Kiến nghị hợp lý nhằm hoàn thiện khung pháp lý

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 109)

Hoạt động kiểm soát chi NSNN là nghiệp vụ liên quan đến quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về tài chính – ngân sách là điều kiện để sử dụng hiệu quả các công cụ tài chính trong quản lý vĩ mô nền kinh tế, nhất là nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi NSNN. Hoàn thiện pháp luật về tài chính – ngân sách cần được xem xét dưới hai góc độ: xây dựng động bộ hệ thống Luật và tăng tường tính pháp chế của Luật trong đời sống kinh tế - xã hội. Dưới đây xin được đưa ra một số kiến nghị cụ thể sau:

- Luật NSNN cần phải được hoàn thiện theo xu hướng chi tiết, cụ thể hóa và ổn định dần; có những điều khoản quy định chặt chẽ tính thống nhất và công khai hóa trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và kịp thời trong việc ban hành Luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của các đơn vị, cá nhân trong lĩnh vực tài chính – ngân sách; tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thi hành Luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đưa ra các phán quyết đúng đắn nhất; tạo điều kiện cho mọi người dân nắm được một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời và biết rõ mục đích sử dụng, hiệu quả mang lại của những đóng góp của họ theo đúng phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Qua hoạt động KSC của KBNN, cần phải có sự đầu tư nghiên cứu, đánh giá nhằm kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách về KSC qua KBNN, chẳng hạn như bổ sung trong Luật NSNN quy định “về việc quản lý nhà cung cấp cho khu vực công; ban hành Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực KSC, đặc biệt là xử phạt người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chỉ nên tồn tại Thông tư của Bộ tài chính và Thông tư liên bộ (Bộ Tài chính – Bộ chuyên ngành) về quản lý NSNN, khắc phục tình trạng chồng chéo như hiện nay.

- Cần quy định trách nhiệm đối với cấp giao bổ sung dự toán chi không

thường xuyên sai quy định; đối với ĐVSDNS phải có trách nhiệm gửi dự toán chi tiết để KBNN làm căn cứ kiểm soát chi.

- Từng bước hình thành khung giá hàng hóa vào trong hệ thống quản lý TABMIS đối với các nhà cung cấp hàng hóa cho khu vực công (công ty Nhà nước, đơn vị hạch toán hóa đơn đầu vào đầu ra), có như thế mới hạn chế tối đa tình trạng mua hóa đơn như hiện nay và thống nhất được giá thanh toán trong thời gian tới. Nghiêm cấm và có chế tài đối với thủ trưởng đơn vị có

xây dựng những định mức, nội dung chi không đúng với quy định của Chính phủ trong Quy chế chi tiêu nội bộ.

3.2.7.3 - Các giải pháp bổ trợ khác tại Kho Bạc Nhà nước tỉnh Lâm Đồng.

- Kho bạc Nhà nước cần trao đổi với các cơ quan như Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh và các sở ban ngành khác nhằm nghiên cứu tìm ra các giải pháp để có phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý chi NSNN vì kiểm soát chi NSNN cần được thực hiện đồng bộ và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN, đồng thời phải thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, lệ phí, chính sách kinh tế - xã hội,…

- Trong cơ chế quản lý NSNN nói chung và đối với quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói riêng, cần phân định rõ hơn nữa vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan Nhà nước, các ĐVSDNS, cơ quan KBNN và từng cán bộ làm công việc KSC ngân sách Nhà nước qua KBNN để một mặt tránh sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện, mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN. Bộ máy kiểm soát chi cũng cần gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

- Cần có những kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm điều chỉnh, sửa đổi các quyết định quy định về định mức chi tiêu, các cơ chế đã không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương hiện nay như thanh toán công tác phí, phép, hội nghị, hội họp, cơ chế khoán chi cho các đơn vị tự chủ và đơn vị sự nghiệp….nhưng không được trái với các quy định của Nhà nước. Ngoài ra cần phải tham mưu cho chính quyền để có sự chỉ đạo thủ trưởng các ĐVSDNS nhất là các chủ đầu tư phải nâng cao ý thức và tính trách nhiệm cá nhân trong việc sử dụng đồng vốn ngân sách, nếu phát hiện

đơn vị, cá nhân nào sử dụng vốn NSNN lãng phí gây thất thoát, không hiệu quả phải xử lý kỷ luật nghiêm minh và phạt bồi thường bằng vật chất đối với quyết định sai.

- Cần đề xuất với Bộ Tài chính thành lập tổ quyết toán NSNN liên ngành (gồm cán bộ của các ngành Tài chính, Kho bạc, Ban kinh tế - xã hội của địa phương). Tổ này hàng năm hoạt động theo thời vụ (từ khi hết thời gian chỉnh lý đến cuối tháng 03 hàng năm) thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ chi của đơn vị trước khi trình HĐND cùng cấp phê duyệt quyết toán. Cần có hướng dẫn thật cụ thể quy định rõ nội dung, đối tượng kiểm soát, các hồ sơ, thủ tục, cơ chế kiểm soát thanh toán phù hợp với cơ chế tự chủ về tài chính.

KẾT LUẬN

Có thể nói hệ thống KBNN là một công cụ không thể thiếu trong quản lý tài chính, quản lý quỹ NSNN và quản lý chi tiêu công nằm trong các chính sách kinh tế - tài chính của Chính phủ. Thời gian qua, với vai trò, chức năng của mình, hệ thống KBNN đã thực hiện tốt công tác kiểm soát chi NSNN, góp phần hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả chi tiêu công là những vấn đề toàn xã hội đang đặt ra.

Riêng đối với tỉnh Lâm Đồng, trong bối cảnh nguồn lực tài chính – ngân sách địa phương có sự giới hạn nhất định thì vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn vốn NSNN phải được đặt lên hàng đầu trong quản lý chi tiêu ngân sách. Hiện nay, tình trạng phân bổ vốn địa phương còn dàn trải, thiếu trọng điểm và không đảm bảo thực hiện theo các thứ tự ưu tiên Quốc gia đã làm ảnh hưởng đến mục tiêu phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính của Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tài chính - ngân sách hiện nay còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ, quản lý NSNN kém hiệu lực và thiếu hiệu quả, còn tình trạng chồng chéo nhau, nhất là không rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm đặc biệt là sự thiếu hụt nghiêm trọng của các văn bản có tính pháp quy về quản lý ngân sách đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm soát chi của KBNN Lâm Đồng.

Để khắc phục những tồn tại nêu trên và đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện chương trình cải cách tổng thể hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ cũng như đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính tại địa phương, nhất là đối với công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN cần có nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Để đạt được điều này cần có những giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà

nước, của chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng và không thể thiếu được những giải pháp thuộc về cơ quan Kho bạc Nhà nước là đơn vị trực tiếp làm công tác kiểm soát trước khi xuất quỹ chi ngân sách Nhà nước. Từ đó, mang lại nhiều ý nghĩa về kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính công nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương tỉnh Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Nxb

Tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Nxb Tài chính,

Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước; hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

5. Bộ Tài Chính (2008), Thông tư hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi qua Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính,

Hà Nội.

7. Bộ Tài chính, Báo cáo kế hoạch chi tiêu trung hạn và tài chính trung hạn giai đoạn 2006-2008, 2007-2009, 2008-2010 và 2009-2011, Dự án cải cách quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Chính phủ (2006), Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Kho bạc Nhà nước (2003), Văn bản hướng dẫn kiểm soát các khoản chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10. Kho bạc Nhà nước (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

chi tại Cộng hòa Pháp.

12. Kho bạc Nhà nước (2009), Quyết định ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Kho bạc Nhà nước (2011), Báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước.

14. Lê Quang Thuận (2010), Định hướng áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Chiến

lược và chính sách tài chính.

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Luật Ngân sách Nhà nước.

16. Tạp chí quản lý ngân quỹ Quốc gia (2010). 17. Tạp chí quản lý ngân quỹ Quốc gia (2011).

18. Trần Thị Thanh Hương (2007), Đổi mới phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế

thành phố Hồ Chí Minh.

19. Website: http://www.lamdong.gov.vn, Niên giám thống kê tỉnh Lâm

Đồng năm 2007-2011.

20. Website: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn, Cổng

Một phần của tài liệu Hoạt động kiểm soát chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)