọi lên qua âm thanh của tiếng gà, tuy còn ở xa vọng lại. Đến bài II, tiếng trống đã gần hơn và có phần dồn dập, thúc bách hơn. Tâm trạng nhân vật cũng có sự truy đuổi cho nên kết thúc bài I nghe tiếng “rền rĩ” mới
“oán hận” và vùng lên thách thức số phận. Ở bài II có những lúc nhân vật như muốn đập phá, muốn nổi loạn nhưng vì một nỗi “xuân đi xuân lại lại”
mà thành ra ngao ngán. Đến bài III thì dường như đã là sự phó mặc mất rồi. Thân phận người phụ nữ cũng như số phận của chiếc thuyền gỗ bách, bấp bênh và phụ thuộc.
Ý thức cá nhân còn được nhà thơ thể hiện qua việc miêu tả hàng loạt hình ảnh có tính chất khêu gợi nhằm ca ngợi vẻ đẹp của hình thể con người mà trọng tâm là cơ thể người phụ nữ.
Dường như trong quan niệm của Xuân Hương cái đẹp nhất đôi khi là cái tự nhiên nhất. Đã có rất nhiều hình ảnh liên quan đến “cái ấy” trong những bài thơ của Xuân Hương:
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dán tự bao giờ, Chành ra ba góc da còn thiếu Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
(Cái quạt)
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá diếc le te lách giữa dòng
(Cái giếng)
Mỏng dày chừng ấy chành ba góc Rộng hẹp nhường nào cắm một cây
(Cái quạt II)
Nhận xét về những hình ảnh thân thể phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy viết: Hình tượng người phụ nữ ở đây toát lên vẻ thánh thiện thanh tân. Đó là cơ thể của những thiếu nữ “mười bảy hay là mười tám đây” còn đang ở độ “hồng hồng má phấn”. Tuy không tả chi tiết nhưng rất nhiều gợi cảm. Tinh thần khép mở đó, trạng thái “ trăng mười bốn” đó, bông “ hoa hàm tiếu đó” rất phù hợp với bút pháp tả thần chứ không tả thực.