Cửa sổ ngoài ý muốn là cửa sổ tự động xuất hiện trên màn hình mà không đƣợc phép của bạn. Chúng rất đa dạng về kích thƣớc nhƣng thƣờng không chiếm toàn bộ màn hình. Một số cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện phía trƣớc cửa sổ Firefox hiện thời trong khi một số khác lại xuất hiện sau cửa sổ hiện thời.
Firefox cho phép bạn điều khiển các cửa sổ ngoài ý muốn này. Theo mặc định Firefox sẽ chặn không cho mở các cửa sổ ngoài ý muốn, chính vì thế bạn không cần phải lo lắng về việc kích hoạt chức năng này để chặn các cửa sổ ngoài ý muốn xuất hiện trong Firefox. Tuy nhiên, bạn có thể thêm ngoại lệ cho các trang mà bạn muốn hiển thị các cửa sổ này.
Cách thực hiện nhƣ sau: - Vào menu Tools\Options.
Hình 100: Hộp hội thoại Options\Content
- Theo mặc định, ô Block pop-up windows đƣợc tích chọn có nghĩa là Firefox sẽ chặn cửa sổ ngoài ý muốn của các trang. Để thêm ngoại lệ cho một trang, nhấn nút <<Exceptions>>, xuất hiện hộp hội thoại:
Hình 101: Hộp hội thoại Allowed Sites – Pop-ups
- Tại ô Address of web site, nhập địa chỉ của trang web mà bạn cho phép mở cửa sổ ngoài ý muốn.
- Nhấn nút <<Allow>>, khi đó địa chỉ của trang sẽ đƣợc chuyển vào danh sách ngoại lệ bên dƣới.
- Nhấn nút <<Close>> để đóng hộp hội thoại.
Bạn có thể xoá một trang khỏi danh sách ngoại lệ bằng cách nhấn nút
<<Remove Site>>. Nếu muốn xoá toàn bộ danh sách ngoại lệ, nhấn nút <<Remove All Sites>> trên hộp hội thoại.
6.Các thành phần mở rộng
Các thành phần mở rộng là các phần mềm nhỏ sẽ thêm vào tính năng mới hoặc làm thay đổi giao diện (chủ đề) cho Firefox.
- Mở rộng tính năng (Extensions): Loại thành phần mở rộng này cho phép thêm tính năng mới cho Firefox. Chúng có thể thêm vào bất cứ cái gì từ một nút trên thanh công cụ cho tới một tính năng hoàn toàn mới. Chúng cho phép ứng dụng có thể đƣợc tuỳ chỉnh cho phù hợp với nhu cầu cá nhân của mỗi ngƣời dùng.
- Mở rộng chủ đề (Themes): Các chủ đề làm thay đổi hình thức của Firefox. Chúng cho phép bạn thay đổi cái nhìn và cảm giác về Firefox và cá nhân hoá nó cho phù hợp với sở thích của bạn. Một chủ đề có thể chỉ thay đổi hình ảnh của các nút, hoặc cũng có thể thay đổi mọi thứ về hình thức của Firefox.
6.1 Tải về và cài đặt
- Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons, chọn trang Get Add-ons nhƣ hình sau:
nào, nhấn chọn thành phần mở rộng đó rồi nhấn nút <<Add to Firefox>>, xuất hiện hộp hội thoại Software Installation.
Hình 103: Cài đặt thành phần mở rộng
- Nhấn nút <<Install Now>>, tiến trình cài đặt sẽ xuất hiện tại trang mới có tên là Installation.
- Sau khi tiến trình cài đặt hoàn thành, nhấn nút <<Restart Firefox>>
để khởi động lại Firefox, kích hoạt thành phần mở rộng đó.
Hình 105: Cài đặt hoàn thành
Các thành phần mở rộng khác được cài đặt tương tự như trên.
Ngoài những thành phần mở rộng mà Firefox khuyến nghị sẵn, bạn có thể tìm thêm các thành phần mở rộng khác từ trang web của Firefox bằng cách:
- Nhấn chuột vào dòng liên kết Browse All Add-ons tại góc trên bên phải của hộp hội thoại Add-ons, Firefox sẽ tự động mở trang web https://addons.mozilla.org/en-US/firefox.
6.2 Cập nhật các thành phần mở rộng
- Theo mặc định, Firefox sẽ định kỳ kiểm tra phiên bản mới của các thành phần mở rộng bạn đã cài đặt. Nếu có phiên bản mới, ở lần khởi động tiếp theo chƣơng trình sẽ nhắc bạn cập nhật phiên bản mới này. - Bạn cũng có thể tự kiểm tra phiên bản mới bằng cách:
+ Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons, chọn trang
Extensions hoặc Themes.
Hình 106: Trang Extensions
+ Nhấn nút <<Find Updates>> để kiểm tra phiên bản mới của những thành phần mở rộng trong danh sách.
+ Nếu có phiên bản mới, cửa sổ Updates sẽ hiển thị cho phép bạn cập nhật. Nhấn nút <<Install Updates>> để cập nhật các thành phần mở rộng đó. Bạn cần khởi động lại Firefox để các thay đổi trên có hiệu lực.
6.3 Kích hoạt, vô hiệu và gỡ bỏ các thành phần mở rộng
- Nếu bạn chán một thành phần mở rộng tính năng, bạn có thể vô hiệu nó tạm thời hoặc gỡ bỏ nó khỏi Firefox. Riêng các thành phần mở
rộng chủ đề, bạn chỉ có thể gỡ bỏ bởi vì ngoại trừ chủ đề hiện thời tất cả các chủ đề còn lại đều tự động bị vô hiệu.
- Để vô hiệu hoặc kích hoạt một thành phần mở rộng tính năng: + Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons.
+ Tại trang Extensions, nhấn chọn thành phần mở rộng cần vô hiệu hoặc kích hoạt.
+ Nhấn nút <<Disable>> để vô hiệu hoặc <<Enable>> để kích hoạt thành phần mở rộng đã chọn.
- Để gỡ bỏ một thành phần mở rộng khỏi Firefox:
+ Vào menu Tools\Add-ons, xuất hiện cửa sổ Add-ons.
+ Chọn trang Extensions nếu muốn gỡ bỏ thành phần mở rộng tính năng, chọn trang Themes nếu muốn gỡ bỏ thành phần mở rộng chủ đề.
+ Nhấn chọn thành phần mở rộng cần gỡ bỏ. + Nhấn nút <<Uninstall>>.
Sau khi kích hoạt, vô hiệu hoặc gỡ bỏ thành phần mở rộng, bạn cần khởi động lại Firefox để thay đổi đó có hiệu lực.
PHẦN 3 – UNIKEY
CHƢƠNG 01: CÀI ĐẶT UNIKEY
Sau khi hoàn thành chƣơng này, bạn có thể nắm đƣợc:
UniKey là gì?
Cách tải về và chạy chƣơng trình UniKey
1.UniKey là gì?
UniKey là chƣơng trình bàn phím tiếng Việt miễn phí, dễ dùng, gọn nhẹ, chạy trong tất cả các Windows 32 bit và hoạt động tốt trong cả môi trƣờng Windows 64 bit (Kể cả Windows Vista, Windows 7). Ngoài ra, UniKey còn có mã nguồn mở theo The GNU General Public License.
UniKey hỗ trợ:
Nhiều bảng tiếng Việt thông dụng: - Unicode tổ hợp và dựng sẵn.
- TCVN3 (ABC), BK HCM1, BK HCM2, Vietware -X, Vietware- F.
- VIQR, VNI, VPS, VISCII.
- Unicode encodings: UTF-8, NCR Decimal/Hexadecimal – dùng cho Web.
- Windows 1258 code page (chuẩn tiếng Việt của Microsoft). 3 phƣơng pháp gõ thông dụng nhất: TELEX, VNI và VIQR. Chuyển đổi giữa các bảng mã tiếng Việt.
Phiên bản UniKey 4.0 RC2 32-bit chạy tốt trên tất cả trong môi
trƣờng Windows 32-bit: Windows 9x/ME, Windows
NT/2000/XP/Vista/Windows 7.
Có phiên bản UniKey 64-bit riêng. Tuy vậy, cả 2 bản UniKey 4.0 RC2 32-bit và 64-bit đều chạy tốt trên Windows 64-bit.
độ Protected Mode.
UniKey có kích thƣớc nhỏ và không yêu cầu thêm các thƣ viện khác. UniKey 4.0 RC2 có thể chạy mà không cần phải cài đặt.
2.Tải về và chạy chƣơng trình UniKey 2.1 Tải chƣơng trình UniKey
Để tải chƣơng trình của UniKey bạn có thể truy cập vào địa chỉ sau: - http://www.unikey.org/forum/viewtopic.php?f=7&t=2673
Hình 108: Lưu bộ cài về đĩa cứng máy tính
- Tải UniKey 4.0 RC2 - 64 bit để dùng cho môi trƣờng Windows 64 bit.
2.2 Chạy chƣơng trình UniKey
Sau khi tải UniKey về máy, bạn giải nén file .zip đã tải sẽ xuất hiện 3 tệp bao gồm: UniKeyNT.exe, keymap.txt, UKHook40.dll. Để chạy chƣơng trình UniKey, bạn chỉ cần nhấn đúp chuột vào tệp UniKeyNT.exe.
Đối với các phiên bản trƣớc, UniKey gồm hai phiên bản Unikey.exe và UniKeyNT.exe, còn đối với phiên bản này, UniKey chỉ có một phiên bản duy nhất là UniKeyNT.exe sử dụng cho tất cả các hệ điều hành Windows. Phiên bản UniKey NT dùng phông tiếng Việt của hệ thống nên bạn không cần phải làm gì cả. Mặc dù phiên bản chuẩn có thể chạy trên mọi hệ điều hành Windows.
Khi chạy UniKey, bạn có thể bật bảng điều khiển và đặt lựa chọn khởi động cùng Windows để tự động chạy UniKey mỗi khi khởi động Windows. Muốn biết UniKey bạn đang sử dụng là phiên bản nào, bạn có thể nhấn nút <<Thông tin>> trong bảng điều khiển.
CHƢƠNG 02: HỆ THỐNG GIAO DIỆN NGƢỜI DÙNG Sau khi hoàn thành chƣơng này, bạn có thể nắm đƣợc:
Bảng điều khiển chính
Menu và biểu tƣợng trạng thái
UniKey Toolkit – Công cụ chuyển mã tiếng Việt Thiết lập cách gõ tắt
1.Bảng điều khiển chính
Bảng điều khiển cho phép đặt tất cả các thông số hoạt động của UniKey cho phù hợp với nhu cầu của bạn. Bảng điều khiển chính có thể bật ra từ menu của UniKey hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift+F5.
UniKey đƣợc trang bị hai ngôn ngữ giao diện là tiếng Anh và tiếng Việt. Khi chạy UniKey, mặc định thì giao diện chính tiếng Việt của nó sẽ đƣợc mở ra.
Bảng điều khiển của UniKey có 2 chế độ:
- Chế độ mở rộng: Cho phép đặt tất cả các thông số hoạt động của UniKey.
- Chế độ thu nhỏ: Chỉ đặt các thông số hay sử dụng nhất.
Bạn có thể thay đổi giữa 2 chế độ trên bằng cách nhấn nút <<Mở rộng>> hoặc <<Thu nhỏ>>.
Các mục trong bảng điều khiển: - Mục Điều khiển:
+ Bảng mã: Chọn bảng mã mà bạn dùng để soạn thảo văn bản, ví dụ: Unicode (mặc định), TCVN3, VNI Windows... Bạn phải chọn đúng bảng mã tƣơng ứng với phông tiếng Việt mà bạn đang sử dụng.
+ Kiểu gõ: Cho phép bạn chọn kiểu gõ tiếng Việt: Telex, VNI hoặc VIQR.
+ Phím chuyển: Chọn tổ hợp phím dùng để chuyển nhanh từ chế độ gõ tiếng Việt sang chế độ gõ tiếng Anh và ngƣợc lại. Bạn chọn 1 trong 2 tổ hợp phím sau: Ctrl+Shift hoặc Alt+Z.
- Mục Tùy chọn khác:
+ Cho phép gõ tự do: Nếu bật tùy chọn này thì các dấu mũ, dấu móc, dấu trắng không nhất thiết phải gõ ngay sau chữ cái gốc.
+ Bật kiểm tra chính tả: Nhấn chọn mục này để bật chế độ kiểm tra chính tả.
+ Tự động khôi phục phím với từ sai: Nhấn chọn mục này để khi bạn gõ một từ sai, UniKey sẽ tự động trả lại xâu ký tự mà bạn đã gõ.
- Mục Tùy chọn gõ tắt:
+ Cho phép gõ tắt: Nhấn chọn mục này để bật chức năng hỗ trợ gõ tắt.
+ Cho phép gõ tắt cả khi tắt tiếng Việt: Sử dụng khi bạn định nghĩa gõ tắt cho các cụm từ Tiếng Anh chẳng hạn, khi đó bạn có thể gõ tắt khi tắt chế độ gõ Tiếng Việt.
+ Bảng gõ tắt: Nhấn nút này để định nghĩa các cụm từ gõ tắt. - Mục Hệ thống:
+ Bật hội thoại này khi khởi động: Nhấn chọn mục này để khi chạy, UniKey sẽ hiển thị bảng điều khiển chính.
+ Khởi động cùng Windows: Nhấn chọn mục này để UniKey tự động chạy khi Windows khởi động.
+ Vietnamese interface: Bỏ chọn mục này, UniKey sẽ chuyển sang giao diện tiếng Anh.
- Các nút:
+ Đóng: Đóng bảng điều khiển của UniKey. + Kết thúc: Tắt UniKey.
+ Mở rộng/Thu nhỏ: Mở rộng hoặc thu nhỏ hộp hội thoại UniKey. + Hƣớng dẫn: Xem hƣớng dẫn sử dụng UniKey.
+ Thông tin: Xem thông tin về UniKey.