ván khuôn phục vụ thi công công tác bêtông móng
2.2.4.1 Giới thiệu các loại ván khuôn hiện có, ưu nhược điểm của từng loại:
Công tác ván khuôn tuy không phải là thành phần tạo nên công trình nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng, nó tạo ra hình dáng chuẩn xác theo thiết kế cho các cấu kiện, là nhân tố thúc đẩy tiến độ thi công, giảm giá thành sản phẩm xây dựng. Công tác ván khuôn phụ thuộc nhiều vào thực tế thi công, là nhân tố cần phải cân nhắc để mang lại lợi ích kinh tế cho người thi công. Hiện nay trên thị trường người ta sử dụng đa dạng vật liệu làm ván khuôn, và đa dạng hình thức sản xuất-tháo lắp khi thi công.
a. Ván khuôn gỗ:
- Ưu điểm: sản xuất dễ dàng, đầu tư ban đầu thấp hơn các loại ván khuôn khác nên thuận tiện và khá kinh tế
- Nhược điểm:
+ Ván khuôn gỗ thường hay bị cưa nhỏ hay liên kết thành mảng
lớn bằng cách đóng đinh nên nhanh hỏng, hệ số luân chuyển bé.
+ Thời gian tháo lắp dài hơn các loaị ván khuôn định hình
khác.
+ Khi tiếp xúc với bêtông ván khuôn gỗ hút nước gây mất nước
bê tông và chóng bị hư mục.
- Phạm vi sử dụng: Được sử dụng rộng rãi, nhất là những công
trình có quy mô nhỏ.
b. Ván khuôn kim loại:
- Được chế tạo định hình, theo những modul chuẩn, thường được
chế tạo từ thép CT3, bề mặt là bản thép mỏng, có sườn và khung cứng xung quanh.
- Ưu điểm:
+ Ván khuôn thép có cường độ cao, khả năng chịu lực lớn.
+ Ít gây ảnh hưởng phụ đến chất lượng bê tông.
+ Có hệ số luận chuyển cao, phù hợp với cung cách thiết kế và
+ Có cấu tạo định hình, có các thông số kích thước cụ thể nên dễ dàng tính toán, và thời gian gia công tổ hợp ngắn hơn.
- Nhược điểm: đầu tư ban đầu lớn.
- Phạm vi sử dụng: Ván khuôn thép định hình được sử dụng phổ
biến, nhất là dùng cho các công trình lớn.
c. Ván khuôn bê tông cốt thép:
- Được chế tạo bằng bê tông lưới thép, trong đó một bề mặt ván
khuôn đã được hoàn thiện (mài granite, ốp đá…), đổ bê tông xong để luôn trong công trình làm lớp trang trí bề mặt.
- Để tăng cường khả năng chịu lực và tăng nhịp, đồng thời giảm
Mác bê tông có thể sử dụng các loại tấm copha bê tông ứng suất trước hoặc dùng vật liệu nhẹ làm lõi của kết cấu nhằm làm giảm trọng lượng của công trình và giảm giá thành xây dựng
- Phạm vi sử dụng: Loại này ở Việt Nam hiện nay ít sử dụng, nó
thường hay sử dụng cho các công trình lớn và thi công trong điều kiện mặt bằng rất chật hẹp, không có điều kiện gia công ván khuôn, cốt thép.
d. Ván khuôn nhựa:
- Được chế tạo từ nhựa cao cấp, có tính chịu lực và đàn hồi cao.
- Ưu điểm:
+Đây là loại ván khuôn có nhiều ưu điểm nhất trong các loại
không bị biến dạng khi va đập, dính bám ximăng ít, dễ cọ rửa, rất thuận lợi trong quá trình thi công.
+Sử dụng được nhiều lần, độ luân chuyển cao.
- Nhược điểm:
+Ván khuôn này phải sử dụng theo số liệu của nhà sản xuất ( ở
Việt Nam chủ yếu là do nhà sản xuất Phú Vinh, chỉ có loại có chiều dài 1m, xà gồ đỡ ván khuôn phải tuân theo chỉ định của nhà sản xuất), nên không chủ không chủ động tính toán trong sử dụng.
+Sử dụng ván khuôn nhựa phức tạp hơn ván khuôn thép trong
việc tính toán chịu lực của ván khuôn khi thi công bê tông.
- Phạm vi sử dụng: Không thông dụng bằng ván khuôn thép,
thường sử dụng ở các công trình thi công bêtông toàn khối lớn.
e. Ván khuôn gỗ ép khung sườn thép:
- Loại này có bề mặt ván khuôn bằng gỗ, sườn chịu lực xung quanh
bằng thép. Kết hợp được cả hai ưu điểm của ván khuôn gỗ và ván khuôn thép định hình.
- Nhưng loại này thị trường ít sử dụng vì khi đổ bê tông phải quét lên nó một lớp dầu chống chính đặc biệt nên làm tăng chi phí, bên cạnh đó nó chỉ lắp ráp theo yêu cầu của kết cấu mà không có sẵn định hình nên việc tổ hợp cũng rất phức tạp và tốn công.
2.2.4.2 Đề xuất, lựa chọn loại ván khuôn để thi công công tác bê tông:
a. Đề xuất loại ván khuôn:
-Việc tính toán và chọn phương án thi công công tác ván khuôn
phục vụ cho việc đổ bêtông dựa trên cơ sở tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực và so sánh khả năng luân chuyển bộ ván khuôn đó.
-Hiện nay do công nghệ thi công có nhiều tiến bộ nên việc lựa chọn
phương án thi công công trình sử dụng bộ ván khuôn thép định hình đang được áp dụng rất thuận tiện và hiệu quả vì số lần sử dụng bộ ván khuôn thép định hình là rất lớn so với ván khuôn gỗ, bề mặt của kết cấu công trình sau khi tháo ván khuôn rất bằng phẳng đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ cũng như công tác hoàn thiện sau này, thao tác lắp ráp ván khuôn là đơn giản cho công nhân.Tuy nhiên nhược điểm của loại ván khuôn thép định hình là trọng lượng tương đối lớn.
-Kết hợp với các ưu nhược điểm của các loại ván khuôn được đề
cập bên trên, chúng tôi quyết định lựa chọn loại ván khuôn thép định hình và sử dụng theo hình thức luân lưu cho các kết cấu giống nhau.
-Với những kết cấu phức tạp có đường cong, hoặc các kết cấu nhỏ,
phức tạp, mang tính đặc thù riêng ta sử dụng kết hợp với ván khuôn gỗ để thuận tiện cho việc chế tạo.