Nội quy phòng cháy chữa cháy của Công ty CP Môi Trường Việt Úc

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VIỆT ÚC (Trang 48)

- Phòng cháy-chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể Cán bộ - Công nhân viên chức. Mọi người đều phải tham gia tích cực vào công tác phòng cháy-chữa cháy. - Nghiêm cấm khách và cán bộ công nhân viên tự ý câu mắc, thay đổi, sửa chữa

thiết bị an toàn-thiết bị tiêu thụ điện, không để chất cháy gần cầu chì, bảng điện, đường dây dẫn điện.

- Nghiêm cấm khách và cán bộ công nhân viên sử dụng bếp điện, bàn ủi, hút thuốc ở nơi có biển báo cấm lửa trong và ngoài giờ làm việc.

- Phương tiện chữa cháy phải để đúng vị trí đã quy định, đảm bảo dễ lấy đưa vào sử dụng khi cần thiết, không sử dụng phương tiện PCCC vào việc khác.

- Cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm bảo quản phương tiện PCCC. Phải tham gia học PCCC và tuyên truyền cho mọi người tham gia PCCC.

- Nghiêm cấm khách và cán bộ công nhân mang chất dễ cháy-chất nổ vào trong phòng làm việc.

- Khách hay cán bộ công nhân viên khi phát hiện ra cháy phải báo động (bằng hệ thống điện thoại – chuông báo động) cho đội PCCC cơ quan hay trực tiếp thông tin cho đội PCCC thành phố (Số 114).

- Nhân viên đội PCCC tăng cường kiểm tra cán bộ công nhân viên chấp hành nội quy PCCC trong và ngoài giờ làm việc.

 Công tác tuyên truyền PCCC : thường xuyên nhắc nhân viên chấp hành nội quy PCCC. Trong năm, cơ sở mời cán bộ chuyên trách tổ chức tuyên truyền về công tác PCCC cho cơ sở nhằm không ngừng ngày càng nâng cao nhận thức và ý thức của công tác PCCC, góp phần tích cực vào công tác PCCC tại cơ sở.

 Phòng cháy điện : thường xuyên kiểm tra thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện, kịp thời phát hiện những hư hỏng không đảm bảo an toàn PCCC, đề xuất sửa chữa kịp thời, kiểm tra việc ngắt cầu dao điện vào các ngày nghỉ-ngày lễ và chủ nhật, tách riêng hệ thống điện bảo vệ đảm bảo ánh sáng phục vụ cho công tác tuần tra vào ban đêm.

 Quản lý ngọn lửa trần : Nghiêm cấm nhân viên và khách hút thuốc nơi có biển cấm lửa và nơi có vật tư dễ cháy. Khi cơ quan có nhu cầu dùng ngọn lửa trần, đun nấu người tổ chức thực hiện phải báo cáo cho đội PCCC để có kế hoạch PCCC cụ thể.

 Quản lý về chất cháy : Nghiêm cấm tuyệt đối nhân viên và khách mang chất cháy, nổ vào cơ sở, hồ sơ tài liệu không xếp gần nơi thiết bị tiêu thụ điện, dây dẫn điện.

 Phòng cháy kho hàng : Kho hàng phải cach ly với khu vực sản xuất, bảng điện phải bố trí ngoài cửa kho, hàng hóa trong kho phải sắp xếp phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo chủng loại.

 Công tác thoát nạn : Trên hành lang và lối đi lại phải đảm bảo thông thoáng, có đèn tự sạc điện sự cố, không để vật tư, hàng hóa trên các lối đi lại để thuận lợi cho việc thoát nạn, di chuyển tài sản và triển khai đội hình chữa cháy.

 Trang bị phương tiện chữa cháy : Hiện cơ sở đã trang bị phương tiện PCC, được bổ sung khi có sự thay đổi tính chất sử dụng ở từng khu vực, hàng năm đều có kiểm tra chất lượng và nạp chất chữa cháy, có kế hoạch bổ sung kịp thời.

 Công tác lập và thực tập phương án : được bổ sung khi có sự thay đổi tính chất sử dụng từng khu vực, hàng quý/ 1 lần tổ chức cho lực lượng PCCC tại chỗ thực tập phương án theo các tình huống đề ra trong phương án; trong

năm phối hợp với lực lượng PCCC chuyên nghiệp thực tập phương án chữa cháy tại cơ sở.

 Thực hiện các kiến nghị của cơ quan PCCC : các kiến nghị cơ quan PCCC thực hiện nghiêm túc và đúng thời gian quy định. Cán bộ phụ trách các bộ phận thực hiện các kiến nghị về PCCC và để vi phạm an toàn PCCC phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cơ sở.

- Xử lý nghiêm túc các tổ chức, cá nhân vi phạm nội quy các quy định về PCCC.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI TẠI CÔNG TY MÔI TRƯỜNG VIỆT ÚC (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w