2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ Phần Nam Việt
2.4. Giải pháp và kiến nghị để hoàn thành quy trình chuỗi cung ứng
Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào :
Với thực tế nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, gây khó khăn cho việc sản xuất, chế biến thương phẩm tại cty, cần thực hiện hợp đồng hợp tác, liên kết với các hộ nuôi, đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Khắc phục việc chỉ thực hiện mua bán cá nguyên liệu với các hộ nuôi, các trại cung cấp theo hợp đồng ngắn hạn, mà từ đó các hộ nuôi có thể cung cấp hoặc không cung cấp hoặc yêu cầu tăng giá. Việc liên kết, hợp tác nuôi, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và ký hợp đồng hợp tác, sẽ giúp công ty đảm bảo nguồn nguyên liệu cá đầu vào, dần giảm bớt tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Song song đó, công ty cần thực hiện đầu tư, mở rông tăng diện tích vùng nuôi.
Giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng tầm thương hiệu của sản phẩm
Với thực tế cạnh tranh không lành mạnh, tự trói tay nhau giữa các doanh nghiệp trong ngành thủy sản – và trong đa số các ngành, lĩnh vực khác của nền kinh tế - nhiều doanh
nghiệp chế biến Cá Tra, Cá Basa, để giành giật khách hàng, đã hạ giá bán sản phẩm, thậm chí bán thấp hơn giá thành để giành giật khách hàng, Sau đó áp dụng các thủ đoạn gian dối tăng trọng lượng giả tạo, giảm chất lượng, sử dụng chất bảo quản vượt mức cho phép . . . Tất cả những điều này đã dẫn đến dần mất uy tín sản phẩm, mất uy tín doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ lo làm ăn ngắn hạn, tìm kiếm mục đích đạt được lợi nhuận trước mắt mà không thấy mối nguy từ sự phát triển ngắn hạn, nóng vội, không bền vững. Và cty Nam Việt cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, từng bước nâng cao thương hiệu, uy tín của sản phẩm qua việc đảm bảo chất lượng, đảm bảo sản phẩm đạt các tiêu chuẩn ATVSTP quốc gia và quốc tế, không đánh đổi việc giành lấy bằng được hợp đồng để rồi phải tiết giảm, đánh đổi bằng chất lượng sản phẩm cuối cùng . . . là giải pháp doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm trong qúa trình sản xuất, chế biến đảm bảo cung ứng sản phẩm chất lượng cao đến thị trường.
Giải pháp phát triển thị trường trong nước, bên cạnh chú trọng vào các thị trường xuất khẩu chủ lực:
Trong khi qúa chú trọng vào thị trường xuất khẩu, đa phần các DN Việt Nam bỏ quên thị trường nội địa to lớn. Và đến khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn – như trường hợp cá tra, cá basa bị kiện và bị áp thuế chống bán phá giá ở Mỹ. doanh nghiệp gặp khó khăn lớn do mất thị trường, do điều kiện kinh doanh không thể mãi thuận lợi, nhất là với thị trường quốc tế. Việc phát triển, kinh doanh tại “ sân nhà “ sẽ giúap doanh nghiệp có được thị
trường ổn định, song song với việc xác định rõ để có đầu tư, phát triển tương ứng với các thị trường xuất khẩu chủ lực, chẳng hạn thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu.
Đầu tư, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, nghiên cứu và phát triển thị trường:
Bên cạnh các thị trường hiện có, cty cần đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để từ đó có thể phát triển thêm những thị trường tiềm năng. Tránh trường hợp mọi họat động của cty chỉ tập
trung vào một thị trường duy nhất, và khi xảy ra khó khăn, môi trường kinh doanh không thuận lợi, bị kiện tụng, bị áp thuế . . . dẫn đến khó khăn lớn khi mất thị trường, thậm chí đình trệ, phá sản.
Việc đầu tư nghiên cứu tìm hiểu thị trường mới cần thong qua nhiều kênh xúc tiến : tham gia hội chợ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm . . . thay vì chỉ theo cách thông thường đơn giản nhất hiện nay mà đa phần các DN thực hiện là tìm kiếm thong tin trên mạng Internet !
Cùng với đầu tư nghiên cứu, phát triển thị trường, cty cần đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm ở trình độ cao, sản phẩm cao cấp với giá trị cao, biên độ lợi nhuận lớn hướng tới những nhóm khách hàng đặc biệt, chứ không chỉ dừng ở mức độ chế biến đơn giản, sơ chế xuất thô . . Giải pháp này được thực hiện, sẽ góp phần mang lại lợi nhuận, tạo giá trị sản phẩm, giá trị thương hiệu cho cty.
Và nếu có thể, DN cần từng bước tiến hành nghiên cứu, khảo sát đầu tư vào hệ thống phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dung, kể cả việc phân phối trực tiếp đến ngưới tiêu dung ở một số thị trường xuất khẩu chính yếu. Việc này giúp DN nắm rõ, hiểu sâu sắc hơn về đánh giá, về thị trường đối với sản phẩm để có thể có những điều chỉnh, có chiến lược kịp thời, thay vì như hiện nay chỉ xuất khẩu đến nhà bán buôn ở nước ngoài và đơn thuần bị động chờ đơn đặt hàng, và hầu như có rất ít thông tin từ thị trường về sản phẩm của mình.
Cùng với các giải pháp kiến nghị nêu trên, các DN nên cùng phối hợp, chia xẻ thông tin thông qua các tổ chức ngành nghề, hiệp hội, như VASEP . . . cùng hướng đến sự cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy ngành nghề và thương hiệu ngành chế biến thủy hải sản phát triển, chấm dứt tình trạng tranh giành hợp đồng bằng mọi giá, kể cá bán lỗ để giành được hợp đồng, đổi lại là việc đánh đổi bằng sự lập lờ, bất ổn của chất lượng sản phẩm, vốn sẽ dẫn doanh nghiệp và ngành nghề đến chỗ bế tắc, khủng hỏang, mất thị trường, mất niềm tin của đối tác và người tiêu dùng vào sản phẩm.
KẾT LUẬN
Sản phẩm Cá Tra, Basa là đối tượng nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh ở ven sông Tiền và sông Hậu. Tuy nhiên, trong thời gian qua do phát triển quá nóng, thiếu quy hoạch; nhiều bất cập trong công tác quản lý các yếu tố đầu vào và thu mua, chế biến tiêu thụ; tổ chức sản xuất còn yếu kém, mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ còn nhiều bất cập; công tác xúc tiến thương mại còn chưa có hiệu quả cao; vai trò của các tổ chức hiệp hội trong chuỗi sản xuất còn chưa được thể hiện rõ ràng nên trong những năm gần đây việc sản xuất và tiêu thụ Cá Tra, Basa còn gặp nhiều khó khăn, nhiều người nuôi bị lỗ, phá sản dẫn đến hiện tượng treo ao phổ biến.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt:
(1) Theo lý thuyết về chuỗi cung ứng so với thực trạng chuỗi cung ứng tại Nam Việt thì ta có thể thấy rằng có nhiều bất cập chính trong mắt xích của chuỗi mà Nam Việt cần cải thiện, cụ thể như sau: chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và người nuôi; giữa doanh nghiệp với nhà nhập khẩu; giữa nhà nhập khẩu với người tiêu dùng; giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa đồng thuận, cạnh tranh hạ giá thành. Tất cả những vấn đề này đã được tác giả đề xuất 1 số giải pháp nhằm cải thiện chuỗi cung ứng trong Chương 3 để giúp cho Công ty Cổ phần Nam Việt có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh gắn liền với chuỗi cung ứng “từ con giống đến bàn ăn”. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiên cứu và khảo sát thực tế tác giả nhận thấy có một số hạn chế như chưa thu thập dữ liệu về giá bán buôn của nhà nhập khẩu, nhà phân phối đến tay người tiêu dùng nhằm chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa các bên trong chuỗi cung ứng …
(2) Nam Việt đã xác định thị trường mục tiêu là EU thì Nam Việt phải chuẩn bị hành trang cho mình để hướng tới là sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm giá trị gia tăng. Việc chọn lựa khách hàng và xây dựng cho mình 1 mạng lưới khách hàng đầu ra là khâu then chốt cuối cùng hướng đến đích của chuỗi cung ứng.
(3) Vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm: Nam Việt muốn tồn tại và phát triển bền vững thì phải tuân thủ nghiêm túc thực sự các tiêu chuẩn VSATTP. Khi các tiêu chuẩn như Global GAP, BRC đã được xây dựng và tích hợp lại chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo VSATTP và truy xuất nguồn gốc sản phẩm 1 cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc Công ty có nhiều giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng không có nghĩa là Công ty đó chất lượng luôn ổn định và luôn đảm bảo VSATTP mà điều quan trọng tiên quyết đầu tiên trước khi áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng là đòi hỏi phải có cam kết của lãnh đạo, người đứng đầu trong Công ty tuân thủ nghiêm ngặt VSATTP và cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp dưới của mình thực hiện đúng tiêu chuẩn.
Tóm lại, tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của từng doanh nghiệp; tùy thuộc vào tầm nhìn và nhận thức của người đứng đầu trong Công ty mà chúng ta có thể chọn và xây dựng cho đơn vị mình một mô hình chuỗi cung ứng tương thích.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2006 – 2007), Chương 6: Lợi thế Cạnh tranh của các Quốc gia, Dịch: Hải Đăng
2. Giáo trình-Bài giảng-Giáo án, Quản trị chuỗi cung ứng, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
3. Khúc Tuấn Anh (2008), Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản, Luận văn thạc sĩ Công nghệ sau thu hoạch, Trường ĐH Nha Trang. 4. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael E. Porter (2008), nhà xuất bản trẻ.
5. Sổ tay quản lý chất lượng vùng nuôi theo Global GAP của Công ty Cổ phần Nam Việt.
6. Quyết định số 178/ 1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thủy sản.
7. Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002 về việc ban hành Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi.
8. Quyết định số: 117 /2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm tra và công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
9. Quyết định số: 118 /2008/QĐ-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản.
kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu và thông báo số 2575/TB-BNN-VP ngày 6 tháng 5 năm 2010 của Thứ trưởng Lương Lê Phương về việc giải pháp nâng cao chất lượng và bình ổn giá sản phẩm Cá Tra, Cá Basa xuất khẩu.
11. Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 130 : 1998 "Cơ sở chế biến thuỷ sản - Ðiều kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ".
12. Tiêu chuẩn ngành: 28TCN 129 : 1998 "Cơ sở chế biến thuỷ sản - Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP".
13. Tiêu chuẩn ngành: 28TCN 117 : 1998 - Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh - Cá Basa philê.
14. Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 211 : 2004 - Quy trình kỹ thuật sản xuất giống Cá Tra. 15. Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 188 : 2004 - Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho Cá Tra và
Cá Basa.
16. Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 214 : 2004 - Quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh Cá Basa. Tiếng Anh
17. European Union - Conclusions of the working group on General Food Law and Traceability – Regulation (EC) No 178/2002.
18. Global GAP “Integrated Farm Assurance Chain of Custody Control Points and Compliance Criteria”, Version 2.0-3_Apr09, Valid from 29th April 2009
19. Nguyen Thi Anh Tuyet (2009), “Frozen Catfish Supply Chain Management In Vietnam”, Asian Institute of Technology School of Environment, Resources and Development, in Thailand.
20. The Institute for supply management, “Glossary of key purchasing and supply terms”, 2000.
22. Courtesy of the Council of Logistics Management
23. H.L. Lee and C.Billington, “The evolution of supply chain management models and practice at Hewlett-packard” Interfaces 25, No. 5(1995); 41-63.
Các trang web có liên quan
24.http://www.fetp.edu.vn/exed/2008/PhuQuoc/Docs/porter_ch6.pdf 25.http://www.ebook.edu.vn/?page=1.6&view=8502 26.http://www.vasep.com.vn/47256DF70031DA9D/index.html 27. http://www.tuanvietnam.net/chien-luoc-canh-tranh-cua-michael-porter-va-co-hoi- cho-vn 28. http://tintuc.xalo.vn/001492300894/phan_tich_chuoi_gia_tri_ca_tra_dbscl.html? mode=print 29.http://www.vasep.com.vn 30.http://www.fistenet.gov.vn/ 31.http://www.navicorp.com.vn 32.http://nafiqad.gov.vn/ 33.http://www.ebook.edu.vn/ 34.http://www.globalgap.org 35.http://www.brcbookshop.com 36.http://www.sbv.gov.vn 37.http://www.mofa.gov.vn 38.http://vovnews.vn 39.http://www.xaluan.com
40.http://www.vietfish.com 41. http://www.vietlinh.com.vn 42. http://www.tinmoi.vn/My-tiep-tuc-duy-tri-thue-ban-pha-gia-voi-ca-ba-sa-Viet-Nam- 0636500.html 43. http://www.khaosat.com/2009/09/05/vai-net-phac-hoạ-về-marketing-va-nghien-cứu- thị-trường-ở-việt-nam/ 44.http://phapluattp.vn/2010042612292952p0c1014/giay-thong-hanh-cho-thuy- san.htm