III. Xác định thức ăn bổ sung
3. Bệnh tích
Tập trung các khối ung, giữa khối ung thịt thâm tím đen xám hoặc nâu xám, hoại tử như chín có chất keo. Nếu khi cắt sâu vào giữa khối ung thấy sùi bọt khí.
Xung quanh khối ung thủy thủng và xuất huyết nhẹ.
Vùng khối ung sưng to và thủy thủng, ung ở vùng nào thì phủ tạng ở vùng đó và xác chết ở vùng đó chậm thối và có mùi khét.
4. Phòng và trị bệnh
a. Phòng bệnh:
Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại. Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại. Ủ phân để diệt mầm bệnh
Không thay đổi khẩu phần thức ăn đột ngột, không cho ăn thức ăn ẩm mốc. Chuồng trại phải đảm bảo.
Nâng cao sức đề kháng cho gia súc.
Xác chết chôn sâu giữa hai lớp vôi: mầm bệnh có khả năng hình thành nha bào.
b.Điều trị.
Dùng kháng huyết thanh với liều: Bê, nghé 20 – 40ml/con; Trâu, bò 50 – 100ml/con.
Kháng sinh: Penicilin với liều từ 15000 – 20000UI/kgP/ngày. Trợ sức, trợ lực cho co vật bằng vitamin C, analgin, glucose.
5. Câu hỏi và bài tập
*Câu hỏi:
1. Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây nên bệnh ung khi thán trâu, bò.
2. Cho biết triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh ung khí thán trâu, bò. 3/.Trình bày phương pháp phòng, trị bệnh ung khí thán trâu, bò.
*Bài tập:
Kết hợp với Trạm thú y địa phương tổ chức cho lớp học tham gia điều trị bệnh ung khí thán cho trâu, bò.
6. Ghi nhớ
Bệnh do vi khuẩn yếm khí có nha bào gây nên và vi khuẩn này ở nhiệt độ 1000C trong vòng 30 phút mới chết.
.
Bài 3: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG TRÂU BÒ
1. Thông tin chung
Bệnh tụ huyết trùng trâu bò là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra với đặc điểm tụ huyết và xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên cơ thể.
Vi khuẩn có sức đề kháng cao, tồn tại lâu trong đất ẩm thiếu ánh sáng, trong giếng nước bẩn có chứa nhiều chất hữu cơ. Trong nền chuồng trại, vi khuẩn có thể sống được từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh thường xảy ra quanh năm ở các vùng nóng ẩm, nhưng thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9.
2. Triệu chứng
Trâu khỏe mạnh
Trâu khó thở, chảy nhiều nước giải trắng
Bò khoẻ mạnh Phổi trâu tụ máu, viêm gan hoá
Ở thể quá cấp tính con vật có thể chết nhanh trong vòng 8 – 24h.
Thể cấp tính thời gian nung bệnh từ 1-3 ngày, con vật mệt mỏi bứt rứt, sốt cao 41-420C, niêm mạc mắt mũi đỏ sẫm rồi tái xám, nước mắt nước mũi chảy liên tục. Hạch hầu sưng to làm cho con vật thè lưỡi ra thường gọi là trâu bò 2 lưỡi, hạch lâm ba trước vai sưng, thuỷ thũng làm cho con vật đi lại khó khăn. Vật nuôi thở mạnh do viêm phổi, tràn dịch màng phổi, lúc đầu vật đi táo bón, sau đó đi ỉa chảy dữ dội phân lẫn máu và lẫn niêm mạc ruột. Bụng chướng to có chứa nhiều dịch trong phúc mạc, lúc gần chết con vật nằm liệt, đái ra máu, thở rất khó khăn có nhiều chấm xuất huyết ở các niêm mạc.
3. Bệnh tích
Tụ huyết và xuất huyết ở niêm mạc mắt, mồm, mũi và tổ chức dưới da. Cơ thịt mầu tím hồng thấm nhiều nước.
Hệ thống hạch lâm ba sưng to, thuỷ thũng và xuất huyết rõ nhất là hạch hầu, hạch vai và hạch trước đùi.
Tim sưng to trong xoang bao tim, màng phổi, xoang ngực và xoang bụng tích nhiều nước vàng. Phổi viêm gan hoá từng đám.
Màng phổi dày lên Viêm gan hoá cả thuỳ phổi
4. Điều trị
Do đặc điểm của bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp tính và cấp tính nên cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời cho có kết quả cao.
Dùng kháng huyết thanh chống bệnh tụ huyết trùng trâu bò, tiêm dưới da trâu bò 60-100ml; bê nghé 20-40ml.
Dùng các loại kháng sinh sau đây: Streptomycine, Kanamycin, Oxytetracyline, Gentamycin, tiêm ngày 2 lần, tiêm liền trong 4 đến 5 ngày, ngoài ra cần trợ sức, trợ lực cho con vật.
5. Phòng bệnh
Tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng trâu bò 2 lần một năm.
Khi đã có dịch xảy ra phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương để có biện pháp dập dịch. Gia súc chết không được mổ thịt mà phải đem chôn cùng với vôi bột, toàn bộ chuồng trại và môi truờng xung quanh phải tẩy uế đốt rác bẩn, khi ủ phân phải chộn vôi bột để diệt mầm bệnh.