2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ Phần Nam Việt
2.2.2. Các tiêu chuẩn đo lường về hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ Phần Nam Việt
cùng mà chỉ dừng lại ở việc bán cho các nhà nhập khẩu hoặc bán ủy thác cho các Công ty thương mại tại thị trường nội địa. Khách hàng đến với Nam Việt có thể là khách hàng trực tiếp tìm đến hoặc do Công ty chủ động tìm kiếm và chào hàng, cũng có thể là khách hàng qua trung gian giới thiệu đến với Công ty và hưởng hoa hồng khi Công ty và khách hàng ký kết hợp đồng.
Tỷ trọng sản phẩm bán cho thị trường nội địa chỉ chiếm hơn 8%, còn lại đều được đưa ra thị trường nước ngoài thông qua các nhà nhập khẩu. Hiện tại Nam Việt đã xuất khẩu sản phẩm từ Cá Tra, Cá Basa sang trên 100 quốc gia trên thế giới. Trong đó: Ukraine chiếm thị phần lớn nhất với 27,85% doanh thu, tiếp sau là Liên minh Châu Âu chiếm 17,23% và sau nữa là các nước Châu Á (17,19%), Đông Âu (15,09%), Trung Đông (9,21%), Châu Mỹ (7,52%), Châu Phi (3,36%), và Châu Úc (2,56%).
2.2.2. Các tiêu chuẩn đo lường về hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ Phần Nam Việt Cổ Phần Nam Việt
2.2.2.1. Tiêu chuẩn giao hàng
Luôn đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đầu vào bằng việc phân tích đơn đặt hàng để đưa ra kế hoạch sản xuất và thu mua nguyên vật liệu. Nguồn nguyên vât liệu được thu mua từ nông dân nên Công ty luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ, uy tín trong thanh toán. Thời gian thu mua từ 2-5 ngày. Và Công ty thu mua tất cả cá thu hoạch bao
gồm nhiều loại, kích thước khác nhau. Bên cạnh đó, Công ty cũng có các trạm nuôi cá, có thể cung cấp 20% nhu cầu.
Đơn hàng luôn được ký với thời gian giao hàng phù hợp, cho phép Công ty đủ thời gian chuẩn bị từ khâu thu mua cho đến khi giao hàng.
Quá trình thực hiện triển khai đơn hàng đều phải tuân thủ theo GMP, SSOP, HACCP dưới sự giám sát và kiểm tra bởi người QC.
Tất cả thành phẩm sau khi bao gói xong được chuyển nhanh vào kho bảo quản lạnh để tập kết. Từng lô hàng trước khi xuất, thì bộ phận quản lý chất lượng của công ty sẽ đăng ký mời Nafiqad vùng 6 đến kiểm tra tình trạng lô hàng, thông tin bao bì, số lượng, khối lượng...và lấy mẫu kiểm vi sinh, hóa lý. Sau thời gian từ 3 đến 7 ngày Nafiqad vùng 6 sẽ thông báo về kết quả của từng lô hàng đã lấy mẫu, nếu đạt yêu cầu thì sẽ cấp chứng thư. Công ty chỉ được phép xuất những lô hàng có kết quả đạt. Trong kho, Công ty luôn có hàng dư trữ, nếu có đơn hàng phù hợp thì có thể xuất bán ngay lập tức.
Sau khi hàng được vận chuyển tới nơi giao hàng, tùy theo hợp đồng mua bán là giá FOB hay giá CIF mà Công ty sẽ hết trách nhiệm giao hàng tại đâu.
Bên cạnh đó, dịch vụ hậu cần của Công ty cũng được thực hiện rất tốt. Khi sản phẩm xuất đi có xảy ra sự cố thì ngay lập tức bộ phận Marketing của Công ty Cổ phần Nam Việt cử người phụ trách qua nước bạn để cùng đối tác khắc phục sự cố. Ngay cả khi khách hàng cần sự tư vấn và giúp đỡ từ phía Công ty, khách hàng cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ trong phạm vi cho phép từ phía Nam Việt. Công ty luôn cố gắng phản hồi sớm nhất những khiếu nại của khách hàng. Thời gian phản hồi với khách hàng tối đa là 24h kể từ khi bộ phận Marketing nhận được khiếu nại của khách hàng.
Từ cách thức hoạt động như trên, Công ty luôn đảm bảo đúng tiến độ, số lượng và chất lượng hàng giao. Nếu gặp trường hợp có thiếu sót thì cũng có thể khắc phục một
2.2.2.2. Tiêu chuẩn chất lượng
Công ty CP Nam Việt rất quan tâm đến sự thỏa mãn của khách hàng về các sản phẩm của mình , tránh cho khách hàng lo âu về thực phẩm đã xảy ra trong thời gian qua Ban lãnh đạo xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục . Công ty CP Nam Việt đạt yêu cầu Tiêu chuẩn Thực phẩm toàn cầu BRC :
Tăng cường độ an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của công ty.
Thể hiện cam kết trong sản xuất / kinh doanh thực phẩm an toàn
Gia tăng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm
Mở ra thị trường mới / khách hàng tiềm năng mới Về thu mua nguyên liệu :
Công ty cử nhân viên xuống trực tiếp ao nuôi để kiểm tra điều kiện , hồ sơ nuôi là lấy mẫu , kiểm tra 5 chỉ tiêu kháng sinh : CAP , AOZ , MG/LMG, En/Cip, Trifluralin.
Sản xuất :
Thực hiện việc kiểm soát các thông số kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm , nguyên phụ liệu tại tất cả công đoạn trong quá trình sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu tới xuất hàng tuân thủ theo HACCP.
Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, qui trình chế biến và con người. Sản phẩm cá Tra , cá Basa đạt chỉ tiêu về màu sắc trắng tự nhiên , không có tạp chất , không có mùi lạ .
Bao bì , ghi nhãn , vận chuyển , bảo quản :
hàng)
Ghi nhãn sản phẩm in trên phiếu , dán nhãn trên bao bì : tên sản phẩm , tên và địa chỉ cơ sở sản xuất , khối lượng sản phẩm , thành phần nguyên liệu , hướng dẩn sử dụng , ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng . Vận chuyển : bằng xe tải lạnh phải đảm bảo vệ sinh < 18 0 C
Bảo quản trong kho lạnh < 18 0 C , thời gian từ 18 đến 24 tháng kể từ ngày sản xuất
Bộ phận kiểm tra thuộc tổng công ty tiến hành lấy mẫu kiểm tra chất lượng các conts hàng , những lô hàng đạt chất lượng theo qui định mới được phép xuất khẩu .
2.2.2.3. Tiêu chuẩn chi phí
Công ty đo lường chi phí bao gồm : chi phí sản xu ất, chi phí phân phối, tồn kho, và công nợ
Chi phí sản xuất :
Chất lượng Cá Tra, Cá Basa được kiểm tra bởi Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong tỉnh và Nafiqad. Quá trình nuôi từ lúc thả con giống cho đến khi thu hoạch của vùng nuôi đều được theo dõi ghi chép và lưu trữ hồ sơ.
Hiện tại vùng nuôi c ủa c ông ty này gồm có 7 ao, trong đó có 5 ao là nuôi, 1 ao dùng làm bể lắng, và 1 ao dùng để thu gom xử lý bùn đáy. Tất cả các qui trình đều được thực hiện theo tiêu chuẩn Global GAP. Vùng nuôi thực hiện được hai năm ba vụ với tổng sản lượng bình quân mỗi năm cung cấp cho doanh nghiệp là 4.000-5.000 tấn cá. Với mức sản lượng ấy, vùng nuôi hiện tại chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu sản xuất của Công ty.
Vùng nuôi từ các hộ nuôi bên ngoài: So với nhu cầu sản xuất của Công ty thì 20% cung ứng đầu vào từ vùng nuôi của công ty, còn lại gần 80% nguồn cung đầu vào cho công ty là từ những hộ nuôi của nông dân. Do đó, họ được xem là thành phần vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa của công ty. Có nắm được tình hình nuôi của họ như thế nào thì ta mới có những hướng đi đúng đắn trong quá trình cải thiện chuỗi cung ứng.
Bảng : Chi phí sản xuất cho việc nuôi Cá Tra
Chi phí ĐVT Nhỏ Trung bình Lớn
Thức ăn Đồng 13.367 13.419 13.447
% Thức ăn % 85,88 85,13 84,83
% Con giống % 4,14 4,3 4,74
Hóa chất Đồng 538 488 435
% hóa chất % 3,46 3,04 2,76
Giá thành Đồng 15.565 15.766 15.852
(Nguồn từ việc khảo sát thực tế)
Các chi phí sản xuất cho cá Fillet (đỏ và trắng)
Bảng : Chi phí sản xuất bình quân cho Cá Fillet thịt đỏ và Fillet thịt trắng (2009)
Khoản mục chi phí Cá Fillet còn thịt đỏ Cá Fillet thịt trắng Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%) Đơn giá (đ/kg) Tỷ lệ (%) Chi phí trực tiếp 25.998 84,39 40.829 83,73 NVL trực tiếp 23.944 77,46 37.154 76,19 NC trực tiếp 2.054 6,93 3.675 7,54
Chi phí gián tiếp 5.555 15,61 7.936 16,27
Khấu hao 1.564 4,60 2.285 4,69
Vật liệu bao bì 1.468 4,96 2.556 5,24
Khác 2.523 6,05 3.096 6,35
Tổng 31.553 100,00 48.765 100,00
Giá bán bình quân 31.525 48.214
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần Nam Việt)
Chi phí phân phối
Công ty Cổ phần Nam Việt chưa xây dựng kênh phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng mà chỉ dừng lại ở việc bán cho các nhà nhập khẩu hoặc bán ủy thác cho các Công ty thương mại tại thị trường nội địa. Khách hàng đến với Nam Việt có thể là khách hàng trực tiếp tìm đến hoặc do Công ty chủ động tìm kiếm và chào hàng, cũng có thể là khách hàng qua trung gian giới thiệu đến với Công ty và hưởng hoa hồng khi Công ty và khách hàng ký kết hợp đồng.
Thu mua theo hình thức bán mão, không có sự phân biệt size cá: Mặc dù Công ty có xây dựng quy trình thu mua khá bài bản và bộ phận thu mua hoạt động khá hiệu quả, nhưng việc thu mua không có sự phân biệt size cá sẽ ảnh hưởng mạnh đến chi phí tồn kho sản phẩm. Nguyên nhân là do cá thu mua về có nhiều kích cỡ khác nhau, trong khi khách hàng cũng yêu cầu sản phẩm với nhiều quy cách khác nhau. Hiện tượng nguyên liệu đã được thu mua không phù hợp với size cá mà khách hàng yêu cầu vẫn xảy ra khá phổ biến trong các nhà máy chế biến trực thuộc Công ty Cổ phần Nam Việt. Nhà máy vẫn sản xuất số nguyên liệu đã thu mua, tuy nhiên thành phẩm sẽ được cho vào kho bảo quản chờ có đơn hàng phù hợp thì mới được xuất đi. Tình trạng này là nguyên nhân cơ bản dẫn tới chi phí tồn kho trong các nhà máy quá cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty. Mặt khác, khi sản phẩm để quá lâu, nhà máy buộc phải chế biến lại hoặc nếu hư hỏng thì phải thanh lý chuyển thành phụ phẩm gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Một trong những mục tiêu khi xây dựng chuỗi cung ứng là để giảm thiểu chi phí tồn kho thành phẩm, nhưng Công ty lại chưa thực hiện tốt việc cắt giảm chi phí tồn kho.
Theo kêu gọi của Chính phủ và chính quyền địa phương, Công ty đã tiến hành thu mua một lượng lớn cá quá lứa để cứu người nuôi Cá Tra, Cá Basa thoát khỏi cảnh điêu đứng. Sản phẩm sản xuất ra để tồn kho nhiều vì nhu cầu thị trường giảm mạnh, dẫn đến chi phí hàng tồn kho tăng cao. Tiếp đến là
20/12/2008 thị trường Nga – thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của NAVICO chính thức tuyên bố đóng cửa.
Chỉ tiêu Thuyết
minh Năm 2007 Năm 2008 năm 2009
Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 1.Tổng tài sản (1) 2.343.972.403 2.659.846.087 2.200.098.168 315.873.684 -459.747.919 2.Tài sản ngắn hạn (2) 1.657.433.508 1.739.898.664 1.270.483.175 82.465.156 -469.415.489 3.Tiền và các khoản
tương đương tiền (3) 266.442.925 96.890.634 190.602.201 -169.552.291 93.711.567 4.Hàng tồn kho (4) 231.499.493 638.823.284 284.013.995 407.323.791 -354.809.289
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần Nam Việt)
Bảng 5: Phân tích các chỉ số về khả năng hoạt động
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Vòng quay HTK Lần 14,20 5,50 7,01 -8,70 1,51
Vòng quay hàng tồn kho năm 2008 là 5,50 lần, giảm 8,7 lần so với năm 2007 do đó số ngày của một vòng quay tăng lên tương ứng 40,12 ngày. Sang năm 2009 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 1,51 lần so với năm 2008 tương ứng số ngày trên mỗi vòng quay giảm 14,09 ngày.
Chi phí công n ợ Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08
TS (TAU) Vòng quay các KPT (Rf) Lần 2,94 3,64 2,52 0,71 -1,13 Kỳ thu tiền bình quân (ACF) Ngày/lần 122,52 98,80 142,94 -23,73 44,14
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần Nam Việt)
Vòng quay các khoản phải thu năm 2008 là 3,64 lần, nghĩa là trong một năm doanh nghiệp thực hiện 3,64 lần thu các khoản nợ thương mại. Chỉ số này tăng 0,71 lần so với năm 2007, sang năm 2009 thì chỉ số này lại giảm xuống còn 2,52 lần. Điều đó cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp trong năm 2009 là khá chậm, sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của năm sau. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các khoản phải thu để đưa ra chính sách thu hồi hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo doanh thu năm sau cao hơn năm trước.
Kỳ thu tiền bình quân năm 2008 là 98,80 ngày/ lần tức là cứ 99 ngày doanh nghiệp thực hiện một lần thu các khoản nợ thương mại. Tuy nhiên, chỉ số này năm 2009 lại tăng lên 143 ngày/ lần. Điều này cho thấy khả năng chuyển các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt giảm mạnh. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng cao.
Bảng: Phân tích các chỉ số cơ cấu tài chính
Các chỉ tiêu Thuyết minh
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Nợ phải trả (1) 651.568.743 1.058.369.530 726.672.498 406.800.787 -331.697.032 Tổng TS (2) 2.343.972.403 2.659.846.087 2.200.098.168 315.873.684 -459.747.919 Vốn CSH (3) 1.692.403.660 1.601.476.557 1.470.025.670 1.692.403.660 1.601.476.557
Tỷ số tự tài trợ
(Rt) (5)=(3)/(2) 0,72 0,60 0,67 -0,12 0,07
(Nguồn: Phòng kế toán – Công ty Cổ phần Nam Việt)
Năm 2007, trong tổng tài sản mà Công ty đang có thì có 28% là được hình thành từ nguồn vốn vay nợ. Hệ số này qua năm 2008 đã tăng lên 12% cho thấy khả năng thanh toán khoản nợ của Công ty trong năm qua đã giảm. Sang năm 2009 hệ số này đã có sự điều chỉnh xuống nhưng vẫn cao hơn so với năm 2007. Nhìn chung hệ số nợ của Công ty vẫn nằm trong phạm vi an toàn.
Tỷ số tự tài trợ của Công ty qua 3 năm lần lượt là 72%, 60% và 67%, mức độ biến động nhất là trong năm 2008 (giảm 12%) nhưng vẫn có thể thấy rằng Công ty có khả năng tự chủ cao, các khoản nợ được đảm bảo cao bởi nguồn vốn chủ sở hữu.
2.2.2.4. Tiêu chuẩn thời gian
Thời gian tồn kho
Giá trị hàng tồn kho vào quý III 2011 là: 308,999,984,296 VND Doanh thu bán hàng vào quý III 2011 là: 485,493,337,973 VND Doanh thu bán hàng trung bình 1 ngày là: 3,979,453,590
Thời gian tồn kho = 308,999,984,296 VND 3,979,453,590 VND
Từ kết quả trên ta thấy, thời gian tồn kho tại công ty trung bình là hơn 2 tháng, điều này đã dẫn đến chi phí tồn kho cao.
Nguyên nhân là do cá thu mua về có nhiều kích cỡ khác nhau, trong khi khách hàng cũng yêu cầu sản phẩm với nhiều quy cách khác nhau. Hiện tượng nguyên liệu đã được thu