Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Vincom (Trang 33)

nghiệp 2.432 1.074 -1.358 -56%

 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịnh vụ của công ty trong năm 2011 giảm mạnh với mức giảm 40% tương đương 1.559 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu không tốt tình hình tiêu thụ của công ty đang gặp khó khăn.

 Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 giảm 1.358 tỷ đồng tương đương với mức giảm 56% so với năm 2010. Con số này cho thấy kết quả kinh doanh của công ty không được tốt. Doanh thu không tăng mà giảm 40% trong khi đó các khoản chi phí khác đều tăng ở mức cao như: chi phí bán hàng tăng 245% (71 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 85% (204 tỷ đồng), giá vốn hàng bán tăng 41% tương đương 379 tỷ đồng, làm cho mức lợi nhuận sau thuế giảm một cách rõ rệt so với năm 2010. Tuy doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 32% tương đương 407 tỷ đồng nhưng cũng không đủ gánh cho chi phí.

 Tóm lại: qua các phân tích trên ta thấy trong khi doanh thu bị giảm sút thì tốc độ tăng của các khoản chi phí lại tăng nhanh làm cho lợi nhuận của

công ty thấp điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty không được thuận lợi. Do tình hình bất động sản bị đóng băng tuy công ty đã tăng nhân lực bán hàng để đẩy nhanh mức tiêu thụ nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Trong thời gian tới công ty cần có chính sách bán hàng, quản lý hợp lý hơn để đẩy nhanh mức tiêu thụ sản phẩm.

2.5.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí 2.5.5.1. Tỷ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 Số Tiền % GVHB 927 1.306 379 41% DTT 3.873 2.314 -1.559 -40% Tỷ số 24% 56% 33%

Theo bảng trên thì ta thấy năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì công ty phải bỏ ra 24 đồng giá vốn hàng bán. Sang năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 56 đồng giá vốn hàng bán. Nguyên nhân chính là do chi phí đầu vào, nguyên vật liệu xây dựng tăng kéo theo giá vốn hàng bán tăng. Tuy nhiên trong khi mức doanh thu thuần giảm thì giá vốn hàng bán lại có tốc độ tăng nhanh, chứng tỏ việc quản lý chi phí giá vốn hàng bán chưa được tốt, trong thời gian tới công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn cung đầu vào.

2.5.5.2. Tỷ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 Số Tiền % CPQLDN 240 444 204 85% DTT 3.873 2.314 -1.559 -40% Tỷ số 6% 19% 13%

Chỉ số quản lý doanh nghiệp của năm 2010 là 6% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì công ty phải bỏ ra 6 đồng cho chi phí quản lý. Tỷ số này sang năm 2011 là 19% cứ 100 đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra 19 đồng chi phí mức chi phí của năm 2011 tăng 13% so với năm 201. Nguyên nhân tăng là do doanh nghiệp tăng chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng và một số chi phí dịch vụ khác. Chi phí quản lý có chiều hướng tăng nhưng điều này giúp cho công ty hoạt động tốt hơn năng cao trình độ của nhân viên mang lại uy tín cho công ty.

2.5.5.3. Tỷ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần:

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 Số Tiền %

CPBH 29 100 71 245%

DTT 3.873 2.314 -1.559 -40%

Tỷ số 0,7% 4,3% 3,6%

Tỷ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần của năm 2010 là 0,7% cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về thì công ty phải bỏ ra 0,7 đồng cho công tác bán hàng. Sang năm 2011 thì mức chi phí này tăng thêm 3,6% so với năm 2010 dừng lại ở mức 4,3% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được

thì phải mất 4,3 đồng cho chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng tăng chủ yếu do công ty đầu tư mạnh cho công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, chi phí hội nghị khách hàng…

 Qua hai năm chi phí bán hàng có xu hướng tăng tốc độ tăng của chi phí bán hàng tăng đột biến 245% trong khi doanh thu lại giảm 40% công ty cần phải xem xét lại chính sách bán hàng và quản lý chi phí để đạt được hiệu quả cao nhất trong thời gian tới.

2.5.6. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:

Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì mục tiêu cuối cùng của công ty đó là làm sao để tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh một cách hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, nó được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị công ty thu được trong kỳ với toàn bộ chi phí tương xứng để tạo ra giá trị đó và được thể hiện trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ kế toán. Khi công ty hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu chỉ nhìn vào giá trị lợi nhuận tăng hay giảm để đánh giá công ty làm ăn tốt xấu thì sẽ không tránh khỏi sai lầm, mà chúng ta cần phải xét nó trong mối quan hệ giữa phần giá trị thu được với tài sản, với vốn chủ sở hữu đã bỏ ra, thì mới có thể đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của toán bộ giá trị hoạt động kinh doanh của công ty.

Sau đây chúng ta cùng phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty:

2.5.6.1. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên doanh thu thuần ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 Số Tiền %

LNHĐSXKD 2.970 1.246 -1.724 -58%

DTT 3.873 2.314 -1.559 -40%

Theo bảng kết quả ta thấy năm 2010 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có 77 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên qua năm 2011 cứ 100 đồng của doanh thu thuần thì chỉ có 54 đồng là hoạt động sản xuất kinh doanh giảm 23 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do các loại chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng cao làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Qua hai năm ta thấy lợi nhuận cảu công ty có chiều hướng giảm chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang gặp khó khăn do tình hình kinh tế khó khăn cộng với sự gia tăng về chi phí.

2.5.6.2. Tỷ số lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần:

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 Số Tiền %

EBT 3.143 1.472 -1.671 -53%

DTT 3.873 2.314 -1.559 -40%

Tỷ số 81% 64% -18%

Từ bảng trên ta thấy: năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì chỉ đem lại 64 đồng lợi nhuận trước thuế trong khi đó ở năm 2010 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 81 đồng lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân là trong năm 2011 các khoản chi phí tăng đột biến làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp giảm.

2.5.6.3. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011 Số Tiền %

EAT 2.432 1.074 -1.358 -56%

DTT 3.873 2.314 -1.559 -40%

Năm 2010 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thu được thì công ty thu về 64 đồng lợi nhuận sau thuế. Còn lợi nhuận sau thuế ở năm 2011 chỉ dừng lại ở mức 46 đồng trên 100 đồng doanh thu thuần. Ta thấy được mức lợi nhuận sau thuế công ty mang về trên doanh thu thuần là rất cao, công ty kinh doanh rất có lời tuy nhiên mức lời nay đang có nguy cơ giảm dần do tình hình kinh tế khó khăn và các khoản chi phí ngày một leo thang.

2.5.7. Phân tích các nhóm tỷ số tài chính

2.5.7.1. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (CR)

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011

GTTSLĐ 13.440 20.039 49%

Nợ NH 5.252 21.630 312%

CR 2,56 0,93 -1,63

Năm 2011 chỉ số thanh toán hiện thời của công ty giảm đột biến từ 2,56 lần năm 2010 chỉ còn 0,93 lần (giảm 1,63 lần). Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của giá trị tài sản lưu động. Cụ thể là năm 2011 tốc độ tăng của giá trị tài sản lưu động chỉ là 49% trong khi đó tốc độ tăng của nợ ngắn hạn là 312%. Như vậy căn cứ vào bảng trên ta thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì chỉ có 0,93 đồng giá trị tài sản đảm bảo. Điều này cho thấy công ty không đầu tư vào tài sản cố định, vì số tài sản cố định dư thừa sẽ không tạo thêm lợi nhuận cho công ty vì vậy công ty sẽ dử dụng vốn có hiệu quả hơn. Tuy nhiên đây là dấu hiệu không mấy khả quan cảu công ty vì nó thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thấp, mức độ rủi ro trong kinh doanh sẽ tăng lên. 2.5.7.2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011

GTTSLĐ 11.176 10.757 -4%

CR 2,13 0,50 -1,63

Tỷ số này cho chúng ta biết được khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng tài sản có tính thanh khoản cao. Tỷ số thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 2,13 lần qua năm 2011 còn 0,5 < 1 . Điều này có nghĩa là giá trị tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhanh của công ty nhỏ hơn gí trị nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác tài sản ngắn hạn có thể sự dụng ngay của công ty chỉ có thể thanh toán cho 50% tổng số nợ ngắn hạn nếu như tất cả chủ nợ cùng đoòi một lúc. Qua hai năm ta thấy tỷ số thanh toán nhanh giảm một cách đột biến và tỷ lệ này nhỏ hơn 1 điều này cho thấy công ty đang thiếu vốn bằng tiền một cách trầm trọng.

Theo tình trạng này khi chủ nợ đến đòi 1 đồng thì công ty chỉ có thể trả được 0,5 đồng tại thời điểm năm 2011. Do đó trong thời gian tới công ty cần phải có biện pháp nâng dần tỷ số này lên bằng việc đẩy nhanh bán hàng, giảm lượng hàng tồn kho và có chính sách đầu tư vào những tài sản có khả năng thanh toán nhanh để đảm bảo khả năng trả nợ cho khách hàng ở mọi thời điểm.

2.5.8. Các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu sinh lời: 2.5.8.1. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2010 2011

Nợ 16.593 27.261 64%

Tài sản 26.149 35.513 36%

Tỷ số 0,63 0,77 0,13

Qua hai năm xu hướng nợ phải trả trên tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng đây là một dấu hiệu không tốt cho giảm quyền kiểm soát của công ty, đối với chủ nợ họ không thấy an tâm vì mức độ rủi ro tăng, độ đảm bảo cho các khoản nợ giảm.

2.5.8.2. Tỷ số thanh toán lãi vay:

ĐVT: Tỷ đồng

2010 2011 Số Tiền %

EBIT 3.654 2.279 -1.375 -38%

Lãi vay 511 807 296 58%

Tỷ số 7,2 2,8 -4,3

Năm 2010 cứ 1 đồng chi phí lãi vay có 7,2 đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh để thanh toán, Còn ở năm 2011 cứ 1 đồng chi phí lãi vay thì có 2,8 đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh để thanh toán. Doanh nghiệp sử dụng vốn vay chưa có hiệu quả và có chiều hướng xấu trong năm 2011.

2.5.8.3. Tỷ số về hoạt động:

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 Chênh lệch

VQ KPT 0,68 0,75 0,07

Số ngày thu tiền 526 477 -49

VQ HTK 1,7 0,42 -1,29

Số ngày tồn kho 210 863 652

VQ ∑TS 0,15 0,11 -0,04

Thời gian thu hồi nợ của năm 2011 ngắn hơn năm 2010 là 49 ngày tuy nhiên ở cả 2 năm đều ở mức cao lần lượt năm 2010 là 526 ngày và năm 2011 là 477 ngày, thời gian thu hồi nợ của công ty là khá chậm, đây cũng là một trong những đặc thù của nghành kinh doanh bất động sản. Số ngày thu tiền binh quân năm 2011 có giảm chứng tỏ công ty đã có chính sách thu hồi nợ tốt hơn, nỗ lực thu tiền bán chịu làm cho khoản phải thu giảm 529 tỷ đồng tương đương giảm 7,2% so với năm 2010.

Vòng quay hàng tồn kho của công ty đang rất thấp chỉ ở mức 1,7 lần năm 2010 và qua năm 2011 còn giảm thêm 1,29 lần chỉ còn 0,42 lần. Tình hình hàng tồn kho đang gặp khó khăn công ty cần tính toán lại cho phù hợp nhằm làm giảm chi phí, tạo điều kiện làm giảm nguồn vốn bị ứ đọng, hạn chế nguồn vốn đi vay nhằm năng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Năm 2010 chỉ số vòng quay tổng tài sản ở mức 0,15 lần nhưng qua năm 2011 chỉ còn ở mức 0,11 giảm 0,04 lần. Nguyên nhân làm cho vòng quay tổng tài sản giảm là tốc độ tăng của tài sản nhanh hơn tốc độ tăng

của doanh thu. Điều này cho thấy mặc dù quy mô được mở rộng nhưng doanh thu thu về của công ty không được như mong đợi chưa tương xứng với tài sản.

2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

Tỷ suất LN/DTT Số VQ ∑TS

2010 63% 15%

2011 46% 11%

-16% -4%

Ta biết :

ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu × Số vòng quay tổng tài sản

Gọi Q0 = ROA năm 2010 Q1 = ROA năm 2011

a0 = tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 a1 = tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 b0 = số vòng quay tổng tài sản năm 2010 b1 = số vòng quay tổng tài sản năm 2011 Ta có phương trình: Q = a×b

Đối tượng phân tích: Q = Q1 - Q0 = a1b1 – a0b0 = 46×11 – 63×15 = -4 (%)

Vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của năm 2011 giảm 4%. Để biết được có sự biến động giảm như vậy là do đâu chúng ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng là:

 Ảnh hưởng bởi nhân tố a: Qa = a1b0 – a0b0 = 46×15 - 63×15 = -2 (%)

Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 giảm 16% làm cho chỉ số ROA của công ty giảm 2% so với năm 2010.

Như vậy số vòng quay của tổng tài sản giảm 4% làm cho chỉ số ROA giảm 2% so với năm 2010.

Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng: -2 + (-2) = -4 (%) = Q

 Tóm lại tỷ suất ROA trong năm 2011 giảm 4% so với năm 2010 nguyên nhân giảm do các chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và số vòng quay tổng tài sản đều giảm đây là một dấu hiệu không tốt.

2.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ROE:

EAT/DTT DTT/∑TS ∑TS/VCSH

2010 63% 15% 382%

2011 46% 7% 546%

-16% -8% 164%

Ta có:

Gọi: Q0 : ROE năm 2010 Q1 : ROE năm 2011

a : tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần b : tỷ suất doanh thu thuần trên tổng tài sản

c: tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu Ta có phương trình: Q = a × b × c

Đối tượng phân tích: Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0

= 46×7×546 - 63×15×382 = -19 (%)

Vậy tỷ suất ROE của năm 2011 giảm 19% so với năm 2010. Để biết nguyên nhân của sự giảm sút này là do tác động của những nhân tố nào ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên như sau:

 Ảnh hưởng từ nhân tố a: Qa = a1b0c0 – a0b0c0

= 46×15×382- 63×15×382 = -9(%)

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2011 giảm 16% làm cho tỷ

Một phần của tài liệu phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần Vincom (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w