VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu bài giảng tài chính doanh nghiệp (Trang 66)

1. Khái niệm, đặc trưng và quá trình luân chuyển vốn kinh doanh a. Khái niệm a. Khái niệm

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có tư liệu sản xuất, sức lao động. Đó là những yếu tố cần thiết của bất kỳ nền sản xuất nào. Do vậy, để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có một lượng giá trị ứng trước để mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, hàng hóa, thuê mướn công nhân. Giá trị những tài sản nằm trong quá trình này gọi là vốn kinh doanh.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là lượng giá trị ứng trước của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp kiểm soát để phục vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.

b. Đặc trưng của vốn kinh doanh của doanh nghiệp

 Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản: Điều đó có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng những giá trị tài sản như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị…

 Vốn được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Vốn có giá trị theo thời gian: Bởi vì tiền có giá trị theo thời gian và đồng tiền hôm nay có giá trị khác đồng tiền ngày mai. Tiền chính là dạng tiềm năng của vốn. Vốn phải được vận động sinh lời để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn.

 Vốn phải gắn với chủ sở hữu: Mỗi đồng vốn phải gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không ai quản lý. Bởi lẽ, ở đâu còn có những đồng vốn vô chủ thì ở đó có sự chi tiêu lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.

Tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của doanh nghiệp, nhưng chưa hẳn có tiền là có vốn. Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để biến thành vốn thì tiền phải được đưa vào sản xuất kinh doanh với mục đích sinh lời.

Trong các doanh nghiệp sản xuất, quá trình luân chuyển vốn trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn dự trữ sản xuất: Trong giai đoạn này doanh nghiệp ứng ra vốn tiền tệ để mua sắm các yếu tố sản xuất như TSCĐ, nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng, công cụ, dụng cụ…(Trong giai đoạn này T chuyển thành H).

- Giai đoạn sản xuất: Trong giai đoạn này các yếu tố sản xuất được kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, vốn tồn tại dưới dạng chi phí sản xuất bao gồm những sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và chi phí chờ phân bổ…(Trong giai đoạn này H chuyển thành H’).

- Giai đoạn lưu thông: Doanh nghiệp kết thúc quá trình sản xuất, nhập kho thành phẩm và bán sản phẩm cho khách hàng, do đó vốn tồn tại dưới dạng thành phẩm, tiền, và các khoản phải thu. Trong giai đoạn này vốn từ H’ chuyển thành T’. Đến đây kết thúc quá trình luân chuyển vốn và quá trình khác lại bắt đầu.

Trong các doanh nghiệp thương mại quá trình luân chuyển vốn trải qua hai giai đoạn:

- Giai đoạn mua hàng: Trong giai đoạn này doanh nghiệp ứng ra vốn tiền tệ để mua sắm các tư liệu lao động và đối tượng lao động như tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa. Trong giai đoạn này T chuyển thành H.

- Giai đoạn bán hàng: Doanh nghiệp bán hàng hóa thu tiền ngay hoặc hình thành khoản phải thu sau đó thu tiền về. Giai đoạn này H chuyển thành T’. Đến đây là kết thúc quá trình luân chuyển vốn và quá trình khác lại bắt đầu.

2. Phân loại vốn kinh doanh

a. Căn cứ vào nội dung vật chất

- Vốn thực (Vốn phi tài chính): Là toàn bộ tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất và dịch vụ khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu... Phần vốn này phản ánh hình thái vật thể của vốn. Nó tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Vốn tài chính: Biểu hiện dưới dạng tiền, chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác. Phần vốn này phản ánh phương diện tài chính của vốn, nó tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư.

- Vốn hữu hình: Là lượng giá trị ứng trước vào tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Bao gồm tiền, các giấy tờ có giá và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu...

- Vốn vô hình: Là lượng giá trị ứng trước vào tài sản vô hình của doanh nghiệp. Bao gồm giá trị những tài sản vô hình như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí mua bản quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại...

c. Căn cứ vào thời hạn luân chuyển

Vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn dài hạn và vốn ngắn hạn

C.1. Vốn dài hạn

Vốn dài hạn là lượng giá trị ứng trước vào tài sản dài hạn của Doanh nghiệp.

Bao gồm: tài sản cố định, tài sản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.

Đặc điểm của vốn dài hạn:

- Vốn dài hạn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Vốn dài hạn đầu tư vào tài sản cố định luân chuyển dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm cho đến khi hết thời hạn sử dụng thì vốn dài hạn hoàn thành một vòng luân chuyển (vòng tuần hoàn vốn dài hạn).

c.2. Vốn ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để có được tài sản ngắn hạn, doanh nghiệp nào cũng phải ứng ra một lượng giá trị nhất định để mua sắm tài sản ngắn hạn đó để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.

Vốn ngắn hạn của doanh nghiệp là lượng giá trị ứng trước vào tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, và tài sản ngắn hạn khác.

Đặc điểm của vốn ngắn hạn:

- Vốn ngắn hạn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn ngắn hạn khâu dự trữ ( nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…), khâu sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm), khâu lưu thông (vốn bằng tiền, các khoản phải thu, vốn hàng hóa, vốn thành phẩm).

- Đặc điểm luân chuyển của vốn ngắn hạn là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và sẽ chuyển dịch toàn bộ giá trị vào sản phẩm sản xuất ra.

- Vốn ngắn hạn hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu bài giảng tài chính doanh nghiệp (Trang 66)