1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại:
- Quy mô nguồn vốn của ngân hàng:
Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn tự có và vốn huy động. Vốn tự có chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại đóng vai trò quan trọng. Nó đảm bảo hoạt động an toàn cho hoạt động của ngân hàng, trích lập các quỹ dự phòng rủi ro. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ lớn, ngân hàng hoạt động kinh doanh là nhờ nguồn vốn này. Muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng phải có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Ngân hàng luôn xem xét giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động đó và đảm bảo các tỉ lệ cho vay an toàn. Quyết định 457/2005/NHNN quy định:Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh của ngân hàng nhà nước phải duy trì tỉ lệ 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro; Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng… Vì vậy việc mở rộng tín dụng, ngân hàng luôn phải xem xét để đảm bảo tỷ lệ an toàn này, đồng thời tính toán được chi phí bỏ ra để thực hiện khuyến khích cho vay và lợi nhuận từ việc khuyến khích cho vay đó.
- Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng là những quy định của ngân hàng từ quy mô, kì hạn, tài sản đảm bảo,… và các nội dung khác. Nó quyết định đến mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng. Vì vậy việc mở rộng tín dụng có thực hiện được hay không tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân hàng đó.
- Lãi suất tín dụng:
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Ngân hàng luôn xem xét để lãi suất cho vay bù đắp được lãi suất nguồn vốn huy động, bù đắp được các chi phí khác khi thực hiện cho vay đối với một khách hàng nào đó và thu
được lợi nhuận cho ngân hàng. Với mỗi đối tượng khách hàng, ngân hàng sẽ xem xét để xác định mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng cho khách hàng vay còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án đầu tư. Nếu dự án đầu tư có độ rủi ro cao thì ngân hàng yêu cầu mức lãi suất cho vay cao hơn và ngược lại.
- Kiểm soát nội bộ:
Đây là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng thực hiện kiểm tra, kiểm soát và phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp đảm bảo các hoạt động tín dụng đi đúng hướng, thực hiện đúng quy trình, tránh tình trạng gian lận có thể xảy ra giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi cán bộ kiểm soát nội bộ, đòi hỏi người thực hiện kiểm soát phải đáp ứng đầy đủ tính chất nghề nghiệp: giỏi chuyên môn, trung thực, khách quan, hiểu biết pháp luật…
- Quy trình tín dụng: quy trình tín dụng là các bước mà một cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng. Khi ngân hàng có được quy trình tín dụng hợp lí, chặt chẽ, nhanh gọn, chính xác sẽ xác định được đúng đối tượng khách hàng vay và giảm thời gian xin vay vốn của khách hàng cũng như đảm bảo được lợi ích của ngân hàng. Quy trình tín dụng không nên quá rườm rà nhiều bước, tránh gây mất thời gian cho khách hàng. Đây là yếu tố mà khách hàng đặc biệt quan tâm, khách hàng muốn được vay nhanh chóng, thuận tiện. Trong cả quy trình tín dụng, ngân hàng luôn giám sát việc sử dụng tiền vay của khách hàng để có các biện pháp xử lí khi có rủi ro hoặc các biện pháp tư vấn, giúp đỡ cho doanh nghiệp….
- Trình độ của cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng và đánh giá đơn xin vay vốn. Vì vậy có thể nói trình độ của cán bộ tín dụng quyết định xem đơn vay vốn đó có được chấp nhận hay không. Tránh tình trạng dự án khả thi không được ngân hàng tài trợ còn dự án
không khả thi lại được tài trợ. Cả hai trường hợp đó đều ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.
Khi cán bộ làm việc cứng nhắc thì sẽ không thu hút được khách hàng và khách hàng có khả năng sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác. Nếu cán bộ tín dụng lại quá tin tưởng vào khách hàng thì sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng. Vì vậy, thái độ làm việc cũng như trình độ của cán bộ tín dụng là vô cùng quan trọng.
- Cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị:
Cơ sở hạ tầng vừa tạo hình ảnh cho ngân hàng, vừa là cơ sở vật chất để ngân hàng có thể mở rộng tín dụng. Với việc mở nhiều chi nhánh, đặt tại nhiều địa điểm, ngân hàng sẽ tận dụng được tối đa lượng khách hàng tiềm năng của khu vực đó vì khách hàng quan tâm đến yếu tố thuận tiện.
Công nghệ ngân hàng đòi hỏi phải luôn hiện đại nhanh chóng và độ chính xác cao để thực hiện các giao dịch tài chính vì vậy điều thiết yếu là công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng phải luôn hiện đại, đáp ứng đựơc yêu cầu khắt khe, chính xác tuyệt đối, đồng thời để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút được nhiều khách hàng hơn.
1.3.3.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài
- Nhu cầu vay vốn và tình hình sản xuất của DNVVN
Đây là đối tượng khách hàng mà chúng ta đang nghiên cứu để mở rộng cho vay. Vì vậy, điều đầu tiên ngân hàng phải xem xét tới là đặc điểm hiện tại của đối tượng cho vay này.
Xem xét đối lượng khách hàng DNVVN, nhu cầu vay vốn của họ, tình hình sản xuất kinh doanh có khả thi hay không.
Hiện nay, các DNVVN không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong khối doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn của họ là rất lớn. Tuy nhiên vẫn có nhiều điểm yếu như tình hình tài chính chưa tốt, tài sản đảm bảo chưa đầy đủ… nhưng vẫn được đánh giá là khối khách hàng tiềm năng của ngân hàng.
Trong tương lai, ngân hàng và DNVVN cùng hoàn thiện để hợp tác tốt nhất đem lại hiệu quả cho cả hai bên.
- Khả năng lập dự án và tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Ngân hàng khi cho vay tài trợ dự án sẽ luôn xem xét dự án đó có hợp lý, có đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không. Chỉ khi đánh giá được dự án khả thi hoặc tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp lập được dự án tốt thì ngân hàng mới xác định cho doanh nghiệp vay.
Trong quá trình doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng luôn quan tâm giám sát đến tình hình sử dụng vốn vay. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả thì ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay và duy trì quan hệ lâu dài. Nếu không ngân hàng sẽ nhắc nhở hoặc chấm dứt tài trợ.
-Tình hình kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Trong môi trường kinh tế ổn định thì nhu cầu đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư cũng tăng lên.Các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế ổn định, tránh được những rủi ro thất thường, phát triển theo đúng kế hoạch, dự án đề ra sẽ thu được lợi nhuận và thực hiện được việc hoàn trả vốn gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
Việc hoàn trả đúng hạn tạo uy tín cho doanh nghiệp trước ngân hàng để thúc đẩy quan hệ lâu dài, tạo cơ hội cho những lần hợp tác vay vốn sau.
Mở rộng uy tín còn chịu ảnh hưởng của từng giai đoạn kinh tế. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng đều gặp khó khăn, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp không thu được kết quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ngân hàng.
- Hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước.
Hiện nay có nhiều bộ luật như: luật doanh nghiệp, luật tài chính doanh nghiệp, luật ngân hàng nhà nước, các văn bản dưới luật… có tác động trực tiếp tới chính sách điều hành cũng như các hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt là các chính sách điều hành của ngân hàng nhà nước như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trần lãi suất cho vay,… sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho vay đối với doanh nghiệp, bởi vì ngân hàng luôn chịu sự điều hành của ngân hàng nhà nước.
khả năng giảm lượng tín dụng. Hoặc quy định về trần lãi suất khiến ngân hàng phải cân nhắc giữa lãi suất cho vay và chi phí bỏ ra để ra quyết định xem có cho vay được hay không. Hiện nay ngân hàng nhà nước có nhiều chỉ đạo hỗ trợ DNVVN, đây là yếu tố giúp ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối tượng này.
CHƯƠNG 2