- Thực hiện theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, các giáo viên vật lí khi được hỏi ý kiến hầu hết đều cho biết là đã có sự tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học tính tích cực nhằm phát huy hứng thú và năng lực tự lực của học sinh như vấn đáp-đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm nhỏ,…Tuy nhiên, tuỳ theo năng lực sư phạm mà khả năng vận dụng đem lại hiệu quả là khác nhau. Các đồng chí cũng cho biết là phương pháp diễn giảng, thuyết trình - hỏi đáp vẫn sử dụng chủ yếu vì như vậy mới truyền tải hết nội dung kiến thức trong một bài học cho học sinh.
- Nhìn chung tất cả các GV đều soạn bài trước khi lên lớp, thực hiện đầy đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn vẫn chỉ là tóm tắt theo nội dung SGK, chưa xác định rõ hoạt động của GV và HS,chủ yếu soạn theo PP diễn giảng là chính, chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn phát triển tư duy cho HS, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập.
GV có đặt câu hỏi nhưng chỉ là những câu hỏi đơn giản, ít đòi hỏi ở HS sự phân tích, suy luận tìm tòi mà mới chỉ đòi hỏi ở HS sự tái hiện thông thường. Nếu HS không trả lời được thì GV thường không đưa ra những câu hỏi gợi mở để hướng HS vào việc giải quyết vấn đề. Do đó, chưa phát huy được hứng thú và năng lực tự lực học tập cho HS
- Một số GV còn ngại sử dụng thí nghiệm, một số ít GV có sử dụng thí nghiệm nhưng chưa đúng với mục đích của bài giảng. Trong các tiết dạy trên lớp GV ít sử dụng thí nghiệm để nghiên cứu kiến thức mới với nhiều lí do sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Nhiều thí nghiệm cồng kềnh, lắp ráp khó khăn mất thời gian + Khó ổn định tổ chức HS lúc trước và sau khi thí nghiệm . + TN nhiều khi không thành công, mất uy tín…
+ Không có hoặc dụng cụ không đầy đủ (hỏng, mất).
Tuy nhiên, đa số GV đều nhận định nếu sử dụng được nhiều thí nghiệm trên lớp sẽ kích thích được sự say mê, hứng thú, sáng tạo của HS trong học tập vật lí.
- Trong các giờ hoc, 40% giáo viên được hỏi cho rằng học sinh khá hứng thú tích cực xây dựng bài và có khoảng 35% học sinh có khả năng tự lực trong học tập. Số còn lại đánh giá học sinh có khả năng tự lực học tập chỉ vào khoảng 20%, trong các giờ học trên lớp học sinh còn ít hứng thú bên cạnh đó có những học sinh rất trầm, biết nhưng cũng không phát biểu vì có tâm lý ngại, sợ sai.
- Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học vật lí cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Khoảng 40% giáo viên đã sử dụng thành thạo và sử dụng thường xuyên các thiết bị như máy vi tính, máy chiếu Projector, máy chiếu camera, phần mềm dạy học… Số còn lại cũng đã biết sử dụng các phương tiện trên nhưng chỉ dùng chủ yếu trong các giờ thao giảng, thi giáo viên giỏi. Mặc dù vậy, tất cả giáo viên được hỏi đều ý thức được rằng việc sử dụng phương tiện hiện đại vào dạy học vật lí là rất hữu ích.