Việc hiển thị lên màn hình được tiến hành dựa trên các đường quét ngang từ phải qua trái và quét dọc từ trên xuống dưới.Để hiển thị lên trên màn hình dưới dạng các điểm ảnh (các pixel). Số pixel để quét hết một đường ngang và số pixel để quét hết một đường dọc gọi là độ phân giải. Để dễ dàng hình dung cách tạo ảnh trên màn hình chúng ta xét hình vẽ.
45 Hình vẽ trên là một ví dụ minh hoạ cho việc hiển thị trên màn hình CRT với độ phân giải là 640*480. Như vậy, để tạo ra điện áp răng cưa thực hiện việc quét cần phải cung cấp một tín hiệu sao cho ứng với điện áp quét ngược khi đó sẽ là tín hiệu xoá cho một dòng quét. Dưới đây là biểu đồ thời gian tín hiệu VGA :
Hình 4.4. Biểu đồ thời gian tín hiệu VGA Trong đó :Tpw: thời gian đồng bộ (synctime);
Tfp: thời gian sườn trước (frontporch); Tbp: thời gian sườn sau (backporch); Tdisp:thời gian hiển thị (display); Ts :tổng thời gian quét
Có hai độ phân giải ta thường sử dụng hơn cả là 640*480 và 800*600. Dưới đây là bảng tham số TPW, TS,Tdisp, Tfp, Tbp ứng với độ phân giải 640*480 là độ phân giải mà ta hay sử dụng trong quá trình thiết kế. Thực ra các giá trị này chúng ta có thể thay đổi trong một vài giá trị vẫn đảm bảo việc đồng bộ quét và tạo ảnh trên màn hình theo đúng ý đồ thiết kế việc hiển thị.
46 Hình 4.5. Bảng tham số cho chế độ 640 * 480
Như vậy để tạo ra tín hiệu quét như trên đơn giản ta tạo ra một bộ đếm với số đếm tối đa lên đến 800 sẽ reset về không. Bộ đếm đó thực hiện đếm đến các giá trị tương ứng cho trên bảng trên thì xuất tín hiệu đó lên mức ‘1’. Một điều lưu ý là tần số ứng với mỗi Pixel là 25 Mhz. Chính vì vậy ta phải tạo ra xung clock 25Mhz để tạo sự kiện đếm đối với mỗi giá trị Pixel.