Theo qui định của Sở Y Tế tỉnh Gia Lai
Phải phân loại rõ ràng các loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt: phải được thu gom vào thùng màu xanh tập trung nơi qui
đinh và chuyển ra bãi rác của trung tâm.
Rác thải y tế: qui định thu gom vào thùng màu đỏ, vàng vận chuyển bằng xe
chuyên dụng đi vào lối hành lang qui định và tập trung tại nơi xử lý (lò đốt chất thải y tế).
Chất thải sau khi phân loại, thu gom sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên
dùng về khu trung chuyển của bệnh viện theo đường vận chuyển riêng và phải theo giờ giấc qui định.
Phân loại chất thải
Nhìn chung các bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn (chiếm 100%) nhưng việc phân loại vẫn còn rất sơ sài, nhiều khi còn lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt với chất thải y tế, bông băng và kim tiêm khi đã sử dụng.
Màu sắc của các túi và thùng đựng chất thải chưa đúng theo qui chế quản lý chất thải bệnh viện, còn tùy tiện, có gì sử dụng nấy.
Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh do mới được xây dựng lại trong thời gian gần đây khoảng 20% (bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2001, bệnh viện đa khoa An Khê năm 2004, bệnh viện đa khoa Mang Yang năm 2002, bệnh viện đa khoa Ayunpa năm 2004) cơ sở vật chất đã được đầu tư mới. Còn lại 80% (chủ yếu là các bệnh viện tuyến huyện) cơ sở vật chất còn sơ sài, đặc biệt dụng cụ thu gom chất thải thiếu thốn, không được quan tâm đầu tư.
Hộp màu vàng đựng các vật sắc nhọn và có dòng chữ không đựng quá vạch này Các túi đựng chất thải có dây buộc để tiện cho việc thu gom
Thu gom chất thải
Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh do khối lượng bệnh nhân đông, lượng chất thải phát sinh mỗi ngày nhiều. Các y tá, hộ lý sẽ tiến hành việc thu gom chất thải hằng ngày ở các khoa phòng vào những giờ nhất định. Các bệnh viện tuyến huyện lượng chất thải phát sinh ít do tỉ lệ bệnh nhân không cao lắm nên thường chỉ thu gom khi nào thùng đựng chất thải đầy và không có thời gian qui định cụ thể.
Các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho nhân viên trực tiếp tham gia vào việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Không chỉ có các đối tượng như bác sĩ, y tá mà cả những người trực tiếp thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cũng chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào các hoạt động quản lý chất thải y tế.
Đối với các bệnh viện tuyến huyện thường trong quá trình làm việc đã thực hiện việc phân loại chất thải y tế nhưng khi vận chuyển đến nơi xử lý lại được nhập chung lại giữa chất thải sinh hoạt và chất thải y tế và đem xử lý như nhau.