4 Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9

Một phần của tài liệu trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở (Trang 40)

Bảng 2. 12 : Nhớ từ của học sinh lớp 9

Số lượng từ Khối lượng

1 – 2 0% 3 – 4 0% 5 – 6 0% 7 – 8 42% 9 – 10 58% Bảng 2. 12 cho thấy : + 0% học sinh nhớ 1 – 2/10 từ ( nhớ được 15% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ dưới trung bình. + 0% học sinh nhớ 3 – 4/10 từ ( nhớ được 35% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ trung bình. + 0% học sinh nhớ 5 – 6/10 từ ( nhớ được 55% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ khá tốt. + 42% học sinh nhớ 7 – 8/10 từ ( nhớ được 75% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ tốt. + 58% học sinh nhớ 9 – 10/10 từ ( nhớ được 95% tổng các từ). Đạt mức độ trí nhớ rất tốt.

Như vậy 42% học sinh lớp 9 có trí nhớ thính giác ở mức độ tốt và 58% học sinh lớp 9 có trí nhớ thính giác ở mức độ rất tốt.

Biểu đồ 4 : Biểu đồ trí nhớ từ ngữ của học sinh trung học cơ sở 55 51 46 42 45 49 54 58 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 7_8 Từ 9_10 Từ

2. 3. So sánh trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở

- Trí nhớ bảng số ở học sinh lớp 8, lớp 9 tốt hơn học sinh lớp 7, lớp 6 ( cả

về khối lượng và độ chính xác) + Nhớ khối lượng chữ số đạt mức độ tốt: lớp 6 :24 % lớp 7 : 33 % lớp 8 : 48 % lớp 9 : 52 % + Nhớ chính xác chữ số đạt mức độ tốt : lớp 6 : 24 % lớp 7 : 32 % lớp 8 : 43 % lớp 9 : 45 %

- Trí nhớ hình tượng ở học sinh lớp 8, 9 tốt hơn học sinh lớp 6, 7 + Đạt mức độ trí nhớ hình tượng tốt : lớp 6 : 46%

lớp 8 : 74 % lớp 9 : 80 %

- Trí nhớ thính giác ở học sinh trung học cơ sở đều đạt mức độ tốt trở lên trong đó học sinh lớp 8, 9 nhớ tốt hơn học sinh lớp 6, 7

+ Đạt mức độ trí nhớ từ ngữ rất tốt : lớp 6 : 45% lớp 7 : 49%

lớp 8 : 54% lớp 9 : 58%

Như vậy trí nhớ thị giác ngắn hạn ở học sinh trung học cơ sở có sự khác nhau : học sinh lớp 9 nhớ tốt nhất, tiếp là lớp 8, lớp 7 và cuối cùng là học sinh lớp 6 nhớ kém nhất.

Học sinh trung học cơ sở có trí nhớ hình tượng tốt nhất, tiếp đó là trí nhớ từ ngữ và cuối cùng là trí nhớ bảng số.

2. 4. Kết quả quan sát và phỏng vấn học sinh trung học cơ sở

- Đối tượng quan sát: hai học sinh lớp 6G và hai học sinh lớp 9A trường

trung học cơ sở Quang Trung Hà Nội.

- Phạm vi quan sát : quan sát hai học sinh lớp 6G xem một chương trình dạy môn Sinh học và hai học sinh lớp 9A xem một chương trình dạy môn Hoá học trên kênh VTV2 – Đài truyền hình Việt Nam.

- Hình thức quan sát : quan sát công khai. - Thời gian quan sát : 30 phút

- Đối tượng phỏng vấn : phỏng vấn 2 em học sinh lớp 6G và 2 em học sinh lớp 9A đã xem chương trình dạy học qua truyền hình.

* Chúng tôi đã tiến hành quan sát và phỏng vấn 2 học sinh lớp 6 đã xem chương trình dạy môn Sinh học và 2 học sinh lớp 9 đã xem chương trình dạy môn Hoá học trên truyền hình. Kết quả quan sát và phỏng vấn 2 em học sinh lớp 6 cho thấy rằng các em nhớ tốt những hình vẽ về cây cối, hoa lá và gọi tên chúng khá đầy đủ. Tuy nhiên nhưng số liệu về ngày tháng gieo hạt, chăm

sóc, phát triển của cây trồng thì các em nhớ không tốt. Những loại cây trồng mà các em đã biết ít nhiều thì khi nhớ lại hình vẽ và tên gọi khá tốt. Trong bài giảng, các sơ đồ tóm tắt ý chính chỉ có chữ và người đọc qua truyền hình chứ không có người chỉ dẫn, minh hoạ nên các em nhớ khó hơn.

Kết quả quan sát và phỏng vấn 2 em học sinh lớp 9 cho thấy rằng các em ghi nhớ những thí nghiệm hoá học đã xem khá tốt. Còn bài tập hoá học gồm chuỗi phản ứng hoá học và con số để tính toán thì nhớ khó hơn. Do thời gian chương trình có hạn nên các con số và phản ứng hóa học mất đi khá nhanh trên màn hình và các em có sự lúng túng khi ghi nhớ những phản ứng hoá học và các con số đó.

Như vậy những hình ảnh, hình tượng diễn ra trong chương trình dạy học qua truyền hình khiến các em dễ ghi nhớ hơn những con số.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu về trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội cho thấy sự khác biệt về khả năng nhớ giữa học sinh các lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 9. Học sinh lớp 8 và lớp 9 có trí nhớ thị giác tốt hơn học sinh lớp 6 và 7, đặc biệt trí nhớ bảng số ở học sinh lớp 8 và lớp 9 tốt hơn học sinh lớp 6 và lớp 7 khá nhiều cả về nhớ khối

lượng chữ số cũng như nhớ chính xác vị trí các chữ số. Đồng thời trong trí nhớ thị giác thì khả năng nhớ bảng số và hình tượng ở học sinh trung hoc cơ sở có sự khác biệt. Học sinh các lớp đều nhớ hình tượng tốt hơn ghi bảng số. Trí nhớ thính giác ở học sinh khá tốt khi được nghe những từ ngữ gần gũi, thân thuộc với các em. Trong ba loại hình thông tin : bảng số, từ ngữ và hình tượng thì học sinh trung học cơ sở nhớ hình tượng tốt nhất, tiếp đó là nhớ từ ngữ và cuối cùng là nhớ bảng số.

2. Kiến nghị

Những chương trình dạy học cho học sinh trung học cơ sở qua truyền hình rất cần quan tâm đến trí nhớ lứa tuồi này để từ đó xây dựng được những chương trình dạy học có hiệu quả cao. Trên những kết quả nghiên cứu thực tiễn về trí nhớ thị giác, thính giác của học sinh trung học cơ sở tại trường trung học cơ sở Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội tôi có vài kiến nghị đối với ban biên tập chương trình dạy học qua truyền hình cho học sinh trung học cơ sở như sau: Các chương trình dạy học nên sử dụng nhiều hình ảnh, hình tượng, hay những sơ đồ minh hoạ trong bài giảng của mình. Những hình tượng vừa mang lại sự hấp dẫn cho bài giảng vừa giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ bài giảng tốt hơn. Các bài giảng nên tránh chỉ sử dụng những con số máy móc đơn thuần bởi nó gây ra sự khó khăn cho quá trình ghi nhớ. Do đặc thù môn Toán chủ yếu là con số nên việc kết hợp với sơ đồ, biểu đồ, kí hiệu minh hoạ trong bài giảng để học sinh ghi nhớ tốt hơn là rất cần thiết. Ngôn ngữ trong bài giảng nên sử dụng từ dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng. Khi người dạy trên truyền hình giảng bài cần kết hợp với những cử chỉ, điệu bộ để chỉ dẫn các sơ đồ, biểu bảng minh hoạ và những cử chỉ phải phù hợp với nội dung môn học. Sự kết hợp giữa mắt nhìn, tai nghe và các động tác thân thể sẽ làm cho các em ghi nhớ bài học tốt hơn. Đặc biệt do thời gian của những chương trình dạy học qua truyền hình có hạn ( 30 phút ) nên càng cần sử dụng nhiều hình ảnh, hình tượng, nội dung cô đọng trong bài giảng để giúp

học sinh ghi nhớ tốt hơn. Như vậy để xây dựng được một chương trình dạy học cho học sinh trung học cơ sở qua truyền hình có hiệu quả, những người biên tập chương trình cần quan tâm đến trí nhớ thị giác, thính giác của lứa tuổi này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXB Đại học Quốc Gia Hà nội 2001.

2. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ. Tâm lý học. Tập 1. NXB Giáo dục 1988.

3. Phạm Minh Hạc (chủ biên). Tuyển tập tâm lý học. NXB Giáo dục 2002

4. Phạm Minh Hạc. Nhập môn tâm lý học. NXB Giáo dục 1980 5. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề tâm lý học. NXB Giáo dục 1992

6. Phạm Tất Dong, Nguyễn Hải Khoát, Nguyễn Quang Uẩn. Tâm lý học đại cương tập 1. Viện Đại học Mở Hà Nội. 1995

7. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên). Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2004

8. Nguyễn Sinh Phúc ( chủ biên ). Trắc nghiệm Tâm lý lâm sàng. NXB Quân đội nhân dân. 2004

9. Roberts Feldman. Tâm lý học căn bản. NXB Văn hóa – Thông tin. 10.Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

2003

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số

1. 1. Mục đích :

Nghiên cứu khối lượng và độ chính xác của trí nhớ thị giác ngắn hạn

1. 2. Cách tiến hành :

- Hướng dẫn học sinh : “ Bây giờ chị đưa cho các em xem một bảng số. Các em hãy cố gắng nhớ các số trong bảng. Sau khi xem xong các em hãy ghi lại những số mà mình nhớ được ”.

- Đưa bảng số để các em học sinh quan sát trong vòng 30 giây

- Sau 30 giây thu bảng số về rồi cho các em học sinh 60 giây để ghi lại những con số đã nhớ được.

1.3. Tài liệu :

Bảng số để các em học sinh xem và nhớ lại :

13 91 47 39 65 83 19 51 23 94 71 87 1.4. Dụng cụ cần thiết Giấy, đồng hồ bấm giây Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng 2. 1. Mục đích

Nhằm khảo sát khối lượng trí nhớ thị giác ngắn hạn

2. 2. Cách tiến hành

- Hướng dẫn học sinh : “ Chị đưa cho các em xem trong vòng 30 giây một tờ tranh vẽ các hình khác nhau. Sau khi xem xong hãy vẽ hoặc viết ra giấy những gì mà các em nhớ được về các hình đó ”.

- Đưa tranh cho học sinh quan sát trong vòng 30 giây. Sau đó thu tranh về. Yêu cầu các em học sinh vẽ hoặc viết lại những gì các em nhớ được trong vòng 60 giây

2. 3. Tài liệu :

2. 4. Dụng cụ :

giấy, đồng hồ bấm giây

Phụ lục 3 : Trắc nghiệm trí nhớ từ ngữ

3. 1. Mục đích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm kiểm tra trí nhớ thính giác ngắn hạn

3. 2. Cách tiến hành

- Hướng dẫn các em học sinh : “ Sau đây chị sẽ đọc 10 từ trong 2 lần, sau khi chị đọc xong các em hãy viết ra giấy các từ đó không cần theo thứ tự như đã đọc “.

- Đọc 10 từ với vận tốc đều, khoảng 1 từ/ giây, âm lượng vừa phải, rõ ràng. Cho các em 60 giây để ghi lại những từ đã nghe được.

3. 3. Tài liệu

1 Ngôi nhà 2 Bức thư 3 Cái ghế 4 Mặt trăng 5 Chìa khoá 6 Con mèo 7 Bông hoa 8 Quyển sách 9 Chiếc mũ 10 Cánh đồng 3. 4. Dụng cụ : Giấy, đồng hồ bấm giây MỤC LỤC 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...3 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...4

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...4

4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU...4

4. 1. Đối tượng nghiên cứu...4

4. 2. Khách thể nghiên cứu...4

4. 3. Phạm vi nghiên cứu ...4

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...5

5. 1. Phương pháp quan sát...5

5. 2. Phương pháp phân tích tài liệu ...5

5. 3. Phương pháp trắc nghiệm ...5

5. 4. Phương pháp phỏng vấn...5

5. 5. Phương pháp thống kê toán học ...5

6. GIẢ THUYẾT KHOA HOC...6

NỘI DUNG...7

1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ...7

1. 2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG ĐỀ TÀI ...13

1. 2. 1 Khái niệm trí nhớ ...13

1. 2. 2. Cơ sở sinh lý của trí nhớ...15

1. 2. 3. Các loại trí nhớ...15

1.2.4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ...19

1. 2. 5. Chất lượng trí nhớ...22

1. 3. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ở NHÀ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ...23

1. 4. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ TRÍ NHỚ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ( từ 12, 13 đến 15, 16 tuổi )...24

1. 5. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN HÌNH...26

CHƯƠNG 2 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn...29

2. 1. 1. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 6...29

2. 1. 2. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 7 ...30

2. 1. 3. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 8 ...32

2. 1. 4. Trí nhớ thị giác ngắn hạn của học sinh lớp 9...34

2. 2. 1. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 6 ...37

2. 2. 2. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 7...38

2. 2. 3. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 8...39

2. 2. 4. Trí nhớ thính giác ngắn hạn của học sinh lớp 9...40

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...43

1. Kết luận ...43

2. Kiến nghị ...44

TÀI LIỆU THAM KHẢO...45

PHỤ LỤC...46

Phụ lục 1: Trắc nghiêm trí nhớ bảng số...46

Phụ lục 2: Trắc nghiệm trí nhớ hình tượng...47

Một phần của tài liệu trí nhớ thị giác, thính giác ngắn hạn của học sinh trung học cơ sở (Trang 40)